Thuý Vân trong Truyện Kiều
Chia sẻ bởi Nguyễn Hiệp Cường |
Ngày 21/10/2018 |
70
Chia sẻ tài liệu: Thuý Vân trong Truyện Kiều thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Nội dung thuyết trình:
-------------
Đề bài: Phân tích nhân vật Thuý Vân
THUYẾT TRÌNH
Tổ Thanh nhạc 2 & Organ
Tác gia Nguyễn Du (1765 - 1820)
Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên;
Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh;
Sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thông về văn chương (cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng trong triều đình);
Được coi là thiên tài văn học, tác gia lỗi lạc nhất của Văn học Việt Nam, được mệnh danh là “thi sĩ của các nhà thi sĩ”.
1. Giới thiệu khái quát
Tác phẩm “Truyện Kiều”
Nguồn gốc:
Là tác phẩm lớn nhất của tác gia Nguyễn Du, đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca tiếng Việt;
Gồm 3254 câu thơ lục bát;
Dựa theo cốt “Kim – Vân – Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân – đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra “Truyện Kiều”.
1. Giới thiệu khái quát
Tác phẩm “Truyện Kiều”
Giá trị:
Giá trị nội dung:
Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến thối nát;
Tố cáo những thế lực hắc ám, tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác;
Lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh.
1. Giới thiệu khái quát
Tác phẩm “Truyện Kiều”
Giá trị:
Giá trị nhân đạo:
Bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia, xót thương cho nỗi đau khổ của những người con gái tài sắc nhưng bạc mệnh;
Nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng;
Đề cao quyền sống, quyền làm con người.
1. Giới thiệu khái quát
Tác phẩm “Truyện Kiều”
Giá trị:
Giá trị nghệ thuật:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc;
Nghệ thuật tự sự, đối thoại, miêu tả;
Tả cảnh ngụ tình, sử dụng các điển cố điển tích, ca dao, tục ngữ, thi liệu cổ,…;
Sử dụng ngôn ngữ bác học nâng lên thành ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà đến chuẩn mực.
1. Giới thiệu khái quát
Ngoại hình
Vẻ đẹp chung của Thuý Kiều – Thuý Vân
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
Nhân vật Vương Thuý Vân
Hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân
“Tố Nga” – người con gái đẹp tựa Hằng Nga – nàng Tiên chốn cung Quảng;
“Mai cốt cách” – cốt cách như mai, chỉ vóc dáng thanh mảnh, uyển chuyển như nhành mai;
“Tuyết tinh thần” – tinh thần như tuyết, chỉ tâm hồn trong trắng, trinh nguyên, vẹn toàn;
“Mười phân vẹn mười” – chỉ vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ, có một không hai.
→ Bằng cách sử dụng từ Hán – Việt, bút pháp ước lệ tượng trưng, biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, các phép tiểu đối và thành ngữ;
Thể hiện vẻ đẹp thanh tao, trong trắng, vẹn toàn của người thiếu nữ nói chung, song cũng rất khác biệt đối với hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân nói riêng.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
Nhân vật Vương Thuý Vân
“khuôn trăng” – khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm;
“nét ngài” – dáng lông mày sắc, đậm nét;
“hoa cười” – miệng cười tươi như đoá hoa mới nở;
“ngọc thốt” – giọng nói trong như ngọc ngà;
“mây thua nước tóc” – mái tóc bồng bềnh hơn làn mây;
“tuyết nhường màu da” – làn da trắng, mịn màng hơn cả tuyết.
Vương Thuý Vân
Ở dòng thơ đầu tiên, tác gia Nguyễn Du đã giới thiệu sơ lược đôi nét về vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng, quý phái của Thuý Vân, đủ để người đọc bước đầu tưởng tượng và cảm nhận được về người con gái thứ nhà họ Vương;
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
Tiếp đến ở ba dòng thơ lục bát còn lại, mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân, từng đường nét dường như đều là một kì công của tạo hoá:
Gương mặt tròn đầy, tươi sáng dịu hiền như ánh trăng;
Đôi mày dài thanh thoát;
Miệng cười tươi thắm như hoa;
Tiếng nói trong như ngọc;
Mái tóc đen, mềm, óng ả hơn mây;
Làn da trắng mịn màng hơn tuyết;
→ Bút pháp ước lệ với những hình tượng quen thuộc, song khi tả Vân, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn lúc tả Kiều. Cụ thể trong thủ pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, làn da, mái tóc… Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của đối tượng: “đoan trang”, “nở nang”, “đầy đặn”.
→ Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đều nhằm thể hiện vẻ đẹp chân thực, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ.
Khắc hoạ về Thuý Vân, Nguyễn Du phải tìm đến hoa, lá, ngọc, mây, tuyết – báu vật tinh khôi trong trẻo của trời đất mới lột tả hết vẻ yêu kiều, đài các của người con gái này.
Vương Thuý Kiều
Vương Thuý Vân
Ngoại hình
Vẻ đẹp của Thuý Vân
Nhân vật Vương Thuý Vân
Vương Thuý Vân
Tính cách và số phận
Thuý Vân – bi kịch số phận thiếu nữ mang trong mình lương tri, sự đồng cảm:
Trong sự kiện xảy ra cơn gia biến, Thúy Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và em. Trong đêm trao duyên, Thuý Vân dường như đồng cảm với nỗi lòng của người chị:
“Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:
“Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình.
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh,
Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?””
→ Ta nhận ra viên ngọc với cái tên “đồng cảm, sẻ chia” vẫn đang tỏa sáng trong sâu thẳm tâm hồn Thúy Vân chứ nàng không hề vô tâm như ta vẫn nghĩ khi mà trước đây, nơi mộ Đạm Tiên, Thúy Vân đã buột miệng nói với chị: "Khéo dư nước mặt khóc người đời xưa".
Không muốn phụ tình với Kim Trọng nên Thúy Kiều trước lúc bán mình chuộc cha và em đã nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Thuý Vân nhận lời giúp thay chị Kiều trả nghĩa chàng Kim;
→ Nàng Vân hiểu được tấm lòng và sự hi sinh cao cả của Thuý Kiều khi bỏ chữ “Tình” để làm tròn bổn phận chữ “Hiếu”. Sự đồng ý nhận lời giúp Thuý Kiều của nàng Vân thể hiện sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc, chấp nhận hi sinh hạnh phúc lứa đôi suốt cả cuộc đời, hay nói cách khác là “tước đoạt” quyền được hạnh phúc và tự do tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc đích thực.
Hơn thế, quãng thời gian Thuý Vân chung sống cùng chàng Kim, một người chồng mà chưa bao giờ thôi nhung nhớ đến Thuý Kiều, 15 năm chàng Kim đều nhớ về người xưa cũng là 15 năm Vân sống trong cảnh lạnh lùng, thờ ơ, hờ hững:
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”
“Gặp cơn bình địa ba đào
Nên đem duyên chị buộc vào duyên em.”
→ Rõ ràng, đây không phải là quãng thời gian hạnh phúc mà nhiều người vẫn cho rằng Thúy Vân được hưởng. Nếu như 15 năm lưu lạc của Kiều là 15 năm đầy sóng gió, vất vả, truân chuyên xen lẫn khổ đau và nước mắt thì 15 năm sống với Kim Trọng của Thúy Vân chẳng khác gì “cực hình dành cho tâm hồn” người con gái vẫn còn đang tràn đầy nhựa sống và yêu đời. Một người con gái đẹp như Thúy Vân đáng phải được hưởng hạnh phúc, tình yêu đích thực chứ không phải là một thứ tình yêu “thừa”, tình yêu “chắp nối”.
Nhân vật Vương Thuý Vân
Tính cách và số phận
Thuý Vân – bi kịch số phận thiếu nữ mang trong mình trái tim nhân hậu:
Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều được đoàn tụ với gia đình, nhưng với Vân, nàng vui, nhưng có lẽ niềm vui chưa kịp cất cánh bay lên thì đã bị nỗi buồn ghì chặt và giày xé tâm can. Thúy Kiều trở về cũng có nghĩa là người mà Kim Trọng luôn nhớ suốt 15 năm đã trở về. Những tưởng, Vân sẽ lại im lặng như trong đêm Kiều trao duyên. Nhưng không, nàng đã chủ động đứng lên đặt vấn đề “Thúy Kiều nên thành hôn với Kim Trọng”:
“Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy, biết bao là tình!”
→ Thuý Vân hiểu rằng, suốt 15 năm qua, tuy sống với nhau như vợ chồng nhưng cả lí trí và trái tim của Kim Trọng đều dành hết cho Thúy Kiều. Và như một người cầm cán cân công lý để trả lại sự công bằng cho Thúy Kiều trước những gì mà chị mình đã phải trải qua trong suốt 15 năm lưu lạc.
Thúy Vân đã dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình, suy nghĩ thật thấu đáo nhưng cũng thật xót xa cho số phận mình:
“Bây giờ gương vỡ lại lành
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.
