Thuc hanh phuong phap day hoa cac bai thuc hanh trong pho thong
Chia sẻ bởi Caibapnt Caibapnt |
Ngày 23/10/2018 |
57
Chia sẻ tài liệu: thuc hanh phuong phap day hoa cac bai thuc hanh trong pho thong thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHƯƠNG PHáP DạY HọC
CáC BàI THựC HàNH TRONG
CHƯƠNG TRìNH HOá HọC PHổ THÔNG
NộI dung
i/ Mục tiêu của các bài thực hành vô cơ
Ii/ cấu trúc chương trình
Iii/ những nội dung mới và khó
Iv/ ppdh phần thực hành vô cơ
1. Kiến thức
- Học sinh phải nắm vững, củng cố khắc sâu tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất của chúng
Học sinh phải nắm vững, củng cố và khắc sâu phương pháp điều chế các đon chất và các hợp chất của chúng
Học sinh khắc sâu các ứng dụng của các đon chất và hợp chất của chúng
Học sinh nắm được tính độc hại của các hoá chất và cách khử độc
i/ mục tiêu
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng lắp ráp sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản
-Yêu cầu học sinh luyện tập để nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, bảo đảm thí nghiệm thành công, an toàn.
Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm khéo léo thành thạo trong ống nghiệm với lượng nhỏ hoá chất
Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét giải thích các hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm
- Làm quen với việc giải một bài tập thực nghiệm ví dụ như phân biệt các hoá chất.
3. Về giáo dục tình cảm, thái độ
Qua nội dung thực hành giúp học sinh hứng thú với môn học, say mê khoa học, thích khám phá tìm tòi sáng tạo
Rèn tác phong làm việc khoa học chính xác, kĩ năng thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp.
Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để làm cơ sở cho nghiên cứu các kiến thức tiếp theo
ii/ cấu trúc chương trình
A/ Chương trình thcs
Lớp 8
Lớp 9
b/ chương trình thpt
Lớp 10 (ban cơ bản)
Lớp 11 (ban cơ bản)
Lớp 12 (ban cơ bản)
Ii/Những nội dung mới và khó phần thực hành lớp 10
1. Trong chương trình cũ không có bài thực hành : Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học.
Trong chuơng trình mới đã đưa vào nội dung này ở bài thực hành số 1 nhằm giúp học sinh có kĩ năng tập luyện sử dụng hoá chất dụng cụ thí nghiệm thông thường làm cơ sở cho các bài thực hành sau.
2. Trong chương phản ứng hoá học của chương trình cũ không đưa bài thực hành.
- Trong chương trình mới có bài thực hành nội dung về phản ứng oxi hoá khử nhằm tiếp tục tập luyện kĩ năng thực năng thực nghiệm quan sát nhận xét giải thích các hiện tượng xảy ra. Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức đã học đẻ giải thích các hiện tượng xảy ra trong các phản ứng oxi hoá khử.
3. Trong chương Halogen, chương trình cũ có một bài thực hành điều chế HCl và thử tính tan của nó, thử tính chất của axit HCl và muối của nó
Trong chương trình mới có 2 bài thực hành:
+ Bài 1: Tính chất của Halogen. Đây là nội dung mới nhung khó ở chỗ các hoá chất độc hại đòi hỏi thao tác thí nghiệm phải an toàn có kĩ năng tốt khi quan sát nhận xét các hiện tượng xảy ra
+ Bài 2: Tính chất các hợp chất của halogen
Về nội dung tương đối giống chương trình cũ, khác ở chỗ đưa thêm phần nhận biết các gốc muối halogenua. Giúp học sinh tư duy một cách khái quát về nhóm halogen
4. Trong chương Oxi-Lưu huỳnh chương trình cũ có 1 bài thực hành về tính chất hoá học của lưu huỳnh, hiđrosunfua, axit sunfuric.
