Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều ( bản mới)

Chia sẻ bởi Bùi Hà Phương | Ngày 21/10/2018 | 127

Chia sẻ tài liệu: Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều ( bản mới) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều
( Trích " Truyện Kiều" của Nguyễn Du)

Giảng văn 10 - Tiết 88
Chào mừng
các thầy cô giáo
và các em học sinh !

Kiểm tra bài cũ
Đi tìm bức tranh
bí ẩn?
Kiểm tra bài cũ
1. Nguyễn Du đã nêu lên những nỗi đau và phẩm chất đẹp đẽ gì của Kiều qua đoạn trích " Những nỗi lòng tê tái" ?

a. Nỗi tủi cực, đau đớn, nhục nhã và cô đơn của Thuý Kiều
khi bị rơi vào cảnh sống lầu xanh.
b. Sáng ngời phẩm chất cao quý của con người: Hiếu thảo
với cha mẹ, có trách nhiệm với các em, nặng ân nghĩa với
người yêu.
c. a&b
d. ý kiến khác

Đi tìm bức tranh
bí ẩn ?
Phần mộ thi hào Nguyễn Du tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh
2. Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái " ?

a. Nghệ thuật đối, điệp từ, từ láy, đại từ phiếm chỉ.
b. Ngắt nhịp thơ để miêu tả tâm trạng.
c. Miêu tả nội tâm nhân vật rất tinh tế.
d. Cả 3 ý trên.
* Đáp án: cả ba ý trên


Kiểm tra bài cũ
Đi tìm bức tranh
bí ẩn ?
Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều
( Trích " Truyện Kiều" của Nguyễn Du )
I. giới thiệu chung
Vị trí đoạn trích
- Từ câu 1519 đến câu 1526 .
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai ?
I. giới thiệu chung
Vị trí đoạn trích
- Từ câu 1519 đến câu 1526 .
+ Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh của Tú Bà và lấy nàng làm lẽ.
+ Hạnh phúc bên Thúc Sinh nhưng Kiều vẫn lo lắng không yên, nàng khuyên Thúc Sinh về trình bày sự thật với Hoạn Thư.
2. Đọc diễn cảm
Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều
( Trích " Truyện Kiều" của Nguyễn Du)

Người lên ngựa, kẻ chia bào(1),
Rừng phong (2), thu đã nhuộm màu quan san (3),
Dặm hồng (4), bụi cuốn chinh an (5),
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường !
( Sách giáo khoa Văn 10 - Tập I )

I. giới thiệu chung
1. Vị trí đoạn trích
3. Kết cấu đoạn trích :
- Phần I : 4 câu đầu : Cảnh chia ly
- Phần II : 4 câu cuối : Tâm trạng sau khi chia ly
I. giới thiệu chung
1. Vị trí đoạn trích:
2. Đọc diễn cảm:
Đoạn trích được chia ra thành mấy phần?
Nêu ý chính của từng phần ?

II. đọc - hiểu.
1. Bốn câu đầu : Cảnh chia ly
Người lên ngựa, kẻ chia bào (1),
Rừng phong (2), thu đã nhuộm màu quan san (3).
Dặm hồng (4), bụi cuốn chinh an (5).
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Điểm nhìn cảnh vật
Cảnh ly biệt được nhìn dưới con mắt
của Nguyễn Du hay nàng Kiều ?
Câu 1 Câu 2+3+4

Nguyễn Du Kiều
( chủ thể ) (chủ thể )