Còn duyên, may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc, còn lời nguyền xưa.
Quả mai ba bảy đương vừa
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì!”
→ Ta nhận ra ở Thúy Vân có một trái tim nhân hậu biết nhường nào, nàng thật tinh tế và cao thượng khi trả lại chàng Kim, trả lại người chồng đã 15 năm chung sống cho chị mình. Nhưng nàng cũng thật đau đớn biết bao khi phải xác nhận một sự thật, sự thật về duyên phận của mình, cái duyên “chắp nối” sẽ chẳng bao giờ tồn tại mãi mãi.
Kết luận
Chân dung Vương Thuý Vân
Một thiếu nữ với sắc đẹp “hoa nhường, nguyệt thẹn”;
Một thiếu nữ mang trong mình lương tri, sự đồng cảm, sẻ chia;
Một thiếu nữ mang trong mình trái tim nhân hậu;
Song, số phận của nàng lại chứa đầy bi kịch về tinh thần, về gia đình;
Bi kịch cuộc đời Thúy Vân chính là khi hạnh phúc dù là mong manh nhưng là duy nhất của nàng, cái hạnh phúc mà nàng đã hi sinh tuổi xuân, quyền tự do tình yêu của mình để có được bây giờ lại phải chính tay mình trao lại cho người khác. Với Vân, có lẽ giờ đây với nàng hạnh phúc gia đình là tất cả. Bởi thử hỏi, cuộc đời nàng còn gì ngoài hai chữ “gia đình” khi mà cái tuổi khao khát yêu đương và tìm kiếm tình yêu đã đi qua. Thế nhưng, cái hạnh phúc gia đình đó những tưởng sẽ là của riêng nàng bây giờ lại phải chia sẻ cùng với chị.
Kết luận
Ý nghĩa gửi gắm
Tác gia Nguyễn Du đã sử dụng chính những nét phác hoạ về sắc đẹp của nàng Vân để lồng ghép vào bức chân dung đó tính cách cũng như số phận của nàng.
Ẩn sau cuộc đời tưởng như êm đềm của Vân, đó là sự hi sinh, sự sẻ chia thầm lặng, bi kịch mang tên tinh thần, gia đình;
Trên hết, hàm ý đằng sau nó chính là sự trân trọng, ngợi ca con người, đặc biệt là người phụ nữ của Đại thi hào Nguyễn Du.
Cảm ơn quý thầy cô
và các bạn đã theo dõi!
-------------
Đề bài: Phân tích nhân vật Thuý Vân
THUYẾT TRÌNH
Tổ Thanh nhạc 2 & Organ
Tác gia Nguyễn Du (1765 - 1820)
Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên;
Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh;
Sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thông về văn chương (cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng trong triều đình);
Được coi là thiên tài văn học, tác gia lỗi lạc nhất của Văn học Việt Nam, được mệnh danh là “thi sĩ của các nhà thi sĩ”.
1. Giới thiệu khái quát
Tác phẩm “Truyện Kiều”
Nguồn gốc:
Là tác phẩm lớn nhất của tác gia Nguyễn Du, đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca tiếng Việt;
Gồm 3254 câu thơ lục bát;
Dựa theo cốt “Kim – Vân – Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân – đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra “Truyện Kiều”.
1. Giới thiệu khái quát
Tác phẩm “Truyện Kiều”
Giá trị:
Giá trị nội dung:
Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến thối nát;
Tố cáo những thế lực hắc ám, tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác;
Lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh.
1. Giới thiệu khái quát
Tác phẩm “Truyện Kiều”
Giá trị:
Giá trị nhân đạo:
Bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia, xót thương cho nỗi đau khổ của những người con gái tài sắc nhưng bạc mệnh;
Nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng;
Đề cao quyền sống, quyền làm con người.
1. Giới thiệu khái quát
Tác phẩm “Truyện Kiều”
Giá trị:
Giá trị nghệ thuật:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc;
Nghệ thuật tự sự, đối thoại, miêu tả;
Tả cảnh ngụ tình, sử dụng các điển cố điển tích, ca dao, tục ngữ, thi liệu cổ,…;
Sử dụng ngôn ngữ bác học nâng lên thành ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà đến chuẩn mực.
1. Giới thiệu khái quát
Ngoại hình
Vẻ đẹp chung của Thuý Kiều – Thuý Vân
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
Nhân vật Vương Thuý Vân
Hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân
“Tố Nga” – người con gái đẹp tựa Hằng Nga – nàng Tiên chốn cung Quảng;
“Mai cốt cách” – cốt cách như mai, chỉ vóc dáng thanh mảnh, uyển chuyển như nhành mai;
“Tuyết tinh thần” – tinh thần như tuyết, chỉ tâm hồn trong trắng, trinh nguyên, vẹn toàn;
“Mười phân vẹn mười” – chỉ vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ, có một không hai.
