Thủy sinh thực vật

Chia sẻ bởi Lê Anh Tuấn | Ngày 23/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: thủy sinh thực vật thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
THUYẾT TRÌNH THỦY SINH THỰC VẬT
(NUÔI VÀ ỨNG DỤNG GRACILARIA)
GVHD: ĐẶNG THỊ THANH HÒA
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Chí Bình: 11141031
Lê Anh Tuấn: 11141073
Mai Hoàng Lâm Phát: 11141103
Nguyễn Thị Hoài: 11336107
NUÔI VÀ ỨNG DỤNG RONG CÂU GRACILARIA
I- PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI RONG
II- HÌNH THÁI CẤU TẠO, VÒNG ĐỜI VÀ SINH SẢN
III- KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÂY MẦM
IV- Ứng DỤNG
PHÂN BỐ & PHÂN LOẠI RONG CÂU (GRICILARIA)
I-Phân bố
-Gricilaria phân bố rộng khắp, chủ yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới
II-Phân loại
- Hiện nay trên thế giới có khoảng 100 loài theo(ekman,1953)
- 20 loài ở biển nước ấm châu Mỹ - Thái Bình Dương.
-17 loài ở biển Malaysia.
-9 loài ở biển Nhật Bản.
-24 loài ở biển Ấn Độ Dương.
-18 loài ở biển nước ấm châu Mỹ - Đại Tây Dương.
-10 loài ở biển bờ Đông Bắc Đại Tây Dương
HÌNH THÁI CẤU TẠO
VÀ VÒNG ĐỜI-SINH SẢN
Hình thái: thân rong thẳng dạng trụ, tròn hay dẹp. Bàn bám dạng đĩa. Rong chia nhánh kiểu mọc chuyền, chạc hai, mọc chùm
Sinh sản: sinh sản sinh dưỡng, vô tính, hữu tính
Cây bào tử và cây giao tử của Gricilaria xảy ra luôn phiên trong vòng đời. Cây bào tử bốn thành thục(2n) sinh sản(giảm phân) các bào tử bốn, chúng phát triển thành cây giao tử đực va cái. Cây giao tử đực thành thục hình thành túi tinh tử, cây giao tử cái hình thành túi trứng. Sau khi thụ tinh và cystocarp được hình thành trên cây giao tử cái, bào tử quả (2n) được phóng ra và phát triển thành cây bào tử bốn (Hình 2.8). Dạng cây dinh dưỡng của cây bào tử bốn, cây giao tử đực, cây giao tử cái không có khác biệt rõ ràng.

Kỹ thuật sản xuất giống cây mầm
Lựa chọn vị trí
- Có 3 vị trí nuôi: các vùng bên trong vịnh,các vùng xa bờ và trong các ao
Tiêu chuẩn lựa chọn vị trí bên trong vịnh
- Nơi tránh bão lụt, sóng lớn, nước bị ô nhiễm; gần nguồn nước ngọt.
- Đáy bằng, rộng; đáy cát bùn.
- Độ sâu chỉ yêu cầu còn lại nước trong thời gian nước rút
Tiêu chuẩn lựa chọn vi trí xa bờ
- Nơi tránh gió bão, nước bị ô nhiễm.
- Độ sâu ( 1,5 m lúc triều rút; độ trong cao; [N] > 50 mg/m3
c. Tiêu chuẩn lựa chuẩn ao nuôi
- Đáy cát bùn, bùn cát.
- Độ sâu 0,3 - 0,5 m; Tỷ trọng 1.005 - 1.015; Nhiệt độ 20 - 300C; pH = 8.
2. Chuẩn bị cây giống
Thu bào tử và ương giống ở biển
- Vị trí: bằng phẳng, đáy cứng, nước sạch, độ sâu: triều rút vẫn còn nước
-Vật bám:đá nhỏ, san hô...nhưng bề mặt bám phải sạch bào tử dễ bám
- chuẩn bị cây bố mẹ:cây khỏe, nhánh xum xuê, nguyên vẹn, không xây xác.
có nhiều túi bào tử trên đó, đặc điểm túi bào tử thành thục: cystocarp lộ ra
bên ngoài, phần đỉnh của Cystocarp tròn và láng, lỗ của Cystocarp trong suốt và hơi trắng, chiều cao của Cystocarp lớn hơn đường kính của thân
rong, nếu có một điểm trắng lớn, có nhiều lỗ chứng tỏ bào tử đã được
phóng ra
- đặc điểm của túi bào tử bốn thành thục: là những chấm đỏ lớn phân bố đều khi quan sát ngược ánh sáng, túi bào tử bốn có một rãnh nhỏ hình chữ nhật rất rõ khi quan sát dưới kính hiển vi.

