THUC HANH SINH 10
Chia sẻ bởi Lữ Hải Đình |
Ngày 10/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: THUC HANH SINH 10 thuộc Sinh học 10
Nội dung tài liệu:
QUAN SÁT CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CÚM GÀ
Tổ 4
Cúm gà hay cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm typ A gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, làm chết hàng loạt nhiều loài gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, gà tây, đà điểu, các loài chim…), bệnh có thể lây sang người và một số loài động vật có vú, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với kinh tế xã hội.
Loại cúm hiện đang gây lo lắng là H5N1 có thể gây chết người. Ngay trong tuýp H5N1 cũng có nhiều loại khác nhau ở các nước trong đợt dịch này.
Virus cúm gà có tên khoa học là avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae
Đây là những retrovirus mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính).
Influenza Avian virus-loại virus gây bệnh cúm gia cầm. Ảnh chụp những tiểu phần virus được nhuộm âm tính trên kính hiển vi điện từ truyền qua
Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1990 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới.
Có 15 loại cúm gia cầm. Loại cúm dễ lây nhất, thường gây tử vong ở gia cầm, là H5 và H7.
Biến chủng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai.
Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó
xảy ra.
Ngày 7/11/2005 những bức ảnh chụp cận cảnh đầu tiên về virus cúm gia cầm H5N1 của nhiếp ảnh gia kiêm nhà nghiên cứu khoa học Lennart Nilsson đã được công bố.
Đường lây nhiễm
Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo.
Một số gia cầm sống dưới nước (như vịt, ngỗng) đóng vai trò của của vật chứa vi rút cúm gà bằng cách mang vi rút này trong nội tạng của chúng và bài tiết ra ngoài.
Những gia cầm loại này thải vi rút ra ngoài qua nước bọt, nước mũi và phân. Vi rút cúm gà lây lan trong các loại chim chóc, gà vịt khi những con vật này tiếp xúc với những bộ phận như mũi, đường hô hấp, và phân có mang vi rút của các con thú mắc bệnh; tuy nhiên, cách lây lan thông thường nhất là từ phân qua miệng.
Các triệu chứng cúm ở gà
Chết đột ngột không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ tử vong cao có khi đến 100% trong đàn trong vài ngày
Xuất huyết hầu hết các nội tạng. Đặc biệt thấy rõ ở mào, manh tràng, dạ dày tuyến, đường hô hấp, yếm thịt dưới da cổ của gà tây, phần da không có lông và chân.
Sưng phù đầu và mặt, sưng mí mắt, mào yếm thịt và mắt cá chân.
Ỉa chảy, có triệu chứng rối loạn thần kinh như quay vòng, quẹo đầu.
Xoang bụng tích nước hoặc viêm dính.
Gà đứng tụm với nhau, lông xù. Gà mái giảm đẻ, tăng số lần ấp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh bùng phát nhanh, trước khi gia cầm bị chết không có biểu hiện triệu chứng gì.
Vịt và các loại thủy cầm khác bị nhiễm virut ít khi biểu hiện triệu chứng. Virut cúm ở vịt và các loại thủy cầm khác có thể lây sang gà ngay cả khi vịt còn khỏe.
Thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày, có thể kéo dài đến 2 tuần thùy theo lượng virut, đường nhiễm bệnh và loài gia cầm nhiễm virut gây bệnh.
Thời kỳ lây truyền thường từ 3-5 ngày, có khi đến 7 ngày kể từ khi có triệu chứng bệnh.
Gà chết vì cúm
Biện pháp chống dịch
Tiêm phòng văcxin dịch cúm cho toàn bộ gia cầm trong chuồng, trại
Giữ cho chuồng và môi trường xung quanh chuồng trại luôn khô sạch, vệ sinh định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần Iot như Han Iodine 10%), khoảng 10-15ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng.
Ở những nơi ánh sáng mặt trời yếu, nên dùng đèn Compact tri photpho 100%, công suất 20W có phổ bức xạ màu vàng thay thế bóng đèn dây tóc 100W để sưởi ấm cho gà. Loại đèn này kích thích tiêu hóa và hưng phấn cho gà con. Nhờ đó chúng ăn nhiều và kháng bệnh rất tốt.
Chăm sóc tốt, tăng sức đề kháng của cơ thể gia cầm với bệnh: Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B.Complex giúp cho gà khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vaccine thông thường như: Marek, Gumboro, đậu gà, bạch lị, tụ huyết trùng theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.
Vì khả năng chống thuốc kém, so với các loại virus khác, H5N1 dễ bị các chất có chứa Clo tiêu diệt nên ta có thể phun dung dịch ozon có điện thế hóa là 1.200 milivon vào đàn gia cầm, dung dịch này sẽ đánh thủng màng của virus, dung dịch bên trong sẽ tràn ra ngoài khiến nhân bên trong chết, tế bào teo đi trong thời gian không quá 3 phút. Dư lượng dung dịch còn sót lại sau vài hôm sẽ trở thành nước muối nhạt, không độc hại.
