Thủy triều đỏ

Chia sẻ bởi Vũ Thị Kim Trúc | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: thủy triều đỏ thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Các khái niệm “Thủy triều đỏ”
Thủy triều đỏ ( red tire) hay hiện tượng nước nở hoa (water bloom) là thuật ngữ chỉ sự nở hoa của các loài vi tảo
Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra do mật độ các tế bào vi tảo tăng lên đến hàng triệu tế bào/lít ( thông thường có khoảng 10-100 tế bào vi tảo/ml, nhưng trong trường hợp nở hoa, mật độ có thể lên trên 10000 tế bào/ml làm biến đổi màu của nước biển từ xanh lục đậm, đỏ đến vàng xám.
Thủy triều đỏ là một tên gọi cho một hiện tượng được gọi đúng hơn là sự nở hoa của tảo, một sự kiện mà trong đó các cửa sông, ven biển, hoặc nước ngọt tảo tích lũy nhanh chóng.
Những loại tảo , cụ thể thực vật trôi nổi, chủ yếu là sinh vật đơn bào, ở mật độ cao thì ta có thể nhìn thấy váng loang lổ trên bề mặt nước. Một số loại tảo chứa các sắc tố quang hợp có khả năng làm thay đổi màu nước, từ màu xanh cho đến màu đỏ nâu.
Khi tảo tập trung ở mức độ cao, nước có thể bị biến đổi thường màu tím đến hồng, nhưng thường hay gặp là màu đỏ hay màu xanh lá cây. Không phải các sự nở hoa của tảo đều gây ra đổi màu và không phải tất cả đều là màu đỏ.
Ngoài ra, không phải “thủy triều đỏ” thường được kết hợp với thủy triều. Vì vậy các nhà khoa học hay sử dụng thuật ngữ nở hoa của tảo.
Nguyên nhân
Nguyên nhân
Yếu tố chính ảnh hưởng đến sự xuất hiện thủy triều đỏ bao gồm: sự gia tăng nhiệt độ bề mặt biển, giảm nồng độ muối, tăng lượng chất dinh dưỡng trong môi trường biển, biển lặng, những đợt mưa sau suốt mùa hè nắng nóng. Ngoài ra, thủy triều đỏ có thể gây lây lan trên diện rộng, bởi gió, dòng chảy , những cơn bão hoặc tàu thuyền.
Các yếu tố khác như sự khuyết tán một lượng lớn bụi giàu sắt từ khoa học rộng lớn như sa mạc Sahara cũng có thể được xem như là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ.
Nước phân tầng
Nước hòa trộn
Gió, sóng
Gió, sóng
Phân tầng
Không sóng, không gió
Tảo hóa bào tử (lắng ở đáy, chôn vùi trong trầm tích)
Xáo trộn
Bùng nổ số lượng
Hóa bào tử lắng xuống đáy và chờ chu kỳ tiếp theo
Điều kiện thuận lợi: T, As
Cơ chế
Trong giai đoạn bào xác, vi tảo tồn tại dưới dạng tiềm sinh ở đáy cát thềm lục địa. Vào một thời điểm nào đó mà con người khó đoán trước, chúng sản sinh rất nhanh với mật độ dày đặc (60-70 triệu tế bào trong 1 lít nước), biến nước biển từ màu xanh chuyển sang vàng nhạt, vàng thẫm rồi đỏ như pha máu.
Các loài tảo và vi khuẩn có chứa các sắc tố màu khác nhau, sống trôi nổi, dưới những điều kiện môi trường nhất định có thể sinh trưởng thành các quần thể to lớn ở vùng ven bờ gây nên sự đổi màu nước. Sự đổi màu nước tự nhiên thành mầu đỏ, nâu, vàng nâu nhạt (màu hổ phách) hoặc xanh vàng ở các vùng nước rộng lớn diễn ra là kết quả của sự nở hoa (Algal blooms) của các loài vi tảo và vi khuẩn lam trong thủy vực. Màu đặc trưng của Biển Đỏ gây nên bởi sự nở hoa của vi khuẩn lam Oscillatoria erythraeum mà chúng có chứa các sắc tố đỏ phycoerythrin, v.v
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Kim Trúc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)