XỬ LÝ BỐ MẸ VÀ THU BÀO TỬ
Phương pháp 1
- Chừa lại một số cây bố mẹ sau hi thu hoạch, vật bám được vãi ra. Bào tử phóng ra sẽ bám vào vật bám và nẩy mầm, phương pháp này sử dụng ở nơi mà Gracilaria sinh sống tự nhiên (bãi triều)
Phương pháp 2
- cây bố mẹ được kích thích khô để phóng bào tử. Cây bố mẹ khỏe mạnh, được tuyển chọn, rửa sạch bẳng nước hiện trường. Sau đó đem phơi khô dưới bóng râm và dưới ánh sáng mặt trời, khi phơi trong bóng râm cây bố mẹ được phơi trên dàn tre hoặc treo thành từng bó trong 2-4 giời. Thời gian phơi khô tùy thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ và sự lưu chuyển không khí. Khi bề mặt cây rong khô và xuất hiện vày nếp nhăn thì ngưng sử lý, nếu phơi dưới ánh nằng mặt trời thì phải được đảo và thời gian kích thích ngắn.
-sau khi kích thích khô cắt cây thành 2-3 đoạn, đem rãi vào vị trí nuôi để cây phóng bào tử và phát triển
- phương pháp này thích hợp với những nơi không tìm được cây rong thành thục
Phương pháp 3 (phương pháp vãi nước bào tử)
cây thành thục qua kích thích khô được cho vào thùng gỗ hay bể lớn, sạch, chứa nước biển hiện trường. Chúng được khuấy liên tục bằng cây( để phóng thích bào tử), cây bố mẹ sẽ được chuyển vào thùng gỗ hay bể khác để thu bào tử, cần chuẩn bị nhiều thùng gỗ vì bào tử sẽ được phóng ra liên tục. Thời gian triều rút phải được xác định trước đó để đỗ “nước bào tử” lên vị trí nuôi trong thời gian này. Phương pháp này giúp tiết kiêm rong bố mẹ
b. Thu bào tử và ương giống ở trong phòng
rửa sạch cây rong bố mẹ và loại bỏ sinh vật dịch hại: khuê tảo protozoa, giun.. Vật bám được rửa sạch và thanh trùng( NaClO4 1-3%, KMnO4 0,5%)
Nước biển được lọc sạch đảm bảo: nhiệt độ 20-250C;tỷ trọng:1.020;[N]=1ppm; cường độ ánh sáng: Iax 5000lux
việc thu bào tử trong phòng thí nghiệm bằng kích thích khô. Khi cây nảy mầm và phát triển đến giai đoạn thân thẳng thì đem ra môi trường biển