→ Bằng cách sử dụng từ Hán – Việt, bút pháp ước lệ tượng trưng, biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, các phép tiểu đối và thành ngữ;
Thể hiện vẻ đẹp thanh tao, trong trắng, vẹn toàn của người thiếu nữ nói chung, song cũng rất khác biệt đối với hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân nói riêng.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
Nhân vật Vương Thuý Vân
“khuôn trăng” – khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm;
“nét ngài” – dáng lông mày sắc, đậm nét;
“hoa cười” – miệng cười tươi như đoá hoa mới nở;
“ngọc thốt” – giọng nói trong như ngọc ngà;
“mây thua nước tóc” – mái tóc bồng bềnh hơn làn mây;
“tuyết nhường màu da” – làn da trắng, mịn màng hơn cả tuyết.
Vương Thuý Vân
Ở dòng thơ đầu tiên, tác gia Nguyễn Du đã giới thiệu sơ lược đôi nét về vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng, quý phái của Thuý Vân, đủ để người đọc bước đầu tưởng tượng và cảm nhận được về người con gái thứ nhà họ Vương;
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
Tiếp đến ở ba dòng thơ lục bát còn lại, mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân, từng đường nét dường như đều là một kì công của tạo hoá:
Gương mặt tròn đầy, tươi sáng dịu hiền như ánh trăng;
Đôi mày dài thanh thoát;
Miệng cười tươi thắm như hoa;
Tiếng nói trong như ngọc;
Mái tóc đen, mềm, óng ả hơn mây;
Làn da trắng mịn màng hơn tuyết;
→ Bút pháp ước lệ với những hình tượng quen thuộc, song khi tả Vân, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn lúc tả Kiều. Cụ thể trong thủ pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, làn da, mái tóc… Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của đối tượng: “đoan trang”, “nở nang”, “đầy đặn”.
→ Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đều nhằm thể hiện vẻ đẹp chân thực, phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ.
Khắc hoạ về Thuý Vân, Nguyễn Du phải tìm đến hoa, lá, ngọc, mây, tuyết – báu vật tinh khôi trong trẻo của trời đất mới lột tả hết vẻ yêu kiều, đài các của người con gái này.
Vương Thuý Kiều
Vương Thuý Vân
Ngoại hình
Vẻ đẹp của Thuý Vân
Nhân vật Vương Thuý Vân
Vương Thuý Vân
Tính cách và số phận
Thuý Vân – bi kịch số phận thiếu nữ mang trong mình lương tri, sự đồng cảm:
Trong sự kiện xảy ra cơn gia biến, Thúy Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và em. Trong đêm trao duyên, Thuý Vân dường như đồng cảm với nỗi lòng của người chị:
“Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:
“Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình.
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh,
Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?””
→ Ta nhận ra viên ngọc với cái tên “đồng cảm, sẻ chia” vẫn đang tỏa sáng trong sâu thẳm tâm hồn Thúy Vân chứ nàng không hề vô tâm như ta vẫn nghĩ khi mà trước đây, nơi mộ Đạm Tiên, Thúy Vân đã buột miệng nói với chị: "Khéo dư nước mặt khóc người đời xưa".
Không muốn phụ tình với Kim Trọng nên Thúy Kiều trước lúc bán mình chuộc cha và em đã nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Thuý Vân nhận lời giúp thay chị Kiều trả nghĩa chàng Kim;
→ Nàng Vân hiểu được tấm lòng và sự hi sinh cao cả của Thuý Kiều khi bỏ chữ “Tình” để làm tròn bổn phận chữ “Hiếu”. Sự đồng ý nhận lời giúp Thuý Kiều của nàng Vân thể hiện sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc, chấp nhận hi sinh hạnh phúc lứa đôi suốt cả cuộc đời, hay nói cách khác là “tước đoạt” quyền được hạnh phúc và tự do tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc đích thực.
Hơn thế, quãng thời gian Thuý Vân chung sống cùng chàng Kim, một người chồng mà chưa bao giờ thôi nhung nhớ đến Thuý Kiều, 15 năm chàng Kim đều nhớ về người xưa cũng là 15 năm Vân sống trong cảnh lạnh lùng, thờ ơ, hờ hững:
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”
“Gặp cơn bình địa ba đào
Nên đem duyên chị buộc vào duyên em.”