Trong chương trình mới gồm 2 bài thực hành
+ Bài 1 : Tính chất của oxi, lưu huỳnh so với chương trình cũ đưa thêm các thí nghiệm của oxi, tính khử của lưu huỳnh, sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ và chuyển thí nghiệm S tác dụng với khí hiđro sang phần điều chế hiđrosunfua. Tuy nhiên thí nghiệm sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ tương đối khó quan sát.
+ Bài 2: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh đưa thêm điều chế và thử tính chất của khí sunfurơ,
5. Trong chương trình mới, chương tốc độ phản ứng đưa bài thực hành về tốc độ phản ứng, chương trình cũ không có nôi dung này
Phần tốc độ phản ứng là nội dung tương đối khó do vậy việc đưa bài thực hành này giúp học sinh có thể nắm kiến thức phần này tốt hơn và khắc sâu kiến thức hơn.
- Mặt khác còn giúp học sinh rèn luyện các thao tác thí nghiệm, kĩ năng quan sát,nhận xét so sánh hiện tượng hoá học xảy ra.
Iii/ phương pháp giảng dạy các bài thực hành lớp 10
Về tổ chức buổi thí nghiệm:
+ Nên chia lớp thành các nhóm thí nghiệm (có thể theo tổ). Mỗi nhóm có đầy đủ dụng cụ thực hành của bài thí nghiệm
+ Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung thí nghiệm ở nhà
+Để đảm bảo nội quy của phòng thí nghiệm (vệ sinh, trật tự, kỉ luật, an toàn cho học sinh.) giáo viên có thể qui ước điểm thực hành của học sinh gồm:
Vệ sinh: 2 điểm
Quá trình làm thí nghiệm, kết quả thực hành: 3 điểm
Trật tự, kỉ luật : 3 điểm
Viết tường trình : 2điểm
Bản tường trình thí nghiệm có thể nộp sau buổi thí nghiệm
Bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học. Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kì và nhóm
Đây là bài thực hành ó nội dung đơn giản giúp học sinh bước đầu làm quen sử dụng một số các dụng cụ và một số các thao tác đơn giản.
Đối với thí nghiệm so sánh tính chất của Na và K giáo viên chú ý học sinh dùng Na, K nhỏ được bảo quản trong dầu hoả. Dùng kẹp sắt để lấy không dùng tay trực tiếp cầm vào dễ bị bỏng, khi tíe hành thí nghiệm nên lấy phễu thuỷ tinh nên miệng cốc tránh bắn vào mặt do phản ứng xảy ra rất mãnh liệt và toả nhiều nhiệt
Hướng dẫn quan sát hiện tượng và từ đó yêu cầu và hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng
+ Đối với mẩu Na thấy Na nóng chảy thành hình tròn và sáng chuyển đông trên mặt nước, cốc thí nghiệm nóng lên, dung dịch chuyển sang hồng có khí thoát ra.
