THUỐC LÁ VÀ TÁC HẠI

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: THUỐC LÁ VÀ TÁC HẠI thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Ngày thế giới không thuốc lá được chọn vào ngày 31-5 hàng năm.
Ngày thế giới không thuốc lá được chọn vào ngày 31-5 hàng năm. Năm 1987, các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới đã đề ra Ngày Thế giới không Thuốc lá nhằm thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đến nạn dịch thuốc lá và các bệnh tật, sự chết có thể phòng ngừa do thuốc lá gây ra.
Ngày Thế giới không Thuốc lá sẽ thông báo cho công chúng về mối nguy hiểm của việc sử dụng thuốc lá, việc kinh doanh thuốc lá của các công ty thuốc lá, các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới, và các hành động mà công chúng trên thế giới có thể làm để đòi quyền bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống khoẻ mạnh và bảo vệ các thế hệ tương lai.
Hàng năm, ngày thế giới không thuốc lá được điều phối bởi Sáng kiến không thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới với các chủ đề qua các năm:
1990 “Thanh thiếu niên không thuốc lá” 1991 “Giao thông và nơi công cộng không thuốc lá” 1992 “Nơi làm việc không thuốc lá: an toàn hơn và khoẻ mạnh hơn” 1993 “Các dịch vụ Y tế không thuốc lá” 1994 “Truyền thông và thuốc lá: truyền  thông điệp về thuốc lá tới mọi người” 1995 “Chi phí cho thuốc lá nhiều hơn là bạn tưởng” 1996 "Thể thao và nghệ thuật không thuốc lá” 1997 “ Đoàn kết vì một thế giới không thuốc lá” 1998 “ Hãy từ bỏ thuốc lá” 2000 “Thuốc lá gây chết người, đừng bị lừa bịp” 2001 “Hút thuốc thụ động gây chết người, hãy giữ bầu không khí trong sạch không có khói thuốc lá” 2002 “ Thể thao không thuốc lá” 2003 "Điện ảnh - Thời trang không thuốc lá" 2004 "Thuốc lá và đói nghèo" 2005 "Cán bộ Y tế và công tác phòng chống tác hại thuốc lá" 2006 "Thuốc lá độc hại giết người dưới mọi hình thức và vỏ bọc" 2007 " Vì môi trường không thuốc lá" 2008 " Tuổi trẻ không thuốc lá"
Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Không thuốc lá và Ngày Thế giới Không thuốc lá năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã lấy chủ đề  “Cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe”. Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá phối hợp với các ban ngành đoàn thể  tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền sâu rộng đến các cơ quan đoàn thể, người dân trong cộng đồng về tác hại của việc sử dụng thuốc lá.
Thành phần, độc tính của thuốc lá
Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh và tử vong có thể tránh được. Những năm gần đây người ta ngày càng hiểu rõ các tác hại của hút thuốc lá, thuốc lào (gọi tắt là thuốc lá).
I. Thành phần, độc tính của thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:
1. Nicotine:
Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.
Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.
2. Monoxit carbon (khí CO)
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)