Thực hiện các tiết thực hành , sinh hoc lớp 10,11,12

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung | Ngày 23/10/2018 | 78

Chia sẻ tài liệu: Thực hiện các tiết thực hành , sinh hoc lớp 10,11,12 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC (MÔN SINH HỌC)
ÁP DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG GIẢNG DẠY ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC:
Không phải các tiết thực hành nào trong chương trình sinh học phổ thông đều có thể tiến hành được, vì vậy tổ chức giảng dạy các tiết thực hành này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo, phù hợp với tình hình cơ sở vật chất nhà trường hiện có, tham luận này chỉ nêu được một số tiết thực hành đã làm được trong thời gian qua tại trường THPT Trần Bình Trọng.
“… phương pháp thực hành nếu được tổ chức đúng đắn sẽ đem lại một giá trị nhận thức về giáo dục to lớn, học sinh trên cơ sở tìm hiểu trực tiếp bằng giác quan sẽ hình thành được các biểu tượng, khái niệm cụ thể về đối tượng và hiện tượng tự nhiên, óc quan sát được mài sắc, tư duy được phát triển, nâng cao tính tích cực và tự lực của học sinh…”
“..sử dụng phương pháp thực hành trong dạy học sinh học còn là yêu cầu của việc thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng: Học kết hợp với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiển…” ( Trích Lý luận dạy học sinh học đại cương, trang 98 và 99 . tập I. tác giả Trần Bá Hoành, NXB Giáo dục, 1980) , từ những yêu cầu đó, chúng ta nhận thấy, trong phần lý thuyết của chương trình sinh học, ta có thể đưa được thí nghiệm thực hành vào tiết dạy nhằm tạo sự hứng thú trong dạy học và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của tiết học.
Báo cáo này tập trung nêu một số áp dụng thí nghiệm thực hành trong chương trình sinh học lớp 10, 11, 12 THPT
II/ MỘT SỐ ÁP DỤNG CỤ THỂ:
A/ SINH HỌC LỚP 10 ( Cơ bản và nâng cao )
Áp dụng1/
Phần II, Sinh Học Tế Bào , Chương II Cấu trúc tế bào:
Bài 8,9,10 ( sách cơ bản , tế bào nhân thực )
Bài 14,15,16,17, ( sách nâng cao, tế bào nhân thực)
1/Chuẩn bị của Giáo viên: (tùy vào nội dung từng tiết dạy)
KHV, lam kính ,nước cất, phẩm nhuộm màu ( IK, xanh mê-ty-len ) nếu trường có trang bị máy chiếu kết nối với KHV, cả lớp sẽ được quan sát cùng lúc.
Mẫu vật sống:
-Củ hành tây ( để xem tế bào biểu bì dưới)
- Quả ớt chín , cà chua ( để xem sắc lạp )
-Lá hồng trai hay thài lài tía ( để xem lục lạp và sắc lạp màu tím, que tinh thể CaCO3 )
Gv làm sẳn mẫu thực vật để quan sát dưới KHV.
2/Áp dụng trong tiết dạy:
Đầu tiết dạy gv dùng mẫu vật sống ( ví dụ, củ hành tây, lá hồng trai) thực hiện thao tác lấy mẫu cho học sinh xem.
3/ Hiệu quả dạy học:
Học sinh thấy được vị trí cụ thể của từng bào quan có kích thước lớn như nhân tế bào, lục lạp, sắc lạp, các cấu trúc khác nhỏ hơn chỉ thấy được dưới KHV điện tử, đặc biệt, không bào ở tế bào biểu bì hành tây ở KHV thường , sẽ được thấy rất rõ, nó chiếm hầu hết thể tích tb và ép nhân tế bào ra sát thành tế bào.
Áp dụng 2/
Phần II, chương III, Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Bài 14 : Enzim ( sách cơ bản, mục I .3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của Enzim, trang 58 )
Bài 22 : Enzim ( sách nâng cao , mục I.3/4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của Enzim trang 75) Gv dùng mẫu Ya –ua để minh họa:
a/ liên quan giữa tác động của En zim và nhiệt độ:
nếu ủ ya-ua ỏ nhiệt độ cao , ánh nắng nóng, tốc độ lên men sẽ rất nhanh và ya –ua bị kết tủa, sản phẩm mất chất lượng
b/ liên quan giữa nồng độ Enzim và nồng độ cơ chất:trong quá trình làm ya-ua,
-nếu dùng hủ cái (men ) ít,1 hay 2 hủ cái, cơ chất nhiều ( 3 đến 4 lon sữa ) quá trình lên men sẽ chậm, chất lượng sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu.
-nếu dùng đủ men, cụ thể 1 hủ cái cho 1 lon sữa , cho lên men trong 10 giờ , thời tiết lạnh, cần ủ ấm, chất lượng sản phẩm sẽ đạt yêu cầu.
( gv cho học sinh nếm thử một vài hủ ya-ua ,hủ bị kết đông và hủ đạt chất lượng để làm không khí lớp học thêm sinh động)
Áp dụng 3:
Phần hai, chương IV : Phân bào. Nguyên phân và giảm phân (Sinh 10 cơ bản và nâng cao)
Gv sử dụng đồ dùng dạy học là :
*các mô hình không gian về nguyên phân và giảm phân để cho học sinh thấy rõ các kỳ của Phân bào.