Thực cảnh
+ vừa là thực cảnh
+ vừa là tâm cảnh
II. đọc- hiểu.
1. Bốn câu đầu: Cảnh chia ly
a. Câu 1
- Người lên ngựa >< Kẻ chia bào
( tiểu đối)
dứt khoát bịn rịn
Nhịp thơ: 3/3 cân đối => gợi sự ly biệt, cắt chia.
- Từ ngữ:
người / kẻ
( bình thường) ( gợi thương , tủi cực)
=>Gợi cảnh chia ly nhưng Nguyễn Du nghiêng sự thương cảm về phía Kiều hơn.
Nguyễn Du đã dùng biện pháp nghệ thuật
gì để tả cảnh chia ly ?
Tâm trạng Thuý Kiều lưu luyến, bịn rịn, đầy xót xa và hồi hộp. Cuộc chia ly này do Kiều đưa ra, nàng hoàn toàn ý thức được sự mất mát, hụt hẫng của mình. Vì thế, nỗi đau ấy thể hiện sự vị tha, là nỗi đau cao thượng, đẹp đẽ mà Nguyễn Du đã khám phá trong người phụ nữ " hiếu nghĩa đủ đường ".
Qua đó , em thấy tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào ?
II. đọc- hiểu.
1. Bốn câu đầu : Cảnh chia ly
a. Câu 1
b. C©u 2 + 3 + 4
Rừng phong(2), thu đã nhuộm màu quan san(3).
Dặm hồng(4) bụi cuốn chinh an(5),
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Hình ảnh thiên nhiên
- Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san

( chuyển đổi không gian, thời gian )

tươi tốt, hy vọng lụi tàn, u uất
( chuyển đổi tâm trạng)
màu quan san


Gợi sự xa xôi, cách trở, lạnh lẽo.

=> Cảnh được dõi theo chiều dài của không gian, Thúc Sinh ra đi trong nỗi buồn mênh mông, tê tái của Thuý Kiều.
II. đọc- hiểu.
1. Bốn câu đầu: Cảnh chia ly
a. Câu 1
b. C©u 2 + 3 + 4
- Dặm hồng bụi cuốn chinh an => mờ khuất dần hình bóng của Thúc Sinh , đồng thời cũng mất dần hy vọng hạnh phúc nhỏ nhoi và sự bình yên của Kiều với Thúc Sinh.

- Ngàn dâu xanh ( ẩn dụ ) => nơi trai gái tự tình nhưng ở đây lại gợi ly biệt.. .Tình yêu thương, gắn bó nhưng giờ phải chia xa:

Cảnh ( còn) ------- Người ( đã khuất)

=>Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình Nguyễn Du đã gợi nên bức tranh thiên nhiên với một nỗi cô đơn , một thể bao vây bởi sự trống trải ngập tràn như những ngàn dâu xanh bất tận.
II. đọc- hiểu.
1. Bốn câu đầu: Cảnh chia ly
a. Câu 1
b. C©u 2 + 3 + 4
Hình ảnh thiên nhiên
2 . Bốn câu cuối: Tâm trạng sau khi chia ly
a. Câu 5- 6
Người về ( Kiều) - chiếc bóng: đơn chiếc
- năm canh: dài
=>Kiều thương mình, đau đớn cho hoàn cảnh của mình bao nhiêu, nàng lại càng thương cảm cho chàng Thúc " muôn dặm một mình xa xôi" bấy nhiêu. ở đây, ta thấy sáng lên phẩm chất cao quý của nàng Kiều: một con người đầy lòng bao dung, nhân hậu.
II. đọc- hiểu.
1. Bốn câu đầu: Cảnh chia ly
a. Câu 1
b. C©u 2 + 3 + 4
Kẻ đi ( Thúc Sinh)
- một mình: lẻ loi - muôn dặm, xa xôi
Sự phân ly của một mối tình
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường !
b. Câu 7- 8
- Vầng trăng: tình yêu trọn vẹn
=> mơ ước hạnh phúc lứa đôi chính đáng của Thuý Kiều.
- Ai xÎ....? => C©u hái tu tõ víi hµm ý tr¸ch mãc, o¸n hên
(®¹i tõ phiÕm chØ )

- Xẻ ( động từ) => tách rời chầm chậm, gợi sự xót xa, đau đớn, quặn thắt với bao nhức nhối.
* Hình ảnh vầng trăng không trọn vẹn trở thành nỗi ám ảnh cứa vào trái tim đã hơn một lần bị tổn thương của Kiều.

