Thực trạng tai nạn điện ở Việt Nam

Chia sẻ bởi Phạm Trà My | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Thực trạng tai nạn điện ở Việt Nam thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Thực trạng tai nạn về điện
ở Việt Nam
I. Hiện tượng bị điện giật
1. Thực trạng
Theo thống kê hằng năm, trung bình cả nước có đến 500 vụ tai nạn do điện trong đó có khoảng 200 đến 250 người tử vong.
Trong số 1.902 vụ tai nạn điện gây chết người được ghi nhận trong các năm từ 1997-2003, có đến 1.437 trường hợp tử vong là người dân.
I. Hiện tượng bị điện giật
2. Nguyên nhân
a) Do lắp đặt
Do nối sai các cực trên ổ cắm và các thiết bị điện.
Dây nối đất không nối đúng vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực dương, khiến dây trung tính trở thành dây dẫn điện của ổ cắm.
Nắp đậy cầu chỉ, hộp cầu dao, đầu ra ở đuôi đèn hỏng hoặc mất, dùng dây dẫn trần.
Các dây cáp mềm bị hư hỏng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc chạy ngầm dưới đất.
Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện.
Các thiết bị điện như: ổ cắm, bảng điện, đuôi đèn, bóng đèn, … kém chất lượng.
I. Hiện tượng bị điện giật
2. Nguyên nhân
a) Do lắp đặt
b) Do sử dụng
Cắm các thanh kim loại có tính dẫn điện tốt vào ổ điện
Thò tay vào ổ điện
Đùa nghịch với dây điện khi đang cắm
Do dùng điện thoại khi đang sạc, dùng các loại sạc kém chất lượng dẫn đến chập, cháy, nổ.
Phơi đồ trên các dây điện
Cắm dây điện vào ổ điện khi tay ướt, giắc cắm có nước


I. Hiện tượng bị điện giật
2. Nguyên nhân
a) Do lắp đặt
b) Do sử dụng
c) Một số nguyên nhân khác
Trèo qua các khu công nghiệp điện, cột điện, trạm biến thế
Khi sửa chữa điện không dùng đồ bảo hộ, dùng tay trần
Thiên tai làm đứt dây điện
Dây điện rơi xuống hồ, bể bơi
Dùng dây điện bị đứt, bị hở…


II. Cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật
Video sơ cứu nạn nhân bị điện giật
II. Cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật
Tắt cầu dao ngay lập tức
Dùng vật liệu cách điện tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện, không được dùng các thanh kim loại, không được chạm vào nạn nhân, không đi chân trần, chân ướt.
Sơ cứu
- Hô hấp nhân tạo
- Ép tim ngoài lồng ngực
Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
III.An toàn sử dụng điện trong gia đình
Sử dụng dây dẫn điện có bọc cách điện tốt.
Kiểm tra dây dẫn điện: Các loại dây dẫn điện có vỏ bọc nhựa thường dễ bị nứt, giòn, chảy vậy nên cần phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc về dây tiếp đất, tránh nguy cơ giật điện.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, bảo trì các thiết bị điện: cần lưu ý đến các vật dụng có khả năng rò rỉ điện như lò nướng, ấm đun nước, nồi cơm điện…
Không mở đồng loạt các thiết bị điện có công suất lớn.
Tắt các nguồn điện khi không sử dụng: vừa tiết kiệm điện lại đảm bảo an toàn.
Trong gia đình luôn phải có sẵn các dụng cụ cần thiết để sửa chữa điện khi xảy ra sự cố như bút thử điện, băng dính cách điện…
III.An toàn sử dụng điện trong gia đình
Cách ly các thiết bị điện với nguồn nước, không dùng tay ướt để chạm vào các thiết bị điện, không sử dụng các thiết bị điện bị hở hay dây điện bị đứt.
Tắt nguồn điện trước khi sửa chữa thay thế bất kỳ thiết bị điện nào và phải dùng gang tay bảo hộ.
Không được đóng đinh vào tường, nơi có các hệ thống điện ngầm.
Khi có sự cố xảy ra, việc đầu tiên là phải tắt nguồn điện, sau đó mới thực hiện các biện pháp xử lý.
Đặt các thiết bị điện ở những nơi khô ráo tránh bị hở điện hay giật điện khi thời tiết ẩm mốc, mưa nhiều.
Che chắn các ổ cắm điện, công tắc điện bằng tấm che.
III.An toàn sử dụng điện trong gia đình
Che chắn các ổ cắm điện, công tắc điện bằng tấm che.
Các thiết bị điện phải được thiết kế ngoài tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi hoặc nếu không thì phải dùng tấm chắn bảo vệ.
Khi trong nhà có mùi cháy khét hay phích cắm điện bị nóng bất thường, cần phải ngắt nguồn điện và lập tức kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân.
Không được dùng giấy bạc hay các loại dây kim loại khác để thay thế cầu chì, cầu dao.
III.An toàn sử dụng điện trong gia đình
Đối với trẻ em
Không để trẻ nghịch dây điện
Hạn chế sử dụng dây nhánh
Dùng lỗ cắm có vỏ bọc để bọn trẻ không tò mò nghịch lỗ cắm.
Không cho trẻ trèo lên cột điện, chơi gần hệ thống trạm biến áp.
Phải hết sức thận trọng khi ở ngoài trời trong những ngày mưa bão kèm theo sét. Bảo vệ bản thân tránh bị sét đánh bằng cách tìm một chỗ ẩn náu trong một căn nhà vững chắc hay cúi thấp mình và tránh xa cây hay các vật thể bằng kim loại nếu gặp phải ngoài trời.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trà My
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)