THỰC HÀNH - SƠ CỨU BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG

Chia sẻ bởi Khac Quang Đang | Ngày 23/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: THỰC HÀNH - SƠ CỨU BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS PHÚ THỊNH
[email protected]
THỰC HÀNH:
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
ĐẶNG QUANG KHẮC
[email protected]
NĂM HỌC 2015-2016
GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP SINH HỌC LỚP 8
KIỂM TRA BÀI CŨ
Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì
với chức năng của xương?
ĐÁP ÁN
Thành phần hữu cơ là chất kết dính và
đảm bảo tính đàn hồi của xương.
- Thành phần vô cơ: canxi và photpho
làm tăng độ cứng của xương.
- Nhờ vậy xương có tính đàn hồi, vững chắc,
là cột trụ của cơ thể.
BÀI 12: THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG:
Em hãy cho biết những nguyên nhân nào
dẫn đến gãy xương ?
Gãy xương do nhiều nguyên nhân:
Tai nạn giao thông
Đá bóng
Trèo cây
Ngã xe
Tập thể thao
Đùa nghịch
Lao động
Cây đổ
Mang vác nặng
Những nguyên nhân dẫn đến gãy xương
BÀI 12: THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG:

Gãy xương do nhiều nguyên nhân: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, trèo cây ngã, chạy nhảy ngã, tai nạn trong TDTT ...
Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương ?
Hãy xem một số băng hình
BÀI 12: THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG:
Vì sao nói khả năng gãy xương liên
quan đến lứa tuổi ?
Mỗi lứa tuổi khác nhau,xương lại có cấu tạo
về thành phần khác nhau.
+ Ở người lớn, lượng cốt giao giảm trong khi
muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy.
+Lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều,
nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.
Làm thế nào để giúp xương người già hạn chế quá trình thoái hoá và chắc khỏe hơn?
Để hạn chế quá trình thoái hoá và giúp xương chắc khỏe hơn, người già cần ăn những loại thực phẩm giàu canxi tốt cho xương như trứng, sữa, tôm, cua, uống sữa bổ sung canxi dành cho người già... phối hợp với thể dục đi bộ, lao động nhẹ.....
Để có xương chắc khỏe và phát triển cân đối, em cần làm gì?
+ Rèn luyện Thể dục thể thao ( đá bóng, cầu lông, bóng chuyền, đi bộ…) lao động vừa sức.
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
+ Thường xuyên tiếp xúc vời ánh nắng mặt trời nhất là buổi sáng.
- Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý:
+ Mang vác đều ở 2 vai.
+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiêng vẹo.
Việt Nam hiện đứng thứ 11 trên thế giới về số nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Mỗi ngày, trung bình cả nước có khoảng 30 người tử nạn vì tai nạn giao thông. Ngoài ra nó còn để lại những thương tích nghiêm trọng cho con người, trở thành những gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra đang là một thảm họa và có thể coi là quốc nạn mà chúng ta cần kiên quyết giảm thiểu. .
THÔNG TIN VỀ TAI NẠN GIAO THÔNG
Nguyên nhân làm tăng tai nạn giao thông?
HÀNH VI THIẾU Ý THỨC
Không đội mũ, lôi kéo nhau, đi dàn hàng
Không đội mũ bảo hiểm, mang ô
Đi xe máy khi chưa đến tuổi,…
Chở quá số người
Nguyên nhân làm tăng tai nạn giao thông?
Em cần làm gì khi tham gia giao thông để tránh cho mình, cho người khác không bị tai nạn ?
+ Đi bên phải và đúng phần đường.
+ Không đi hàng hai, hàng 3…
+ Không lạng lách,bốc đầu, buông tay khi đang điều khiển xe..
+ Không đùa nghịch.
+ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe gắn máy.
Cần quan sát, chú ý gì khi tham gia giao thông, khi vui chơi, cả khi ở nhà?
Cần quan sát kỹ địa hình xung quanh, đương xá, nơi vui chơi, nơi ở, chú ý cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng để tránh tai nạn gãy xương cho người già và trẻ em.
BÀI 12: THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG:
II. NỘI DUNG SƠ CỨU CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
1. PHƯƠNG PHÁP SƠ CỨU:
+Gãy xương kín:Xương bị gãy nhưng đầu xương ko đâm ra ngoài
+ Gãy xương hở: Đầu xương gãy đâm thủng ra ngoài da
Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện sơ cứu như thế nào?
Bước 1: Đặt nạn nhân nằm yên, trường hợp gãy xương kín ở bên trong, phải cố định giữ cho tay hoặc chân bị gãy ở tư thế bất động.
Bước 2: Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương:
Nếu vết thương bị trầy xước và chảy máu phải làm thế nào?
Nếu vết thương bị trầy xước và chảy máu dùng nước muối sinh lý rửa qua rồi dùng dung dịch Povidine 5% để bôi lên vết thương, đây là một dung dịch iot hữu cơ, nó có tính kháng khuẩn, sát trùng tốt.








