THỦY SẢN

Chia sẻ bởi Trần Anh Huy | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: THỦY SẢN thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO MÔN THỦY SẢN TỔ 4
LỚP SINH_KTNN K29
GVHD:CÔ NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
các thành viên
Đỗ Thị Thủy
Nguyễn Thị Kiều Trang
Hà Thị Châu Loan
Trần Thị Lành
Vũ Thị Thanh Tâm
Vũ Tùng Lâm
Nguyễn Xuân Cẩm Tú
Trần Thị Ngọc Nga
Nguyễn Đức Quang
Nuôi Cá Mặt Nước Lớn
Nuôi Cá Lồng Bè
Nuôi Cá Trong Bể
Các Hình Thức Nuôi Thủy Sản
Nuôi cá ở đầm, hồ tự nhiên
Nuôi cá ở hồ chứa nước của các công trình thủy điện, thủy lợi
NUÔI CÁ MẶT NƯỚC LỚN
Ưu Điểm
Có nguồn thức ăn dồi dào từ tự nhiên: Mùn hữu cơ, sinh vật phù du, động vật đáy, thực vật bậc cao, thủy sinh, sinh vật bám…
Ở hồ chứa có những quy luật để chúng ta vận dụng phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ cá đẻ, cá hiền không bị tiêu diệt, hạn chế cá dữ cá tạp.
Ít chi phí cho việc chăn nuôi
Đỡ tốn công
Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước
Không gian rộng cá sinh trưởng, phát triển tốt.
Nuôi các loại thủy sản thích nghi với những tầng nước khác nhau.
Nuôi nhiều loại thủy sản. Có thể thay đổi giống vật nuôi
Nhược Điểm
Mặt nước lớn sẽ khó kiểm soát cá nuôi
Sẽ khó đánh bắt vì không có sự bằng ở mặt đáy
Khó chăm sóc cá và chữa trị bệnh khi cá mắc bệnh.
- Không tận dụng triệt để nguồn thức ăn nuôi cá.
Khâu chăm sóc nuôi dưỡng gặp khó khăn
Thời tiết thay đổi, luợng nước dâng cao ngập tràn hồ chứa, khó khắc phục thất thoát nguồn thủy sản.
Nuôi cá mặt nước lớn
Kiểm tra cá thường xuyên
Đánh bắt cá ở mặt nước lớn
NUÔI CÁ LỒNG BÈ
- Nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa phải có nguồn nước trong sạch, không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải của các nhà máy hoá chất. Môi trường nuôi phải đảm bảo pH từ 6,5-8,5, ô xy hoà tan trên 5mg/l. Nuôi cá trong bè trên sông phải chọn những nơi có tốc độ dòng chảy 0,2-0,3m/giây. Không nên nuôi ở nơi nước đứng hoặc các eo ngách. Nuôi trên hồ chứa chọn các điểm khuất gió, nước sâu >5 mét, lưu thông nước tốt.
- Bè đặt ở sông suối, hồ chứa có loại lông găm cố định ven bờ, có loại lồng nổi có thể dùng thuyền máy kéo di động
NUÔI CÁ LỒNG BÈ
Lồng bè bố trí trên sông thành các cụm, mỗi cụm không quá 20 lồng bè cá, khoảng cách mỗi cụm lồng bè nên cách nhau 200-300m.  
ở hồ chứa nên làm các lồng cỡ vừa và nhỏ bố trí mỗi thành cụm lồng 10-15 chiếc, mỗi cụm lồng bè cách nhau 200-300m. Tổng diện tích lồng bè không chiếm quá 0,2% diện tích khu vực .  
NUÔI CÁ LỒNG BÈ
CẤU TẠO BÈ NUÔI CÁ
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu long hiện nay, bè nuôi cá tra và Ba sa có kích thước khá lớn, thường được kết hợp vừa là bè nuôi vừa là nhà ở và sinh họat. Tùy theo thời gian sử dụng mà chia ra nhóm bè tạm thời và bè kiên cố. Nhóm bè tạm thì nhỏ và có khi đóng bằng tre hoặc gỗ thường chịu nước kém, thời hạn sử dụng ngắn. Nhóm bè kiên cố thường là bè trung bình và lớn. Lọai bè kiên cố đủ sức chịu đựng với điều kiện sóng gió, nước chảy và bền vững, có khi sử dụng tới 50 năm.
Cấu tạo bè gồm các bộ phận chủ yếu sau:
- Khung bè: kết cấu bởi trụ đứng, đà dọc, đà ngang và cây xiên tả (cây chéo góc). Khung bè bằng gỗ tốt, kích thước lớn phù hợp để không bị biến dạng do sóng nước
- Mặt bè: được ghép kín bằng gỗ thanh, đóng theo chiều ngang của bè, khe hở giữa các thanh 1-1,5cm, chừa ra 2-3 lỗ lớn rộng 1-2m (cửa mặt bè) có nắp đậy và nâng hạ được để cho cá ăn, kiểm tra và thu họach cá.
- Hông bè: ghép bằng ván gỗ phía trong trụ đứng, có khe hở 1-1,5cm, khoảng hở này còn để giúp lưu thông nước qua bè.
- Ðầu bè: được đóng kín bằng lưới kẽm, lưới đồng hoặc inox mắt lưới (1,5 x 1,5)-(2 x 2 ) cm. Nước sẽ lưu thông qua mắt lưới này.
- Ðáy bè: đóng ván kín có để khe hở 1-1,5cm để tránh thất thóat thức ăn và cá có thể tận dụng hết thức ăn chìm dưới đáy bè.
