Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Chia sẻ bởi Đoàn Cao Thạch | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: thực trạng rác thải sinh hoạt tại Đồng bằng Sông Cửu Long thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Bài báo cáo môn: Môi trường Đồng bằng Sông Cửu Long
Chủ đề: Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ở ĐBSCL
Trường ĐH Đồng Tháp
Lớp ĐH KHMT10
Giảng viên hướng dẫn:
Bùi Trung Kha
Nhóm sinh viên thực hiện:
Đoàn Cao Thạch
Nguyễn Thị Hồng Nghi
Bùi Đức Duyên
Thiệu Thị Ngọc Ái
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Mục lục:
Khai thác nguồn nước ngầm
Các loại tầng ngậm nước và khả năng khai thác tại các khu vực đó
Tài nguyên nước ngầm ở Việt Nam
Ô nhiễm nước ngầm
Các vấn đề do khai thác một cách bất hợp lý nguồn nước ngầm.
I. Đặt vấn đề:
Xưa kia nước ta nghèo nàn lạc hậu, kinh tế chưa phát triển, lượng rác thải ra rất ít và ít có ai quan tâm đến vấn đề môi trường. Thế nhưng ngày nay dân số tăng lên rất nhanh, kinh tế xã hội rất phát triển đồng thời các đô thị mọc lên và mở rộng một cách nhanh chóng.
Cần Thơ xưa và nay
Chính vì tốc độ phát triển KT- XH ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng càng tăng nên kéo theo đó là lượng chất thải phát sinh ngày càng một gia tăng về chủng loại và tính độc hại, đã đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý và xử lý rác thải. Toàn bộ lượng rác này có đặc điểm chung là đa số chưa phân loại tại nguồn phát sinh. Hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng vứt rác bừa bãi, vứt xuống sông, kênh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy, việc tìm hiểu “Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ở ĐBSCL” là rất cần thiết nhằm nắm được thực trạng quản lý RTSH, từ đó có những giải pháp phù hợp khắc phục những khó khăn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần đưa ĐBSCL phát triển đúng hướng trong kế hoạch phát triển KT - XH đến năm 2015.
II. Mục tiêu
- Nghiên cứu hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại ĐBSCL
- Đánh giá ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến chất lượng môi trường trên vùng.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại tại nguồn và tái chế. . Nhằm hướng tới mục tiêu “phát triển bền vững” trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
III. Giới thiệu chung về địa điểm khảo sát.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.747 km2
Diện tích
Các tỉnh thành.
Qui mô
Đông Bắc
CAMPUCHIA
ĐÔNG NAM BỘ
VỊNH THÁI LAN
BIỂN ĐÔNG
Vị trí của vùng ĐB SCL.
Phía Bắc
IV. Tổng quan về rác thải sinh hoạt (RTSH)
1 Khái niệm
Theo Nguyễn Văn An (2005), RTSH (hay chất thải rắn sinh hoạt) được định nghĩa: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được sinh ra từ mọi người và mọi nơi như: gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cở sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò.


Theo Trần Kiên và Mai Sỹ Tuấn (2007), RTSH là chất thải do con người thải ra sau khi sử dụng những sản phẩm trực tiếp từ thiên nhiên hoặc qua chế biến xử lý của con người từ các khu dân cư và nó được xuất phát từ sinh hoạt hằng ngày của con người.


2. Phân loại
Theo Lê Văn Khoa (2000), RTSH được chia làm 2 loại chính: - Rác hữu cơ dễ bị phân hủy là các loại rác hữu cơ dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp.
- Rác tái sinh là rác khó phân hủy và có khả năng tái sử dụng như các chất thải rắn, bọc nilon.
Theo Nguyễn Văn An (2005), RTSH được chia làm 3 loại:
- Rác khô (rác vô cơ): gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng 
- Rác ướt (rác hữu cơ): gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật và phân động vật.
- Chất thải nguy hại: là những phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, hóa chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế và rác thải điện tử.
V. Hiện Trạng