Áp dụng 4:
Bài 20: thực hành ( tiết 23 ) sinh 10:Quan sát tiêu bản nguyên phân rễ hành dưới kính hiển vi
* Tiêu bản Nguyên phân ở rễ hành :
Để dễ quan sát ta cần xử lý chóp rễ với HCl loãng (3 phút) trước khi nhuộm màu và đặt chóp rễ, ép nhẹ lên lam kính.
Áp dụng 5:
Phần ba: Sinh học Vi Sinh Vật, chương II
bài 25 mục II.1) Nuôi cấy không liên tục ( sách cơ bản , trang 100);
bài 38 mục II.1 ) Nuôi cấy không liên tục ( sách nâng cao, trang 128)
Gv dùng hai mẫu rượu nho:
-Một mẫu rượu nho đã làm được 1 tuần , không có cặn lắng dưới đáy để biểu thị pha cân bằng , số lượng tế bào vi khẩn đạt trị số cực đại .
- Một mẫu rượu nho làm đã lâu , có cặn lắng ở đáy chai, ( do không rút sinh khối tế bào ra khỏi môi trường nuôi cấy ) để biểu thị pha suy vong
Gv cho học sinh nếm thử , để so sánh chất lượng sản phẩm và tạo không khí sinh động trong lớp học.
B/SINH HỌC LỚP 11( Cơ bản)
Bài 21: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người:
Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai người khám bệnh và bệnh nhân, qua đó học sinh hứng thú, biết được cách đo huyết áp thông thường cho bố mẹ , ông bà ở gia đình ( video clip đính kèm).
Chúng ta cũng có thể nhờ nhân viên y tế của trường trực tiếp hướng dẫn các em kỹ năng, thao tác thực hiện các bước đo huyết áp tại lớp.
Bài 33 Thực hành :Xem phim về tập tính động vật
Bài 40 Thực hành : Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Ở hai bài này trên mạng xã hội ( youtube.com ) đã được các thầy cô ở các trường THPT tải lên rất nhiều, chúng ta có thể hướng dẫn cho các em xem qua máy chiếu tại lớp học và đề nghị các em quan sát, nhận xét, viết bài thu hoạch như sách giáo khoa đã hướng dẫn. Vd: youtube.com/bài thực hành tập tính động vật.
C/SINH HỌC LỚP 12 ( Cơ bản)
Bài 7 ( tiết 7 ) :Quan sát Giảm phân ở Nhiễm sắc thể châu chấu
Phải dùng châu chấu lớn có kích thước thân khoảng 5 cm chiều dài, 1cm chiều rộng, ta mới dễ tách tinh hoàn, khi dùng kim mũi giáo tách tinh hoàn châu chấu ta cần đặt vào cốc nước, lớp mỡ bao quanh tinh hoàn sẽ nổi lên và ta dễ tách được các ống sinh tinh dạng hình nải chuối, nhuộm màu 10 phút , rửa sạch rồi mới đạt lên lam kính quan sát.
III/ MỘT SỐ ÁP DỤNG Ở MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10:
Áp dụng 1: Dùng mô hình quy trình sản xuất mạch nha (Đ D D H tự làm )để minh họa cho việc chế biến sắn trong dân gian (bài 44, trang 135 , SGK :Chế biến lương thực thực phẩm )
Áp dụng 2:
GV Sử dụng phương pháp phân vai, xây dựng kịch bản để giảng dạy Phần II Tạo lập doanh nghiệp; bài 52 , trang 161, Công nghệ lớp 10, trang 161
Gv cho từng tổ lựa chọn Lĩnh vực kinh doanh ,cụ thể: Các Kịch bản
- tổ 1 : Bán hàng mỹ nghệ lưu niệm
- tổ 2 : Thành lập công ty huấn luyện người mẫu
- tổ 3 : Kinh doanh sách giáo khoa
- tổ 4 : Thành lập công ty sản xuất Xoài ngâm giấm ( phù hợp địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào là xoài )
*Gv hướng dẫn cho học sinh tự chuẩn bị các khâu:
Tên Kịch bản , thời lượng khoảng 15-30 phút cho một tổ.
Phân công:
Người viết lời thoại trong nội dung của kịch bản
Đạo diễn
Diễn viên
*Gv đề nghị thành viên của tổ khác chú ý và phỏng vấn đối với tổ bạn vừa diễn xong vở kịch của họ. vd, trong kịch bản Kinh doanh SGK,
Hỏi: Bạn lấy đâu ra nguồn vốn hàng chục triệu đồng để thành lập của hàng bán SGK?
Đáp: Bảo vệ đề án kinh doanh SGK với người thân ( bố, mẹ..) và với công ty FAHASA để được tạo điều kiên ban đầu về kinh doanh sách ở địa bàn gần trường học . *Gv cho học sinh dùng máy ảnh hay ĐTDĐ quay một đoạn video clip về vở kịch của tổ bạn để xem lại và nhận xét ưu khuyết của vở kịch; đánh giá hiệu quả dạy học trong giảng dạy môn Công nghệ, phần Kinh doanh.
Nhận xét:
Qua thực tế giảng dạy phần Kinh doanh trong chương trình Công nghệ 10, chúng tôi nhận thấy học sinh rất năng động hứng thú và nhiều sáng tạo trong việc chuẩn bị và viết kịch bản, đóng vai, qua đó học sinh bước đầu hiểu được các quy luật và quá trình kinh doanh diễn ra thường xuyên trong đời sống hằng ngày ở địa phương các em đang cư trú.
Mẫu kịch bản
Tên Kịch bản:….
Thời lượng: 15’-30’
Tóm lược nội dung kịch bản kinh doanh:
Đạo diễn:…..
Hóa trang:…….Dựng cảnh
Diễn viên: hs1:…trong vai:( Bố/ mẹ )
hs 2:…trong vai:

IV/ MÔN NGHỀ LÀM VƯỜN ( LỚP 11, CƠ BẢN )
ÁP DỤNG Ở CÁC BÀI KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN TRÁI
Về phần này đã áp dụng SKKN “ Tổ chức các tiết thực hành dã ngoại môn Nghề làm vườn cho học sinh lớp 11)
Vd: Kỹ thuật trồng cây Xoài, Mít, Hoa hồng, Rau xanh…
Để tổ chức tốt buổi dã ngoại, GV thực hiện các bước:
1.Tìm địa điểm để dạy học tại nhà học sinh có làm vườn (trồng cây ăn trái, trồng rau..)
2.Gv liên hệ với PHHS tại vị trí sẽ tập kết , nhờ người biết kỹ thuật trông trọt lâu năm, có thể là bố mẹ hoặc các “lão nông tri điền” báo cáo quá trình và kỹ thuật trồng cụ thể một loại cây ăn trái ( vd cây xoài) từ khâu làm đất, trồng cây con, bón phân, chăm sóc, đến khâu cuối là thu hoạch.)
3.Gv, xin phép nhà trường tổ chức tập kết hs đến địa điểm , bảo đảm ATGT và sức khoẻ cho học sinh, thời gian một buổi ( từ 7h đến 11h)
Tổ chức tiết học:
-Gv chia lớp thành 4 tổ, mang theo vở ghi chép,
-Hs nghe và quan sát hướng dẫn, thao tác của các bác Nông dân hoặc nhân viên kỹ thuật trồng trọt. ghi chép qui trình kỹ thuật trồng trọt.
-Hs viết bài thu hoạch cá nhân , Gv chấm điểm.
-GV quay clip về quá trình trồng trọt cụ thể, để nhận xét, rút kinh nghiệm.
Nhận xét
-Qua thực tế áp dụng ở lớp 11B4 , môn nghề làm vườn , năm học 2009-2010,lớp 11B3 năm học 2010-2011)
-Chúng tôi nhận thấy học sinh tiết thu bài học tích cực, hứng thú trong học tập và có thể tự lực tiến hành trồng trọt một số loại cây ăn trái thông thường trong đời sống hằng ngày.