Hình ảnh vầng trăng gợi cho em liên
tưởng đến câu ca dao quen thuộc nào
về tình yêu đôi lứa?

II. đọc- hiểu.
1. Bốn câu đầu: Cảnh chia ly
2 .Bốn câu cuối: Tâm trạng sau khi chia ly
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?
( Ca dao)

ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng?
Sắc thái ý nghĩa của từ " xẻ" ?

a. Câu 5- 6
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường !
- Nửa in gối chiếc / nửa soi dặm trường


( đối lập song trùng)
gối lẻ >< xa xôi vời vợi
( tủi thương ) ( lo lắng, nhung nhớ )

=>Nghệ thuật đối lập và bút pháp tả cảnh ngụ tình tạo nên cảnh đồng hiện của hai không gian, hai tâm trạng trong cùng một chủ thể. Kiều thương cho tình yêu cùng với những dự cảm tan vỡ, chia ly và dự báo bi kịch mới sẽ xảy ra với cuộc đời " đoạn trường " của nàng.
Nghệ thuật đặc sắc được dùng ở câu cuối là gì?
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

II. đọc- hiểu.
1. Bốn câu đầu: Cảnh chia ly
2 .Bốn câu cuối: Tâm trạng sau khi chia ly
a. Câu 5- 6
b. Câu 7-8
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường!

a. Khắc họa cuộc chia ly với hạnh phúc nhỏ nhoi, đồng thời thể hiện tình cảm lưu luyến, ngậm ngùi cùng với những dự cảm tan vỡ .

b. Đồng cảm với niềm khát khao hạnh phúc và bi kịch đau đớn của con người.

c. Khẳng định những phẩm chất vị tha, nhân hậu, sâu nặng nghĩa tình của Thúy Kiều dù trong hoàn cảnh éo le, trớ trêu .

*Đáp án : Cả ba ý trên.
1. Néi dung
III. Tổng kết :
1 Nội dung
2. Nghệ thuật
a. Bút pháp tả cảnh ngụ tình gợi ra bức tranh có đường nét, màu sắc thơ mộng, trang nhã được nhìn từ nỗi buồn chia biệt.
b. Khả năng dựng cảnh tài tình gợi tả nỗi sầu chia ly.
c. Hình ảnh đối lập và cách ngắt nhịp thơ đặc biệt gợi tâm trạng đau đớn nhức nhối, giằng xé đến tột độ.
d. Câu hỏi tu từ gợi sự cô đơn, xót xa đến hẫng hụt bẽ bàng.


III. Tổng kết
Sơ đồ hoá đoạn trích
" Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều"
Cảnh ly biệt thơ mộng, trang nhã, gợi nỗi sầu chia ly
Tình ly biệt lưu luyến với nỗi đau đớn khi phải lìa xa hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống yên bình
Câu 1-2-3-4
Câu 5-6-7-8
Tả cảnh ngụ tình, đối lập, câu hỏi tu từ.
Khẳng định những phẩm chất vị tha, nhân hậu, sâu nặng nghĩa tình của Thúy Kiều, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du trước bi kịch số phận con người.
Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều
( Trích " Truyện Kiều" của Nguyễn Du)
I. giới thiệu chung
1.Vị trí đoạn trích
2. Đọc diễn cảm
3. Kết cấu đoạn trích

II. Phân tích
1. Bốn câu đầu: Cảnh chia ly
2. Bốn câu cuối: Tâm trạng sau khi chia ly

III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật





1. Theo em nhan đề của đoạn trích " Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều" đã hợp lý chưa? Vì sao?

2. Phân tích đoạn trích " Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều" để thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình bậc thầy của Nguyễn Du .
Thảo luận
Giờ học kết thúc
Xin cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Hà Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)