+ Đối với mẩu K thấy khí thoát ra mãnh liệt hơn và bị bốc cháy
=> Qua đây hướng dân học sinh rút ra kết luận K có tính kim loại mạnh hơn Na, hay tính kim loại trong một nhóm tăng dần
Thí nghiệm sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì có thể tiến hành như sách giáo khoa hoặc có thể làm đơn giản hơn như sau:
Cho mẩu Na vào cốc 1nhỏ tiếp vài giọt phenolphtalein
Cho vào cốc 2 mẩu Mg nhỏ tiếp vài giọt phenolphtalein. Quan sát hiện tượng rồi đun nóng cốc thứ 2, quan sát hiện tượng
Khi làm thí nghiệm này giáo viên chú ý học sinh cạo sạch lớp lớp oxit của Mg, lấy Na với mẩu nhỏ
2. Bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hoá khử
Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit giáo viên chú ý để phản ứng xảy ra nhanh thì nên dùng dung dịch H2SO4 15-20%, các viên Zn phải được giửa sạch bằng HCl loãng sau đó rửa bằng nước cất
Gv hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng thí nghiệm không phải dựa vào thuyết axit-bazo hay thuyết điện li mà phải dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố tham gia phản ứng: Zn+H2SO4 = ZnSO4 + H2
Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
Lưu ý hs dùng đinh sắt còn mới và được lau sạch dầu mỡ. Nếu dùng đing sắt cũ phải đánh sạch gỉ
Gv hướng dẫn hs giải thích phản ứng này cũng dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố tham gia phản ứng
Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hoá khử giữa Ma và CO2
Gv điều chế sẵn khí CO2 thu đầy vào các lọ đậy nút. Cho vào đáy lọ một ít cát đế tránh cho lọ bị nứt vỡ
3. Bài thực hành số 3: Tính chất của các halogen
Thí nghiệm 1: Điều chế clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm
Có thể thực hiện theo sách giáo khoa hoặc theo phương án: Rót vào nhánh ngắn của ống nghiệm 2 nhánh một ít dung dich HCl đặc, cho vào nhánh dài lượng nhỏ KClO3. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su, kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm vào miệng ống nghiệm. Khi tiến hành chỉ việc nghiêng ống nghiệm để dung dich axit từ nhánh ngắn chảy sang nhánh dài tác dụng với KClO3.
Hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng giải thích
Chú ý khí clo độc do vậy các ống nghiệm kín, tránh điều chế lượng lớn
Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hoá của clo, brom, iot
Thí nghiệm 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột
Để đơn giản gv có thể dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt nước iot lên mặt mới cắt của củ khoai tây hoặc khoai lang, hướng dẫn hs quan sát hiện tượng, giải thích
4. Bài thực hành số 4: Tính chất của các hợp chất của halogen
TN 1: Tính axit của axit HCl
Gv lưu ý học sinh axit HCl dễ bay hơi rất độc nên có thể cho hs thực hiện phản ứng với lượng rất nhỏ trong hõm sứ
TN2: Tính tẩy màu của nước Javen:Giáo viên có thể tiến hành thí nghiệm theo sách giáo khoa hoặc theo phương án sau:
Đặt mảu vải hoặc giấy màu vào hõm sứ Nhỏ tiếp vào hõm sứ vài giọt nước Javen. Hướng dẫn học sinh quan sát và giải thích hiện tượng
TN3 : Bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch Thực hiện như sách giáo khoa đã viết và giáo viên lưu ý :
*- Trước hết nên lập bảng về các phản ứng đặc trưng
*- Dựa vào bảng trên ,học sinh có thể lập sơ đồ nhận biết 4 chất
*- Hướng dẫn học sinh ghi các bước tiến hành thí nghiệm
5. Bài thực hành số 5: Tính chất của oxi - lưu huỳnh