- Phần nổi được ghép bằng thùng phuy, cây tre, thùng nhựa ., thùng phuy phải quét sơn chống rỉ hoặc nhựa đường chống rỉ sét.
- Neo bè để cố định bè, gồm mỏ neo, dây neo nylon đường kính 2-3cm. Có thể neo 4 góc bè hoặc 2 neo cùng với 2 dây cột vào một trụ chắc cố định.
Bè kiên cố có nhiều kích cỡ khác nhau, có cỡ nhỏ thể tích nhỏ hơn 100m3, cỡ trung bình từ 100-500m3, cỡ lớn có thể tới hàng ngàn m3 (xem bảng sau)
Bè thường đóng theo dạng khối hộp chữ nhật, vì người nuôi cho rằng hình chữ nhật thì đẹp, dễ chọn gỗ thiết kế và quản lý sử dụng cũng hợp lý hơn, như làm nhà trên bè, dễ sắp xếp nơi chế biến thức ăn, nhà kho. Ðầu tư đóng bè khá tốn kém, nếu đóng bè lọai lớn thì thuận lợi và thích hợp cho nuôi các lòai cá lớn và bơi nhanh như cá tra, ba sa, đồng thời chi phí xây dựng trên một đơn vị thể tích khối nước bè cũng rẻ hơn so với đóng bè cỡ nhỏ.
ƯU ĐIỂM
Bè kết hợp với nơi ở sẽ tận dụng được nguồn nhân lực, dễ chăm sóc quản lý, tiết kiệm thời gian đi lại, chống trộm
Nước thay đổi liên tục làm cho cá mau lớn và không bị bệnh
Thân lồng làm bằng vật liệu mềm có ưu điểm là thoáng, dể thi công, dễ bảo quản, cá chóng lớn giá thành hạ
Năng xuất cá lồng bè khá cao
Có thể nuôi ở mật độ dày. Chủ động trong thu hoạch cá
- Những ngư dân chuyên khai thác cá trên sông hồ có thể tận dụng ngay lồng bè để dựng nhà, tạo thành các làng nổi vừa ăn ở sinh hoạt vừa chăm sóc bảo vệ cá tốt hơn
- Nghề nuôi cá lồng bè phát triển đã phần nào làm giảm việc khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên, góp phần bổ sung nguồn dinh dưõng cho các vùng nước bằng phân cá và các chất thải dư thừa.
- Hiện nay do nhu cầu thủy điện, thủy lợi gia tăng nên nhiều hồ chứa lớn nhỏ được xây dựng khắp ở các địa phương, tận dụng hồ chứa này để phát triển nuôi cá lồng bè sẽ góp phần cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
NHƯỢC ĐIỂM
Cần có vật liệu và kỹ thuật để làm lồng bè
Cá hay bị mật nhớt và hay bị các loại bệnh : đốm đỏ, trùng mỏ neo, nấm thay my
Rất khó khăn cho việc chữa và trị bệnh..
Nếu việc nuôi cá lồng bè không hợp lí, không qui hoạch cụ thể, không qui định mật độ lồng bè và cá vị trí đặt trên các đoạn sông sẽ gây cản trở đường giao thông đường thủy nôi địa, dịch bệnh cá lây lan và nhiều rủi ro khác
KIỂM TRA CÁ ĐỊNH KÌ
NHƯỢC ĐIỂM
Nếu gặp thời tiết biến động xấu (bão lụt…). Bè bị hư hỏng sẽ làm thất thoát nguồn thủy sản.
Diện tích nuôi thủy sản nhỏ dẫn đến năng xuất thấp.
Dịch bệnh lây lan nhanh
Nguồn nước sông suối bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá
NUÔI CÁ TRONG BỂ
Xung quanh bể cần chôn phên nứa hay lưới nilon chìm dưới nước 60-70 cm, cũng có thể đào rãnh xung quanh bể rộng 25 cm, sâu khoảng 60-80 cm dưới mặt nước và đổ cát nện chặt rồi đắp đất lên trên để đề phòng cá đào hang xuyên qua đi mất. Mỗi bể nên có 2 cống xây bằng xi măng để tiện cấp và thoát nước khi cần thiết.
Quanh trồng cói hoặc cỏ để tạo bóng mát và nơi ẩn mình cho cá trong mùa hè.
Cách bờ khoảng 1m trở ra nên tạo hang bằng gạch ngói, đá hay các ống nhựa, ống tre.
Bên trong nên thả rong bún, rong đuôi chó, rong câu nhằm tạo môi trường mát, yên tĩnh và  hấp thu các loại chất độc trong hồ nuôi.
NUÔI CÁ TRONG BỂ
SỬ DỤNG THIẾT BỊ TẠO SÓNG CHO BỂ NUÔI CÁ
NHẰM TĂNG LƯỢNG OXY
ƯU ĐIỂM
Diên tích nuôi nhỏ,thuận tiện trong khâu chăm sóc(cho ăn,kiểm tra sức khoẻ cá.)
Dễ đánh bắt thu họach
Nguồn thức ăn được sử dụng triệt để kông sợ bị thất thoát
Hạn chế đựơc nguồn dịch bện lây lan từ môi trường bên ngoài
Năng suất cao
NHƯỢC ĐIỂM
Không tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nên chi phí cho việc mua thức ăn cho cá khá cao
Không có sinh vật phù du ,lượng oxy trong bể thấp
Chi phí cao cho việc xây dựng khu vực nuôi cá
Thức ăn dư thừa không thoát ra ngoài được sẽ làm môi trường bể bị ô nhiễm nghiêm trọng
Bón vôi cho hồ trước khi thả cá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)