Số liệu thống kê về các nguồn chất thải ở ĐBSCL cho thấy: chất thải rắn sinh hoạt khoảng 606.276 tấn/năm, nước thải sinh hoạt khoảng 103 triệu m3/năm, chất thải rắn công nghiệp khoảng chất thải rắn công nghiệp khoảng 47,2 triệu m3/năm, chất thải bùn thải nuôi trồng thủy sản khoảng 456 triệu m3/năm, rác thải y tế khoảng 3.800 tấn/năm, các loại rác, chất thải nguy hại này hầu hết chưa được xử lý triệt để, vẫn tiếp tục được thải bừa bãi ra môi trường sống và hệ thống sông, kinh, rạch trong khu vực.
Đối với rác thải ở các cấp thị trấn, thị tứ, cấp xã, rác hữu cơ chiếm thành phần chủ yếu, khoảng từ 52,22% tới 59,28%; rác có thể tái chế chỉ từ 9,72% (cấp xã) tới 12,58% (cấp thị trấn); rác nguy hại từ 0.02 tới 0,04% (Nguyễn Bình, 2006).
Ở nhiều khu vực chợ nhỏ cũng như cụm tuyến dân cư ở ĐBSCL hiện nay rác thải hầu như không được thu gom và xử lý tập trung dẫn đến hình thành nhiều bãi rác nhỏ gây ô nhiễm môi trường hoặc nếu có thu gom là cũng do những người giữ chợ họ gom lại thành đống ngay ở khu vực chợ gần khu dân cư nên làm lan tỏa các khí độc hại đến khu vực dân cư làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Rác thải sinh hoạt gia đình được người dân vứt bừa bãi trên tuyến quốc lộ 91B (http://hn.24h.com.vn)

Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam bộ và Cơ sở 2 Đại học Thủy lợi, tổng số chất thải rắn hàng năm của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 3,7 triệu tấn. Phần lớn trong số đó chưa được thu gom và xử lý khoa học, mà trực tiếp hoặc gián tiếp thải xuống sông rạch.
Trong số rác thải đó, có 2,3 triệu tấn rác thải sinh hoạt (kể cả phân súc vật và gia cầm); 1,4 triệu tấn rác công nghiệp, dịch vụ và 40.000 tấn rác thải bệnh viện. Riêng lượng chất thải rắn do chăn nuôi đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22.500 tấn/ngày đêm, chất thải lỏng (kể cả nước rửa chuồng trại) khoảng 40 000 m3/ngày đêm.
Ước tính lượng chất thải do súc vật và gia cầm thải ra toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm BOD 5 là 432,9 tấn/ngày đêm; COD là 1.643,8 tấn/ngày đêm; tổng số N là 86,8 tấn/ngày đêm; tổng số P là 40,5 tấn /ngày đêm.
Rác thải và hồ thu nước rỉ rác (Tân Long, Phụng Hiệp, Hậu Giang)
(Nguồn: Công ty Công trình Đô thị tỉnh Sóc Trăng, 2006)
Với một khối lượng lớn chất thải đổ ra các con sông, kênh rạch, ao hồ, chất lượng nguồn nước ở khu vực này ngày một xấu đi. Theo Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường, hầu hết các ao nuôi cá tôm đều nhiễm hữu cơ, các chất COD, BOD, N, P… đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, tác động bất lợi đến hệ sinh thái.
Nguồn nước trên sông Tiền, sông Hậu và các cửa sông thông ra biển đã có dấu hiệu nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh. Quan trắc môi trường cho thấy các chỉ tiêu bị nhiễm bẩn chất hữu cơ là BOD,COD, coliform, H2S, NH4, phèn sắt… do các nguồn thải sản xuất công nghiệp, đô thị và khu dân cư… Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm Asen cũng đã được phát hiện ở Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu… Điều nguy hiểm là hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 20% đến 30% số hộ gia đình chưa có nước sạch để sử dụng trong đời sống và sinh hoạt.
VI. Nguyên nhân
Sự đa dạng về dân cư, mà tính chất nguồn thải, tập quán sinh hoạt
Tác động của tăng dân số và áp lực đô thị hóa đến rác thải
Trong vùng cũng có nhiều sông nhỏ và kênh rạch. Dân cư thường sống dọc theo các sông và những kênh rạch này. Vì vậy khu vực dân cư ở thì phân tán, không tập trung, điều này ảnh hưởng tới việc thu gom và xử lý rác thải, cùng với tập quán của người dân đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn.
Thói quen hoạt động sản xuất, cộng với nhiều khu công nghiệp hình thành với nhiều nhà máy, xí nghiệp đi vào sản xuất khiến chất lượng môi trường ngày càng đáng lo ngại. 
Lượng chất thải từ sản xuất công nghiệp dịch vụ, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi và chất thải từ sản xuất nông nghiệp đang ngày một gia tăng.
Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế chưa phát triển, công nghệ, phương tiện, máy móc xử lý rác thải còn lạc hậu.
Các xã trên địa bàn nông thôn chưa có đội ngủ bảo vệ môi trường xử lý rác thải, việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền và giáo dục chưa có hiệu quả.
Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ ý thức của người dân Việt Nam về việc phân loại rác để tái chế, bảo vệ môi trường chưa cao. 
Tập quán sinh hoạt, chủ yếu là thải trực tiếp các chất thải (từ người, gia súc và gia cầm) vào nguồn nước của cư dân cũng làm cho nước mặt ở ĐBSCL có độ nhiễm vi sinh cao với nồng độ Coliform trung bình khoảng 300.000 - 1.500.000 con/100ml. Các bè cá nuôi trên sông với lượng chất thải trên 3 triệu tấn/năm là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể
Rác chưa được phân loại tại nguồn, hoặc thiếu thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt. Rác thải vẫn bị đổ chung vào một nơi, không được phân loại gây khó khăn cho việc xử lý bằng các phương pháp tái chế, composting, đốt rác phát điện, chôn lấp… 
VII. Hậu quả
Hệ quả tất yếu là vấn đề ô nhiễm do rác thải ngày một trầm trọng. Người dân phải sống chung với ruồi, muỗi. Không khí nặng mùi từ các bãi rác khiến nhiều người mắc các bệnh về đường hô hấp. Thêm vào đó, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước rỉ rác gây ra, khiến con người dễ mắc các căn bệnh nguy hiểm như: ung thư, bệnh ngoài da nếu uống, dùng…
1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rửa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
2. Ảnh hưởng đến môi trường nước

Rác có thể bị phân hủy, cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn.
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước.
Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt, là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lị trực khuẩn, thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
3. Ảnh hưởng đến môi trường đất

Các chất độc trong rác xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.
Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất, nilon cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.


4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da và phụ khoa.
Hàng năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan đến rác thải, đặc biệt là những xác động vật bị thối rửa, trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sunfua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải, kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đến những người mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, trong các bãi rác thường chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh thật sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong bãi rác như chuột, ruồi, muỗi và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.
5. Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị

Rác thải chưa qua xử lý được thải ra lưu vực sông ngày càng nhiều, kéo theo việc gây ô nhiễm môi trường sông ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung. Nhất là du lịch sông nước hiện đang chiếm 80% lượng khách nước ngoài đến Việt Nam (Nguyễn Ngọc Thành, 2008).
Hiện nay, tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường phố, công viên, những nơi công cộng nhất là tại các khu vực chợ đã làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan đô thị. Đây là vấn đề xuất phát từ ý thức mỗi người.
VIII. Gải pháp
- Đơn giản nhất vẫn là chôn lấp rác thải.
- Khuyến khích, hướng dẫn người dân phân loại rác, sử dụng sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu tái chế…
- Xây dựng nhà máy tái chế rác thải để tiếp nhận, xử lý nguồn rác sau khi đã được phân loại tại nguồn.
Tăng cường lắp đặt thùng rác ở nhiều nơi, đặc biệt là nơi có nhiều người qua lại, nơi công cộng, chợ, trường học tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bỏ rác vào thùng.
- Giáo dục về môi trường cho học sinh ở mọi cấp học để nâng cao ý thức vệ sinh môi trường.
- Tổ chức vớt rác định kỳ theo các tuyến kênh, rạch trên địa bàn, khu vực để hạn chế ô nhiễm môi trường nước, thu hút khách du lịch.
- Tiến hành phân loại rác tại nguồn (tại hộ gia đình) thành 2 loại là rác vô cơ và rác hữu cơ, mỗi hộ gia đình phải có 2 dụng cụ chứa rác để phân loại góp phần thuận lợi trong công tác thu gom và xử lý RTSH của người dân.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường bằng nhiều hình thức như tuyên truyền thông qua đài phát thanh, mở các lớp tập huấn kỹ thuật bảo vệ môi trường cho người dân, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và giữ gìn vệ sinh môi trường, vận động người dân trong cộng đồng và các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, khu vực phải hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong cuộc sống.
- Áp dụng phương thức 3R trong xử lý RTSH tại hộ gia đình là nên giảm thiểu số lượng rác thải bằng cách tái chế và tái sử dụng lại rác thải để hạn chế ô nhiễm môi trường và tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên:
+ Bán ve chai các loại như: nhựa, thủy tinh, giấy, lon…..
+ Riêng đồ ăn, cơm thừa….sẽ được dùng để nuôi gia súc, gia cầm….
+ Phần còn lại được thu gom bỏ lên xe lấy rác
IX. Dự đoán.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL được dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn cho các giai đoạn khá lớn.
Đến năm 2015: Tổng khối lượng CTR phát sinh khoảng 4.604 tấn/ngày, trong đó CTR sinh hoạt: 4.253 tấn/ngày; CTR công nghiệp: 310 tấn/ngày và CTR y tế: 41 tấn/ngày. Đến năm 2020: Tổng khối lượng CTR phát sinh khoảng 7.539 tấn/ngày, trong đó CTR sinh hoạt: 6.514 tấn/ngày; CTR công nghiệp: 973 tấn/ngày và CTR y tế: 52 tấn/ngày. Chính vì thế, việc Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đã trở nên cấp thiết.
Phạm vi lập quy hoạch xây dựng KXL CTR vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố: TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau với diện tích tự nhiên là 16.294 km2 và dân số là 6,267 triệu người.
Quy hoạch tập trung xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Quy hoạch nhằm mục tiêu đảm bảo đến năm 2015 có 90% và 2020 có 100% CTR phát sinh tại các tỉnh thuộc vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được thu gom và xử lý.
X. Kết luận.
Dân cư và mật độ dân cư ngày càng đông, rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, vấn đề về ô nhiễm môi trường, về sức khỏe cộng đồng đang được đặt ra. Nếu nó không được kịp thời giải quyết thì đến một mức độ nào đó nó sẽ có ảnh hưởng xấu về mặt kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng dân cư trong vùng.
Bước đầu rác thải có thể được xử lý theo dạng thủ công (ủ phân, chôn lấp…) nhưng sau cần được xử lý triệt để hơn. Trong tương lai cần có chính sách đầu tư cho hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Từng bước hoàn thiện và nâng cao hoạt động của hệ thống này và có thể tiến tới xã hội hóa việc thu gom rác thải ở nông thôn.
Đặc biệt:
Ở mỗi địa phương, cần thường xuyên tuyên truyền xây dựng ý thức cho người dân trong bảo vệ môi trường và ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường thông qua việc định kỳ ngày toàn dân ra quân làm đẹp môi trường. Thực hiện tốt việc thiết kế đầu tư thoả đáng cho cơ sở hạ tầng vùng nông thôn (Nhân dân xử lý rác thải nông thôn).
Bài báo cáo của nhóm 10 đến đây là hết!
Cảm ơn thầy và các bạn theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Cao Thạch
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)