Khắc sâu kiến thức cho học sinh về: oxi-lưu huỳnh là những đơn chất phi kim có tính oxi hoá mạnh . Nguyên tố oxi có tính oxi hoá mạnh hơn lưu huỳnh. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử, lưu huỳnh có thể biến đổi trạng thái theo nhiệt độ
TN1: Lưu ý dùng bột Fe chưa bị oxi hoá để thí nghiệm thành công
TN2: Tính khử của lưu huỳnh. Có thể hướng dẫn hs tiến hành như sau
Điều chế oxi từ KMnO4 hoặc KClO3 với MnO2 làm xúc tác. Lưu ý hs để một ít nước ở đáy ống nghiệm
Luồn qua nút cao su đậy miệng ống nghiệm một que thép đầu được đập bẹp, hơ nóng đầu que thép trên ngọn lửa đèn cồn rồi cho tiếp bột lưu huỳnh. Nếu S bám vào đầu que chưa bốc cháy thì hơ vào ngọn lửa lần nữa. Sau đó đưa nhanh đầu que có S bốc cháy vào trong ống nghiệm chứa oxi rồi đậy chặt nút lại
Lưu ý SO2 tạo có mùi hắc khó thở gây ho
TN 3: Sự biến đổi trạng thái của S theo nhiệt độ
- Lưu ý dùng ống nghiệm trung tính chịu nhiệt cao
- Hướng dẫn hs quan sát, kịp thời ghi chép sự biến đổi trạng thái màu sắc của S từ lúc đầu đến 3 giai đoạn tiếp theo
- Trong khi tiến hành thí nghiệm phải hướng ống nghiệm về hướng không có người để tránh hít phải hơi S độc
6. Bài thực hành số 6: Tính chất của các hợp chất của lưu huỳnh
TN1: Điều chế và chứng minh tính khử của hiđrosunfua
H2S là khí rất độc mùi trứng thối, dd HCl đặc là chất dễ bay hơi vì vậy phải dùng lượng nhỏ hoá chất
Tiến hành TN như sau: Cho vào ống nghiệm khô mẩu FeS được đập nhỏ bằng hạt ngô, đặt ống nghiệm trên giá. Nhỏ tiếp vào ông nghiệm dd HCl ngập mẩu FeS. Đốt khí H2S thoát ra từ đầu ống vuốt nhọn
Chú ý không đập FeS quá nhỏ thành bột vì khi đun dễ bị sôi trào lên
Hướng dẫn hs quan sát hiện tượng thấy ngọn lửa màu xanh, nếu có lẫn màu vàng có thể do ống dẫn khí làm bằng thuỷ tinh kiềm
TN2: Điều chế và chứng minh tính chất hoá học của SO2
Khí SO2 là khí độc do vậy cần sử dụng lượng nhỏ hoá chất và thực hiện phản ứng trong thiết bị đơn giản khép kín
- Tính khử của SO2: Chú ý dùng dd KMnO4 thật loãng mới rõ kết quả. Hoặc có thể thay KMnO4 bằng dd nước Brom
GV hướng dẫn hs quan sát hiện tượng viết PTPU xác định rõ vai trò của các chất tham gia phản ứng
TN3: Tính oxi hoá và tính háo nước của axit sunfủic đặc
Tính oxi hoá của H2SO4 đặc
Để tránh độc hại thí nghiệm nên lắp kín. Cho mảnh Cu vào ống nghiệm 1 nhỏ vài giọt H2SO4 đặc khí SO2 được dẫn sang ống nghiệm 2 và tan trong nước
Có thể cho mẩu quỳ tím vào nước để nhạn thấy sự sinh ra của SO2 làm hồng quỳ
Tính háo nước của H2SO4
Phương án 1: Tiến hành như SGK lưu ý hs quan sát hiện tượng đường kính hoặc bột gạo trong ống nghiệm từ màu trắng chuyển dần sang màu đen của than
Phương án 2: Có thể tiến hành đơn giản cho hs viết hoặc vẽ hình lên tờ giấy trắng bằng dd H2SO4 sau đó hơ trên ngọn lửa đèn cồn
Cho hs quan sát hiện tượn, giải thích viết PTPU, xác định vai trò chất tham gia
7. Bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
TN1: ảnh hưỏng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Gv nên chuẩn bị các hạt Zn có kích thước bằng nhau và pha chế dd HCl theo nồng độ cần thiét
Chú ý nếu dùng HCl có nồng độ cao tốc độ phản ứng nhanh hơn nhưng không có lơi vì khí HCl bay ra nhiều rất độc hại
Có thể thực hiện thí nghiệm trên bằng cách thay các dd H2SO4 15% và 5%
TN2: ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Đặt 2 ống nghiệm trên giá ống nghiệm cho vào mỗi ống 15 giọt dd H2SO4 15%. Đun sôi 1 ống nghiệm, sau đó cho vào mỗi ống một hạt Zn có kích thwocs bằng nhau. Cho hs quan sát tốc độ thoát khí của 2 ống và rút ra kết luận