C. Sản xuất giống cây mầm
Cơ Sở:Căn cứ đặc điểm của rong câu trong đầm nước lợ (có khả năng sinh sản dinh dưỡng); căn cứ mùa vụ sinh sản của rong câu trong đầm nước lợ (2 vụ: Đông Xuân từ tháng 2 - 5, Hè Thu từ tháng 10 - 12).
Tiến hành
C1:Ao đầm sản xuất giống có diện tích chiếm 1/4 - 1/5 tổng diện tích nuôi trồng, diện tích ao 100 - 1000 - 4000 - 5000 m2 tùy điều kiện thực tế.
* Kỹ thuật cải tạo ban đầu ao đầm nước lợ:
- đầm cũ (đã trồng):Tháo cạn nước, vơ sạch rong cỏ tạp, bón lót phân chuồng (bắc) 5-10 tấn/ha, và vôi bột
-đầm mới:: Tháo cạn nước, vơ sạch rong cỏ tạp, bừa đáy tạo lớp bùn nhuyễn 10 cm, bón phân hữu cơ 5-10 tấn/ha, và vôi bột
C2: chuẩn bị cây bố mẹ: Cây giống bố mẹ là rong trưởng thành, ít nhất là 2 - 2,5 tháng tuổi, chiều dài 20 - 40 cm, khối lượng tối thiểu 2,5g, màu sắc tươi sáng, cơ thể hòan chỉnh, không dập nát …
C3: xử lý cây bố mẹ: Rửa sạch, nhặt tạp; rong được xé tơi ra; hồ phân vô cơ giúp cho cây tăng nhanh sinh trưởng
Kỹ thuật hồ phân:
Cơ sở: Khả năng hấp thụ muối dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể của rong và sử dụng dần, sự thẩm thấu, và nhu cầu lớn về chất khoáng của rong.
Tiến hành: Loại phân cần hồ là N, P. Hàm lượng phân tùy thuộc loài rong, ví dụ với G. asiatica thì cần 10 kg urê, 10 kg super photphat trong 50 m3 nước hiện trường cho 1 tấn rong nguyên cây. Thời gian hồ 12-24 giờ (nếu rong được cắt thành từng đoạn ngắn thì thời gian hồ ngắn hơn).
C4: gieo trồng: Thường vào lúc sáng sớm. Phương pháp: gồm gieo cạn và gieo nước. Gieo cạn: phải tháo cạn nước, để lại một lớp bùn để có độ lún nhất định; gieo như gieo mạ thành luống. Gieo nước: áp dụng nơi không có điều kiện tháo nước, dùng thuyền chở giống và vãi theo cọc cắm sẵn. Mật độ: gieo để trồng lớn, không san thưa mật độ 80 - 100g/m2; gieo để san thưa mật độ 200 - 300g/m2
C5: quản lý chăm sóc: Thay nước theo thủy triều. Khống chế các yếu tố sinh thái ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, độ mặn, pH, rong tạp…). Kiểm tra cây rong.
C6: thu hoạch: Tiêu chuẩn rong thu hoạch: chiều dài 5 - 10 cm, khối lượng 0,01 – 0,1 g/cây, có nhánh cấp 1, ít nhánh cấp 2, màu sáng hoặc vàng sẫm, sinh lượng 1000 - 2000g/m2. Phương pháp: rút cạn nước còn 15 - 20 cm, dùng tay vơ rong, rửa sạch bỏ lên thuyền chở đến nơi trồng.
Nhìn chung, sản xuất giống cây mầm dễ tiến hành hơn so với sản xuất giống bào tử nên thích hợp cho việc trồng rong ở qui mô sản xuất nhỏ. Ngược lại, sản xuất giống bào tử, mặc dù khó hơn, nhưng với các ưu điểm của mình, nó thích hợp cho sản xuất rong biển qui mô công nghiệp.
ỨNG DỤNG RONG GRACILSRIA TRONG GIẢI QUYẾT Ô NHIỄM KHI NUÔI TÔM
Rong tạo ra oxy cho tôm sử dụng và tiêu thụ co2 va các muối dinh dưỡng do tôm thải ra, rong câu làm giảm axit trong môi trường nước & tôm làm tăng axit. Sự hoạt động cân bằng này cho phép giữ ổn định môi trường nuôi tôm.
Hệ thống ao nuôi kiểu mới này được bố trí, gồm: Ao lắng và tiệt trùng (chiếm 21% tổng diện tích cả hệ thống). Ao nuôi tôm (chiếm 62%). Ao trồng rong câu (hay còn gọi ao xử lý sinh học, chiếm 17%). Nước sử dụng cho quá trình nuôi được lấy vào cả ba ao ngay từ đầu và sử dụng chung cho cả vụ nuôi.




Quy trình vận hành: nước được khử trùng ngay trong ao lắng trước khi đưa vào ao tôm. Nước thải từ ao tôm được bơm dần( mỗi lần 15-20%) vào ao rong câu và giữ lại trong 3 ngày, Sau đó, bơm trở lại ao lắng và tiến hành xử lý hóa học, xong cho lưu lại đây ba, bốn ngày. Tiếp đến, lại bơm vào ao nuôi tôm- nuôi bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Trong quá trình, có một lượng nước bị mất đi do thẩm thấu và bốc hơi sẽ được bổ sung từ nguồn nước bên ngoài vào. Bằng cách sử dụng nguồn nước như thế, sẽ hạn chế tối đa sự tiếp xúc hoặc trao đổi với nguồn nước bên ngoài, do đó hạn chế được những ảnh hưởng của trại nuôi tôm với môi trường chung quanh và ngược lại.

