Thực vật hạt trần

Chia sẻ bởi Lê Khánh Vũ | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Thực vật hạt trần thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn đến với phần Báo cáo của chúng tôi
Sinh viên thực hiện:
Lê Khánh Vũ
Dương Hiếu
Ngành hạt Trần(Gymnospermae)
Ngành thông là ngành có mức độ phát triển cao, biểu hiện trong việc phức tạp hóa cơ quan sinh sản để thích ứng với lối sống trên đất.
Chúng gồm những đại diện có thân gỗ, thân bụi, không có thân thảo, có cấu tạo thứ cấp, gỗ có quản bào nấm, chưa có sợi gỗ và nhu mô gỗ(trừ dây gắm có mạch thật). Là những cây thường xanh lá có hình chân vịt, hình vảy, hình kim.
Cơ quan sinh sản gồm 2 loại bào tử:
+ Bào tử nhỏ là hạt phấn, bào tử nhỏ là túi phấn và nằm ở mặt dưới lá bào tử nhỏ, chúng tập trung lại thành nón đực ở đầu cành
+ Bào tử lớn nằm trong túi bào tử lớn là noãn, noãn nằm ở mặt bụng nằm 2 bên sườn của lá bào tử lớn. Lá bào tử lớn tập trung thành nón cái. Noãn về sau phát triển thành hạt. Noãn chưa được lá noãn bọc nên gọi là hạt trần.
A.Chu trình phát triển của lớp Tuế(Cycadopsida)
1.Đặc điểm của lớp Tuế
Gồm những đại diện đang sống hoặc hóa thạch. Cây lớn, không phân cành hay it phân cành, lá lớn kép lông chim một lần, cơ quan sinh sản tập trung thành nón, nón phân tính riêng chi Cycas chưa tập trung thành nón.
Tuế có thân hình cột đơn, lá lớn,hình lông chim dài tới 2 m tập trung ở đỉnh, lá non cuộn tròn
Trong thân phần ruột rất phát triển chưa có tinh bột ngoài ruột là gỗ thứ cấp rồi đến tầng phát sinh và libe. Ngoài cùng là vỏ rất phát triển. Nón đơn tính mọc trên các cây khác nhau
2. Chu trình phát triển của lớpTuế (Cycadopsida)
Trên thể bào tử đực trưởng thành hình thành nên nón đực mọc ở đỉnh thân gồm 1 trục mang nhiều lá bào tử nhỏ chuyển hóa mạnh tạo thành các túi phấn bên trong chứa hạt phấn có 1 rảnh. Hạt phấn trước lúc phóng thích ra ngoài nảy mần thành 3 tb gồm tb phát sinh, tb ống phấn và 1 tb tương đương với tb sinh dưỡng cuả nguyên tản đực
Trên thể bào tử cái hình thành nên nón cái gồm nhiều lá noãn (lá bào tử lớn) thường tập trung ở đỉnh thân. Lá bào tử lớn phân thành 2 phần:
+ Phần không sinh sản dạng lá phân thành nhiều thùy
+ Phần sinh sản gồm 2 túi bào tử lớn tức noãn có từ 3 đến 6 noãn, noãn có cấu tạo tương đối đơn giản. Phía trên hình thành lổ noãn, dưới lổ noãn có phôi tâm, bên trong có 1 buồng nhỏ là buồng phấn
Hạt phấn nhờ gió đưa đến lổ noãn rơi vào buồng phấn, ở đây tb ống phát triển thành 1 ống đâm vào phôi tâm để hút thức ăn, đồng thời tb phát sinh phân chia cho 2 tinh trùng có vòng roi xoắn. Tinh trùng đc phóng thích vào khối nước ở trong buồng phấn. Nước này do miền ngoài của phôi tâm dung giải ngoài thành. Nhờ có roi, tinh trùng bơi qua khối nước đó tiến đến túi noãn bào, vào thụ tinh với noãn bào thành hợp tử rồi thành phôi( chỉ 1 tinh trùng thụ tinh với noãn bào). Lúc này noãn biến thành hạt và vỏ noãn trở nên cứng rắn làm thành vỏ hạt. Hạt trần khi chín rơi khỏi cây mẹ, gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm thành cây mới.
Như vậy, ta thấy tinh trùng có roi và sự thụ tinh vẫn còn cần nước nhưng nước do phôi tâm dung giải ra chứ không phải nước từ môi trường bên ngoài.
Sơ đồ chu trình phát triển của Tuế
B. Chu trình sống của Thông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Khánh Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)