Không dùng với người trong thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú.Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh.
Em đã thấy người ta sát trùng vết thương bằng gì?
Bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), xúc hay rửa chính là làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn 
Cồn được sử dụng sát trùng da. Sát trùng vết thương thường là cồn 70%. Trên 70%, cồn sẽ không còn tác dụng diệt khuẩn.
Bôi lên vùng da cần sát khuẩn. Không dùng dung dịch cồn i-ốt nồng độ trên 5% để sát trùng.
Nồng độ cho phép sử dụng sát trùng vết thương trên da chỉ ở mức 3%. Ô-xy già được sử dụng để sát khuẩn các vết thương ngoài da
Thuốc đỏ, các chuyên gia khuyên tuyệt đối không nên sử dụng vì trong dung dịch này có thủy ngân, rất hại cho cơ thể.
BÀI 12: THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG:

II. TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ:
Phương pháp sơ cứu cho
người gãy xương như thế nào ?
Đặt 2 nẹp gỗ, (tre) vào 2 bên
chỗ gãy xương.
Lót vải mềm gấp dày vào
các chỗ đầu xương
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp
và 2 bên chỗ xương gãy.
BÀI 12: THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG:

II. TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ:
2. PHƯƠNG PHÁP BĂNG BÓ

Các thao tác băng bó cho người gãy xương?
Dùng băng y tế quấn
chặt từ trong ra cổ tay.
Làm dây đeo cẳng tay
vào cổ tay.
BÀI 12: THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG:

II. TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ:
2. PHƯƠNG PHÁP BĂNG BÓ
Với xương chân ta làm
như thế nào ?
Với xương chân:
+ Băng từ cổ chân vào
+ Nếu là xương đùi nẹp từ
sườn đến gót chân buộc
cố định ở phần thân.
Băng gãy chân, gãy đùi
Khi di chuyển nạn nhân gãy xương cần chú ý điều gì? Vì sao?
Khi di chuyển nạn nhân, mặc dù đã được băng bó cố định nhưng cần lưu ý:
Đỡ nạn nhân, giữ cánh tay, chân bị gãy cố định không xê dịch.
Chạy xe chậm, cẩn thận tránh ổ gà…để chống sốc gây áp lực lên đầu xương gãy.
Tình huống:
Giả định một bạn bị gãy tay đã được băng cố định cần đưa đến bệnh viện nhưng không có phương tiện cơ giới cần làm như thế nào?
Bốn học sinh một nhóm thảo luận và trình diễn cách làm. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
BÀI 12: THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG:
II. TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ:
3. Thực hành sơ cứu và băng bó:
1 cặp HS thực hành sơ cứu và băng bó lớp quan sát.
Nhóm( 4 HS) tiến hành thao tác sơ cứu và băng bó vết thương
1- 2 nhóm băng đúng, đẹp trình bày kết quả. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Tình huống:
Trong lớp đang có một bạn bị gãy tay, phải sử lý như thế nào?
(yêu cầu không sử dụng những dụng cụ đã chuẩn bị sẵn.)

Các nhóm thảo luận và trình bày phương án giải quyết rồi tiến hành sơ cứu và băng bó.
Bài tập:
Hãy cho 1 số ví dụ với các trường hợp bị gãy tay ở một số hoàn cảnh khác nhau, phương pháp giải quyết?
Các nhóm thảo luận rồi trình bày ví dụ và phương án giải quyết.
Hãy cho biết đây là ai?
Anh Cầu ra trận/Giặc bắn què tay/Anh chặt phăng ngay/Xông lên nổ súng/ Mình anh bắn trúng/ Vào lỗ châu mai/Giặc chết sõng soài/Cả đồn bị hạ/ Anh Cầu giỏi quá/Được Bác Hồ khen/Lại được nêu tên/Anh hùng quân đội...
Trong Trận Đông Khê (Chiến dịch biên giới năm 1950), khi đang chỉ huy tổ bộc phá phá hàng rào để đơn vị tiến công đồn, ông bị trúng đạn nát một phần cánh tay phải nhưng ông đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu,dùng tay trái ôm bọc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho đơn vị đánh chiếm đồn địch.
Anh hùng La Văn Cầu thời trẻ.
- Và giờ đây, anh hùng La Văn Cầu chia sẻ, sáng nào, khi truyền hình phát lễ chào cờ, ông cũng đều đứng nghiêm trang và cùng hát bài Quốc ca để tỏ lòng yêu nước.
BÀI 12 : THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG:
II. TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ:
1. Sơ cứu:
- Đặt 2 nẹp gỗ, tre vào 2 bên chỗ gãy xương.
- Lót vải mềm gấp dày vào các chỗ đầu xương.
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên
chỗ xương gãy.
Với xương tay:
+ Dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay
+ Dùng dây làm dây đeo cẳng tay vào cổ tay.
Với xương chân:
+ Băng từ cổ chân vào, nếu là xương đùi nẹp từ sườn đến gót chân buộc cố định ở phần thân.
2. Băng bó và cố định:
BÀI 12: THỰC HÀNH- TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
IV/ Luyện tập, củng cố:
- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm:
- Hướng dẫn HS dọn vệ sinh gọn gàng sạch sẽ.
- GV nhận xét các thao tác thực hành của các em cũng như ý thức thái độ của HS trong tiết thực hành.

V/ Hướng dẫn về nhà:
- Viết báo cáo thu hoạch : Em đã học được gì sau giờ thực hành ?
Tường trình cách sơ cứu và băng bó vết
thương khi gặp người bị gãy xương cẳng tay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khac Quang Đang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)