Nên nuôi gà nơi có ánh nắng rọi vào chuồng, vì virus H5N1 không sống được ở nhiệt độ cao.
Nếu gia cầm đã mắc bệnh thì cần phải phát hiện sớm và báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y và chính quyền.
Không đưa gia cầm và sản phẩm gia cầm ra, vào vùng có dịch
Tiêu hủy gia cầm chết, mắc bệnh và tất cả gia cầm còn khỏe trong phạm vi thôn, ấp, bản có dịch
Khoanh vùng dịch và tiêm phòng bao vây xung quanh vùng có ổ dịch trong phạm vi 5km
Không thả rong gia cầm
Ngoài ra, theo kinh nghiệm phòng cúm gia cầm ở Bắc Giang thì:
Nên cho gia cầm ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày lần, làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp, giúp gia cầm khoẻ mạnh chống lại bệnh.
Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà với 10-15/lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm nếu có.
QUAN SÁT CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH TÍCH CỦA GÀ BỊ MẮC BỆNH NIUCATXƠN (NEWCASTLE)
Bệnh Niucatxơn (Newcastle) còn gọi là bệnh dịch tả, nông dân hay gọi là bệnh gà rù. là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất lây lan của loài gà do một loại vi rút gây ra, bệnh phát triển nhanh và làm chết nhiều gà. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp (qua không khí) hoặc đường tiêu hóa (do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus).
Nguyên nhân
Bệnh do virus Niucatxơn thuộc nhóm Paramyxovirus gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hoá. Bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100% trên đàn gà bệnh.
Cho đến nay các nhà khoa học mới tìm được một Serotype virus. Virus gây bệnh được phân thành 3 nhóm theo độc lực:
- Chủng độc lực mạnh: Gây bệnh nặng, gà chết nhanh, tỷ lệ chết cao.
- Chủng độc lực vừa: Gây chết gà ở mức độ bình thường.
- Chủng độc lực yếu: Ít gây chết gà, gà mắc bệnh nhẹ, thường chỉ gây bệnh đường hô hấp (thở khò khè).
Virus dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng thông thường nhưng có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường mát. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hoá, do tiếp xúc gà bệnh
Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh thường là 5 ngày, có thể biến động từ 5 – 12 ngày.
Thể quá cấp tính:
Thường xảy ra đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, gà ủ rũ sau vài giờ rồi chết, không thể hiện triệu chứng của bệnh.
2. Thể cấp tính:
Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, gà bị sốt cao 42 – 43oC, hắt hơi, sổ mũi, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra chất nhớt.
Gà rối loạn tiêu hoá, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi dốc gà ngược thấy có nước chảy ra có mùi chua khắm. Vài ngày sau gà tiêu chảy phân có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ.
Gà trưởng thành triệu chứng hô hấp không thấy rõ như ở gà giò. Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm hoặc ngừng để hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh 7 – 21 ngày
3. Thể mãn tính:
Xảy ra ở cuối ổ dịch. Gà có triệu chứng thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương biến loạn nặng. Con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có kích thích. Chăm sóc tốt gà có thể khỏi nhưng triệu chứng thần kinh vẫn còn, gà khỏi bệnh miễn dịch suốt đời.
Bệnh tích
Lách sưng to.
Có những chấm trắng do thoái hóa hay hoại tử.
Biện pháp phòng bệnh
Virus gây bệnh Newcastle làm tế bào vật chủ sản sinh interferon, vì vậy không tiêm thêm vaccine virus khác sau khi chủng ngừa Newcastle từ 5 – 7 ngày. Hiện nay thường sử dụng phổ biến vaccine do Công ty thuốc thú y TW II sản xuất, lịch chủng ngừa như sau:
Vaccine Newcastle hệ 2 dùng nhỏ mắt mũi cho gà lúc 3 ngày tuổi
Do miễn dịch không bền nên tiếp tục dùng vaccine Newcastle hệ 2 nhỏ mắt tiếp cho gà lúc 21 ngày tuổi hoặc dùng vaccine Lasota pha nước cho gà uống, hoặc nhỏ mắt, nhỏ mũi
Phòng lần 3 bằng vaccine Newcastle hệ 1, tiêm dưới da cho gà khi được 2 tháng tuổi, sau đó định kỳ hàng tháng lấy máu kiểm tra bằng phản ứng HA-HI, khi GMT dưới 20 phải tiêm phòng lập lại.
Vaccine ngoại nhập phòng bệnh Newcastle của hãng MBL & TRI BIO chủng ngừa theo lịch sau:
Gà 3 ngày tuổi nhỏ mắt hoặc cho uống bằng vaccine Inacti/vac B1-M48 ngừa bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm
Gà 21 ngày tuổi ngừa bằng vaccine BIO-SOTA Bron MM nhỏ mắt, cho uống hoặc phun sương.
Gà trên 3 tháng tuổi tái chủng bằng INACTI/VAC ND-BD-FC3 tiêm dưới da 0,5ml/ con
Triệu chứng của cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết
Lỡ mồm lông móng
Tổ 4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lữ Hải Đình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)