TN3: ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng
đặt 2 ống vào giá cho vào mỗi ống lượng dd bằng nhau. Dùng cân điện tử xác định khối lương của Zn hạt và Zn bột bằng nhau sau đó cho vào 2 dung dịch. Hướng dẫn hs quan sát hiện tượng và kết luận
TN4: ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học. Thực hiện như SGK lưu y hs:
Đặt 2 ống nghiệm có nhánh 1 và 2 vào giá ống nghiệm nối các nhánh bằng đoạn ống cao su có kèm kẹp Mo
Để tiết kiệm thời gian trên lớp và phàng tránh khí NO2 rất độc bay ra GV caanf điều chế khí NO2 trước từ Cu và HNO3 đặc, nạp đầy và đồng đều vào 2 ống nghiệm có nhánh. Đậy chặt miệng các ống nghiệm lại rồi đóng kẹp K lại để ngăn không cho khí ở 2 ống khuyếch tán vào nhau
GV hướng dẫn hs quan sát hiện tượng và nhận xét:
Lúc đầu trong ống nghiệm đều có màu nâu đỏ đồng đều nhau do co cân bằng 2NO2 N2O4
Màu đỏ nâu Không màu
Sau khi ngâm ống 1 vào cốc nước đáống 2 vào cốc nước nóng một thời gian rồi nhấc ra
+ ống nghiệm 1 có màu nhạt hơn do cân bằng chuyển dịch về phía N2O4. Như vậy khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch về phía toả nhiệt
+ ống nghiệm 2 có màu nâu đỏ đậm hơn do cân bằng chuyển dịch về phía NO2. Như vậy khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch về phía thu nhiệt
CáC BàI THựC HàNH TRONG
CHƯƠNG TRìNH HOá HọC PHổ THÔNG
NộI dung
i/ Mục tiêu của các bài thực hành vô cơ
Ii/ cấu trúc chương trình
Iii/ những nội dung mới và khó
Iv/ ppdh phần thực hành vô cơ
1. Kiến thức
- Học sinh phải nắm vững, củng cố khắc sâu tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất của chúng
Học sinh phải nắm vững, củng cố và khắc sâu phương pháp điều chế các đon chất và các hợp chất của chúng
Học sinh khắc sâu các ứng dụng của các đon chất và hợp chất của chúng
Học sinh nắm được tính độc hại của các hoá chất và cách khử độc
i/ mục tiêu
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng lắp ráp sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản
-Yêu cầu học sinh luyện tập để nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, bảo đảm thí nghiệm thành công, an toàn.
Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm khéo léo thành thạo trong ống nghiệm với lượng nhỏ hoá chất
Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét giải thích các hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm
- Làm quen với việc giải một bài tập thực nghiệm ví dụ như phân biệt các hoá chất.
3. Về giáo dục tình cảm, thái độ
Qua nội dung thực hành giúp học sinh hứng thú với môn học, say mê khoa học, thích khám phá tìm tòi sáng tạo
Rèn tác phong làm việc khoa học chính xác, kĩ năng thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp.
Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để làm cơ sở cho nghiên cứu các kiến thức tiếp theo
ii/ cấu trúc chương trình
A/ Chương trình thcs
Lớp 8
Lớp 9
b/ chương trình thpt
Lớp 10 (ban cơ bản)
Lớp 11 (ban cơ bản)
Lớp 12 (ban cơ bản)
Ii/Những nội dung mới và khó phần thực hành lớp 10
1. Trong chương trình cũ không có bài thực hành : Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học.
Trong chuơng trình mới đã đưa vào nội dung này ở bài thực hành số 1 nhằm giúp học sinh có kĩ năng tập luyện sử dụng hoá chất dụng cụ thí nghiệm thông thường làm cơ sở cho các bài thực hành sau.