V/PHẦN PHỤ LỤC
A / Những ĐDDH đã thực hiện:
1/Mô hình không gian ba chiều của nhân (năm học 2006-2007)
2/ Qui trình sản xuất mạch nha ( năm học 2008-2009)
3/ Tiêu bản tế bào thực vật ( năm học 2011-2012 )
4/ Tiêu bản nguyên phân ở rễ hành và giảm phân ở tinh hoàn châu chấu ( năm học 2013-2014)
B/Một số hình ảnh tiêu bản chụp qua kính hiển vi:
B/Hình tiêu bản chụp qua KHV:
Hình biểu bì trong của củ hành tây
B/Hình tiêu bản chụp qua KHV:
Hình biểu bì trong của củ hành tây
Hình biểu bì ngoài quả cà chua







Hình biểu bì ngoài quả cà chua







Biểu bì dưới lá hồng trai ( số bội giác x10)
Biểu bì dưới lá hồng trai (số bội giác:x40)
Biểu bì dưới lá hồng trai (số bội giác:x40)







Tế bào biểu bì trong vảy hành ta cho thấy nhân hình cầu ăn màu đậm


















Hình chóp rễ hành ta ( độ phóng đại: x10)
Tinh hoàn châu chấu (số bội giác x10)

Tinh nguyên bào của châu chấu đang giảm phân:
ta thấy các tinh bào bậc 1 đang hiện diện rãi rác
thành từng cặp trong ống dẫn tinh

Tinh nguyên bào của châu chấu đang giảm phân:
ta thấy các tinh bào bậc 1 đang hiện diện rãi rác
thành từng cặp trong ống dẫn tinh
Học sinh lớp 11 B9 (2013-2014) thực hành uốn dây kẽm trên cây ( Bài thực hành số 31: Uốn cây bằng dây kẽm để tạo dánh cây cảnh )
Học sinh lớp 11 B9 (2013-2014) thực hành uốn dây kẽm trên cây
C/ Các Video clip thực hành ở ngoài hiện trường và tại lớp học.
-Thực hành : tham quan và học tập kỹ thuật trồng và chăm sóc Xoài ở Bắc Vĩnh, Cam Lâm, lớp 11 B3 năm học 2010-2011
http://youtu.be/C7cQ9QHqS00
-Thực hành “ Đo huyết áp ở lớp 11B 3 , năm học 2011-2012
http://youtu.be/j1rtJwQGl_4
http://youtu.be/azw_avlA7yA
-Thực hành “ Đo huyết áp ở lớp 11B8 , năm học 2013-2014:
http://youtu.be/VeVGP-3DrH0
Video clip về hoạt động thực hành Công nghệ ở lớp 10 C7 ( năm học 2012-2013)
http://youtu.be/FQeZ5FRsPao
Video clip về hoạt g thực hành Công nghệ ở lớp 10 C8,C9, C10 (năm học 2012-2013):
https://www.facebook.com/photo.php?v=552530674784910&l=8417395225294463201
https://www.facebook.com/photo.php?v=587040871333890&l=687295061776929989
https://www.facebook.com/photo.php?v=587036871334290&l=3391828559963521050
C/Tư liệu đính kèm ( phần công nghệ lớp 10)
Các hình ảnh và video clip về đợt tập huấn môn nghề kinh doanh trong trường học cho giáo viên trung học phổ thông tổ chức tại thành phố Đà Nẵng , tháng 7/2013:
http://youtu.be/YageVxXUXos
http://youtu.be/DoLa9OIP0R0
http://youtu.be/HDNh8r1atJ0
http://youtu.be/9RAixx5IvGc
http://youtu.be/JZ9WSUt3Vno
Bài tập thực hành của tác giả ( video clip ) tại lớp tập huấn ở Đà Nẵng ( kinh doanh xòai ngâm giấm):
https://www.facebook.com/photo.php?v=594054853965825&l=6558418790240504314

Cam Lâm, 19/03/2014




Nguyễn Trung
Giáo viên sinh học, THPT Trần Bình Trọng
Email: [email protected]
Số ĐTDi động: 01683016929
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)