Thương mại điện tử-chương2

Chia sẻ bởi Huỳnh Phước Sang | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Thương mại điện tử-chương2 thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

Chương 2
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ INTERNET VÀ MẠNG
NỘI DUNG
Internet là gì?
World Wide Web (WWW)
Mạng Intranet và mạng Extranet
Mạng LAN và WAN
Mạng không dây, Bluetooth & WiFi
Các nhà cung cấp dịch vụ trên Internet
Ngôn ngữ HTML và công cụ thiết kế web
Công nghệ hỗ trợ phát triển web
Một số giao thức
Internet là gì
Internet là gì?
Internet là mạng máy tính bao gồm nhiều mạng của các tổ chức, quốc gia trên toàn thế giới
Internet là mạng máy tính lớn nhất thế giới hay Internet là mạng của các mạng (network of networks)
Giao thức Internet:
TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol) là 2 giao thức chính của Internet
Công việc của IP là chuyển dữ liệu thô - các packet - từ nơi này tới nơi khác
Công việc của TCP là quản lý dòng chảy và đảm bảo rằng dữ liệu là đúng
Mô hình Internet
Internet là gì
Lịch sử của Internet:
Năm 1969, mạng ARPAnet
ARPAnet dùng giao thức truyền thông TCP (Transmission Control Protocol)
Các tổ chức trên thế giới triển khai các mạng nội bộ, mạng mở rộng, mạng liên tổ chức (inter-organization network)
ARPA tận dụng phát minh IP để tạo thành giao thức TCP/IP - hiện nay đang sử dụng cho Internet
Internet là gì
Tên miền và địa chỉ IP
Tên miền là tên duy nhất trên Internet nhằm thể hiện tên riêng của một tổ chức hay cá thể
Ví dụ: microsoft.com, goodsonlines.com…
Mọi tên miền đều phải được đăng ký
Tên miền quốc tế và tên miền VN
Internet là gì
Tên miền và địa chỉ IP
Mỗi website hiện hữu và được lưu trữ trên Internet có một điạ chỉ duy nhất, gọi là địa chỉ IP
Địa chỉ IP dạng: x.x.x.x , trong đó x = {0…255}
Tên miền sẽ ánh xạ một địa chỉ IP thành một tên thân thuộc, dễ nhớ hơn
Ví dụ: www.microsoft.com ánh xạ tới IP: 207.46.156.156
Internet là gì
Tổ chức tên miền
Hệ thống tên miền là dạng cơ sở dữ liệu phân tán, phân cấp, bao gồm:
Tên miền cấp đỉnh (Top level domain): Là  tên miền dưới nút gốc. Ví dụ: .com, .org, .vn
Tên miền cấp 2. Ví dụ: .edu.vn, .com.vn
Tên miền cấp 3. Ví dụ: .ctu.edu.vn, .thanhnien.com.vn
Internet là gì
Phân loại tên miền
Tên miền dạng tổ chức
“.com” (commercial): lĩnh vực thương mại
“.edu.vn” (education): lĩnh vực giáo dục
“.gov.vn” (governmnet): chính phủ
“.org” (Organization): các tổ chức
“.mil” (miltary) cho lĩnh vực quân sự
“.net” (network): các mạng
….

Internet là gì
Phân loại tên miền
Tên miền dạng địa lý
.vn: Việt Nam
.us: United State
.be: Belgium
.th: Thailand
.sg: Singapore
….
World Wide Web
Năm 1990, Tim Berners-Lee của CERN (the European Laboratory for Particle Physics – Phòng nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu Âu) phát minh ra WWW
Các tổ chức, cá nhân khác tiếp tục phát minh ra nhiều ứng dụng, giao thức cho WWW với các ngôn ngữ lập trình, trình duyệt trên các hệ điều hành khác nhau
World Wide Web
World Wide Web viết tắt là WWW hay gọi ngắn gọn là Web
Web là một dịch vụ của Internet
Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau
Web cho phép ta có thể “chui” vào mọi ngõ ngách trên Net
Một phần cấu trúc của trang Wikipedia
World Wide Web
Website là gì?
Website, hoặc Web site (viết tắt là site) là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền
Website là tập hợp những trang web được liên kết với nhau theo một cấu trúc
Các trang web được liên kết bằng những siêu kết nối (hyperlinks)
Trang chủ (homepage)
Là trang đầu tiên hiện lên màn hình sau khi gõ địa chỉ website vào khung Address của trình duyệt web
Kích thước của trang web
World Wide Web
Trang VnExpress
Mạng Intranet và Extranet
Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, cũng dùng giao thức TCP/IP của Internet
Mạng nội bộ thường được sử dụng để lưu thông tin, chia sẻ file, cung cấp thông tin dùng chung cho toàn tổ chức
Thông thường, chỉ những ai được cho phép mới được quyền truy cập mạng nội bộ này
Mạng Intranet và Extranet
Mạng Intranet
Mạng Intranet và Extranet
Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau
Mạng mở rộng giúp tổ chức liên hệ với đối tác tiện lợi, nhanh chóng, kinh tế hơn
Mạng LAN và WAN
Mạng cục bộ-LAN (Local Area Network):
Kết nối các máy tính trong một khu vực khoảng vài trǎm mét
LAN được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ cáp đồng trục, hay cáp quang
LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan/tổ chức
Mạng LAN và WAN
Mạng LAN
Mạng LAN và WAN
Mạng diện rộng-WAN (Wide Area Network):
Kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục
Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông
Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN

Mạng LAN và WAN
Mạng WAN
Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi
Mạng không dây (wireless network)
Là mạng truyền thông không có dây kết nối giữa các thiết bị
Công nghệ không dây dựa trên tần số sóng radio (3Hz đến 300GHz)
Các thiết bị không dây có đặc điểm là “di động”: có thể sử dụng chúng ở bất kỳ nơi nào
Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi
Bluetooth
Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu giữa các thiết bị không dây trong phạm vi nhỏ với tốc độ cao
Tần số sóng: 2,4 GHz
Phạm vi: 10 mét
Tốc độ truyền: 1 Mbps
Tiêu thụ năng lượng: Thấp
Thiết bị chủ yếu: điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân-PDA (Personal Digital Assistant), máy tính xách tay,...
Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi
Bluetooth
Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi
Wi-Fi
Wi-Fi hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio
Tần số sóng: 2,4 GHz
Phạm vi: 100 mét
Tốc độ truyền: 11 Mbps
Tiêu thụ năng lượng: Vừa
Thiết bị chủ yếu: máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy chủ...
Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi
WiFi
Nhà cung cấp dịch vụ Internet
ISP (Internet Service Provider): nhà cung cấp dịch vụ Internet
VNPT, FPT, Viettel, SaigonNet, NetNam,…
IAP (Internet Access Provider): nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet
ISP phải đăng ký với IAP để kết nối quốc tế
IAP làm ISP: VNPT
ICP (Internet Content Provider): nhà cung cấp nội dung Internet
Cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức doanh nghiệp, chính phủ,…
Nhà cung cấp dịch vụ Internet
Domain Name Provider: cấp phát tên miền Internet
Nguyên tắc: ai đăng ký trước được trước
Tên miền không thể trùng nhau
VNNIC (Vietnam Internet Network Information Center) cấp tên miền .vn
Server Space Provider: cho thuê máy chủ lưu trữ website – hosting
HTML và công cụ thiết kế web
HTML (HyperText Markup Language) là ngôn ngữ dùng để xây dựng trang web
Mô tả cách thức hiển thị dữ liệu thông qua các ký hiệu đánh dấu gọi là thẻ (tag)
Các thẻ cơ bản định nghĩa một trang HTML


Tiêu đề trang web


Nội dung trang web


HTML và công cụ thiết kế web
: Định nghĩa phạm vi của văn bản HTML
: Định nghĩa các mô tả về trang HTML
: Mô tả tiêu đề trang web
: Xác định vùng “thân” của trang web
Một số thẻ thông thường gồm 2 thành phần: tên của thẻ (dùng để cho biết thẻ này định nghĩa cái gì) và thuộc tính của thẻ (dùng để cho biết dữ liệu được hiển thị như thế nào)
Ví dụ: Thẻ định dạng phông chữ kiểu Arial và kích thước là 2
HTML và công cụ thiết kế web
Một số công cụ thiết kế website thông thường:
MS. Frontpage 2000
Dreamweaver MX

(Xem thêm tài liệu)

HTML và công cụ thiết kế web
Vùng hiển thị mã nguồn
Vùng hiển thị
nội dung trang web
Công nghệ hỗ trợ phát triển web
Mô hình client/server
Các ứng dụng trên nền web thường dựa trên kiến trúc 2 lớp là client/ server
Để đảm bảo an toàn dữ liệu, người ta đưa ra mô hình 3 lớp, trong đó, lớp server sẽ được tách thành web server (máy chủ xử lý ứng dụng web) và database server (máy chủ quản lý thông tin trong CSDL).
Công nghệ hỗ trợ phát triển web
Các ngôn ngữ phát triển ứng dụng web
Các ứng dụng web có thể được viết bằng ngôn ngữ HTML (web tĩnh)
Hoặc kết hợp với các ngôn ngữ lập trình web để thực hiện các yêu cầu xử lý và truy xuất dữ liệu, để trả về trang web có nội dung thay đổi tùy theo đối tượng và hoàn cảnh (web động)
Các ngôn ngữ script có thể là : CGI, Perl, ASP, VBScript, PHP (theo cú pháp ngôn ngữ C++), JSP, JavaScript (dựa trên ngôn ngữ Java)…
Các công nghệ mới như : Java Bean, Java Applet, Dot Net,… sử dụng ngày càng nhiều trong lập trình web
Công nghệ hỗ trợ phát triển web
Cơ sở dữ liệu & ứng dụng web
Các ứng dụng web đều đòi hỏi kết nối với một CSDL để lưu trữ các thông tin cập nhật
Có rất nhiều hệ quản trị CSDL phổ biến hiện nay như là: Access, Foxpro, SQL Server, MySQL, Oracle, DB2…
Các hệ QTCSDL quan hệ này đều có 2 chức năng cơ bản:
Tổ chức lưu trữ dữ liệu : dưới dạng 1 bảng (table), gồm các cột (field) và các dòng (record)
Truy vấn dữ liệu: sử dụng ngôn ngữ SQL
Khái niệm: Data warehouse, data mining
Một số giao thức trên Internet
SMTP (Simple Message Transfer Protocol): Giao thức truyền thông điệp đơn giản
POP3 (Post Office version 3): Giao thức nhận thư phiên bản 3
HTTP (Hyper Text Transfer Protocol): Giao truyền nhận siêu văn bản (trang Web)
FTP (File Transfer Protocol): Giao thức truyền tập tin
Telnet: Giao thức truy cập từ xa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Phước Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)