Mặc dù một số tính chất vật lý của nước như độ mặn, tăng dần theo các tháng trong vụ tôm (thay đổi từ 2,1% đến 3,5%) do nước bốc hơi. Nhưng cả tôm nuôi và rong câu đều cùng phát triển tốt, mà lại thêm nguồn lợi thu được từ rong câu khá lớn.

Trong hai tháng đầu vụ nuôi (từ tháng 2 đến tháng 4) mật độ rong câu trung bình 500g/m2, tốc độ tăng trưởng đạt 2,8%. Đến tháng thứ 3, rong đã có mật độ đạt 2kg/m2 và đã bắt đầu thu tỉa được với khối lượng 170-200g/m2. Từ tháng thứ 5 độ tăng trọng chỉ đạt 1,3%, nhưng đến khi thu hoạch tôm thì rong đã có sinh lượng tích lũy 4kg/m2. Sản lượng rong câu tươi trên một ha ao thí nghiệm đạt tới 6 tấn/tháng.
Rong câu có tác dụng làm thay đổi đáng kể các chỉ số yếu tố môi trường nước đối với nguồn nước đi ra từ ao rong. Chỉ với một ao rong có diện tích bằng 17% tổng diện tích cả hệ thống ao nuôi kết hợp kể trên, thì với vai trò là bể lọc sinh học, nó đã cải thiện tốt chất lượng nước của ao nuôi tôm: Làm tăng 5% pH, tăng 49% ôxy, đồng thời làm giảm 60,3% nitơ vô cơ hòa tan, 38,1% phospho, 66% chlorophyll, 56% chất lơ lửng từ nguồn của ao nuôi tôm.
Nuôi kết hợp tôm-rong câu không chỉ làm cho những thông số về chất lượng nước trong ao nuôi tôm tốt hơn, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chung quanh trại nuôi, mà còn làm giảm chi phí sản xuất. Giảm thiểu sử dụng chất và thuốc phòng trị bệnh cho tôm. Vì thế, sẽ có sản phẩm tôm thương phẩm sạch hơn, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Nghiên cứu này cần được khảo sát tiếp trong mùa mưa để kiểm tra về hiệu quả cải thiện chất lượng nước thải, xác định thời gian lưu giữ nước và độ sâu mực nước trong ao rong câu.
ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
Chi Gracilaria (Rau câu) là một nhóm tảo sống ở nước ấm. thuộc họ Gracilariaceae trong bộ Gigartinales, lớp Florideophyceae. Hiện có hơn 150 loài trên thế giới, phổ biến ở một số nước Chi Lê, Đai Loan, Thái Lan, Việt Nam…trong đó có một số có giá trị kinh tế rất quan trọng. Gracilaria được sử dụng như thực phẩm và cũng là nguyên liệu quan trọng để xản suất Agar-agar.


Canh tác biển là nhằm trồng và thu hoạch các tảo sinh khối lớn và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhiều tảo biển còn khai thác để sản xuất thạch (agar), alginate, sản phẩm giàu iod... Nhiều tảo đơn bào được nuôi trồng công nghiệp để tạo ra những nguồn thức ăn cho ngành nuôi tôm hay thuốc bổ trợ giàu protein , vitamin và vi khoáng dùng cho người. Một số vi tảo được dùng để sản xuất carotenoid, astaxanthin, các acid béo không bão hòa... Tảo silic tạo ra các mỏ diatomid, đó là loại nguyên liệu xốp, nhẹ, mịn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp. 


Với sự phát triển của ngành công nghiệp Agar-agar, nên việc nuôi trồng Gracilaria được chú trong nhiều hơn. Việc thử nghiệm nuôi trồng Gracilaria đã được thực hiện ở nhiều nước trong những năm gần đây.


Trong tương lai y dược và những sự tìm kiếm trong y dược bao gồm cả việcnghiên cứu và trong thực nghiệm các tảo có thể kể ra như việc tìm kiếm các thuốc chữa bệnh ung thư, dị ứng, tảo tiết chất kháng sinh có thể thay thế cho Penixiline
- Vitamin
 Nhiều vitamin hòa tan trong nước (B12,b6,b1)
THANK YOU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)