→ Rõ ràng, đây không phải là quãng thời gian hạnh phúc mà nhiều người vẫn cho rằng Thúy Vân được hưởng. Nếu như 15 năm lưu lạc của Kiều là 15 năm đầy sóng gió, vất vả, truân chuyên xen lẫn khổ đau và nước mắt thì 15 năm sống với Kim Trọng của Thúy Vân chẳng khác gì “cực hình dành cho tâm hồn” người con gái vẫn còn đang tràn đầy nhựa sống và yêu đời. Một người con gái đẹp như Thúy Vân đáng phải được hưởng hạnh phúc, tình yêu đích thực chứ không phải là một thứ tình yêu “thừa”, tình yêu “chắp nối”.
Nhân vật Vương Thuý Vân
Tính cách và số phận
Thuý Vân – bi kịch số phận thiếu nữ mang trong mình trái tim nhân hậu:
Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều được đoàn tụ với gia đình, nhưng với Vân, nàng vui, nhưng có lẽ niềm vui chưa kịp cất cánh bay lên thì đã bị nỗi buồn ghì chặt và giày xé tâm can. Thúy Kiều trở về cũng có nghĩa là người mà Kim Trọng luôn nhớ suốt 15 năm đã trở về. Những tưởng, Vân sẽ lại im lặng như trong đêm Kiều trao duyên. Nhưng không, nàng đã chủ động đứng lên đặt vấn đề “Thúy Kiều nên thành hôn với Kim Trọng”:
“Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy, biết bao là tình!”
→ Thuý Vân hiểu rằng, suốt 15 năm qua, tuy sống với nhau như vợ chồng nhưng cả lí trí và trái tim của Kim Trọng đều dành hết cho Thúy Kiều. Và như một người cầm cán cân công lý để trả lại sự công bằng cho Thúy Kiều trước những gì mà chị mình đã phải trải qua trong suốt 15 năm lưu lạc.
Thúy Vân đã dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình, suy nghĩ thật thấu đáo nhưng cũng thật xót xa cho số phận mình:
“Bây giờ gương vỡ lại lành
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.
Còn duyên, may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc, còn lời nguyền xưa.
Quả mai ba bảy đương vừa
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì!”
→ Ta nhận ra ở Thúy Vân có một trái tim nhân hậu biết nhường nào, nàng thật tinh tế và cao thượng khi trả lại chàng Kim, trả lại người chồng đã 15 năm chung sống cho chị mình. Nhưng nàng cũng thật đau đớn biết bao khi phải xác nhận một sự thật, sự thật về duyên phận của mình, cái duyên “chắp nối” sẽ chẳng bao giờ tồn tại mãi mãi.
Kết luận
Chân dung Vương Thuý Vân
Một thiếu nữ với sắc đẹp “hoa nhường, nguyệt thẹn”;
Một thiếu nữ mang trong mình lương tri, sự đồng cảm, sẻ chia;
Một thiếu nữ mang trong mình trái tim nhân hậu;
Song, số phận của nàng lại chứa đầy bi kịch về tinh thần, về gia đình;
Bi kịch cuộc đời Thúy Vân chính là khi hạnh phúc dù là mong manh nhưng là duy nhất của nàng, cái hạnh phúc mà nàng đã hi sinh tuổi xuân, quyền tự do tình yêu của mình để có được bây giờ lại phải chính tay mình trao lại cho người khác. Với Vân, có lẽ giờ đây với nàng hạnh phúc gia đình là tất cả. Bởi thử hỏi, cuộc đời nàng còn gì ngoài hai chữ “gia đình” khi mà cái tuổi khao khát yêu đương và tìm kiếm tình yêu đã đi qua. Thế nhưng, cái hạnh phúc gia đình đó những tưởng sẽ là của riêng nàng bây giờ lại phải chia sẻ cùng với chị.
Kết luận
Ý nghĩa gửi gắm
Tác gia Nguyễn Du đã sử dụng chính những nét phác hoạ về sắc đẹp của nàng Vân để lồng ghép vào bức chân dung đó tính cách cũng như số phận của nàng.
Ẩn sau cuộc đời tưởng như êm đềm của Vân, đó là sự hi sinh, sự sẻ chia thầm lặng, bi kịch mang tên tinh thần, gia đình;
Trên hết, hàm ý đằng sau nó chính là sự trân trọng, ngợi ca con người, đặc biệt là người phụ nữ của Đại thi hào Nguyễn Du.
Cảm ơn quý thầy cô
và các bạn đã theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hiệp Cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)