2. Trong chương phản ứng hoá học của chương trình cũ không đưa bài thực hành.
- Trong chương trình mới có bài thực hành nội dung về phản ứng oxi hoá khử nhằm tiếp tục tập luyện kĩ năng thực năng thực nghiệm quan sát nhận xét giải thích các hiện tượng xảy ra. Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức đã học đẻ giải thích các hiện tượng xảy ra trong các phản ứng oxi hoá khử.
3. Trong chương Halogen, chương trình cũ có một bài thực hành điều chế HCl và thử tính tan của nó, thử tính chất của axit HCl và muối của nó
Trong chương trình mới có 2 bài thực hành:
+ Bài 1: Tính chất của Halogen. Đây là nội dung mới nhung khó ở chỗ các hoá chất độc hại đòi hỏi thao tác thí nghiệm phải an toàn có kĩ năng tốt khi quan sát nhận xét các hiện tượng xảy ra
+ Bài 2: Tính chất các hợp chất của halogen
Về nội dung tương đối giống chương trình cũ, khác ở chỗ đưa thêm phần nhận biết các gốc muối halogenua. Giúp học sinh tư duy một cách khái quát về nhóm halogen
4. Trong chương Oxi-Lưu huỳnh chương trình cũ có 1 bài thực hành về tính chất hoá học của lưu huỳnh, hiđrosunfua, axit sunfuric.
Trong chương trình mới gồm 2 bài thực hành
+ Bài 1 : Tính chất của oxi, lưu huỳnh so với chương trình cũ đưa thêm các thí nghiệm của oxi, tính khử của lưu huỳnh, sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ và chuyển thí nghiệm S tác dụng với khí hiđro sang phần điều chế hiđrosunfua. Tuy nhiên thí nghiệm sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ tương đối khó quan sát.
+ Bài 2: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh đưa thêm điều chế và thử tính chất của khí sunfurơ,
5. Trong chương trình mới, chương tốc độ phản ứng đưa bài thực hành về tốc độ phản ứng, chương trình cũ không có nôi dung này
Phần tốc độ phản ứng là nội dung tương đối khó do vậy việc đưa bài thực hành này giúp học sinh có thể nắm kiến thức phần này tốt hơn và khắc sâu kiến thức hơn.
- Mặt khác còn giúp học sinh rèn luyện các thao tác thí nghiệm, kĩ năng quan sát,nhận xét so sánh hiện tượng hoá học xảy ra.
Iii/ phương pháp giảng dạy các bài thực hành lớp 10
Về tổ chức buổi thí nghiệm:
+ Nên chia lớp thành các nhóm thí nghiệm (có thể theo tổ). Mỗi nhóm có đầy đủ dụng cụ thực hành của bài thí nghiệm
+ Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung thí nghiệm ở nhà
+Để đảm bảo nội quy của phòng thí nghiệm (vệ sinh, trật tự, kỉ luật, an toàn cho học sinh.) giáo viên có thể qui ước điểm thực hành của học sinh gồm:
Vệ sinh: 2 điểm
Quá trình làm thí nghiệm, kết quả thực hành: 3 điểm
Trật tự, kỉ luật : 3 điểm
Viết tường trình : 2điểm
Bản tường trình thí nghiệm có thể nộp sau buổi thí nghiệm
Bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học. Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kì và nhóm
Đây là bài thực hành ó nội dung đơn giản giúp học sinh bước đầu làm quen sử dụng một số các dụng cụ và một số các thao tác đơn giản.
Đối với thí nghiệm so sánh tính chất của Na và K giáo viên chú ý học sinh dùng Na, K nhỏ được bảo quản trong dầu hoả. Dùng kẹp sắt để lấy không dùng tay trực tiếp cầm vào dễ bị bỏng, khi tíe hành thí nghiệm nên lấy phễu thuỷ tinh nên miệng cốc tránh bắn vào mặt do phản ứng xảy ra rất mãnh liệt và toả nhiều nhiệt
Hướng dẫn quan sát hiện tượng và từ đó yêu cầu và hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng
+ Đối với mẩu Na thấy Na nóng chảy thành hình tròn và sáng chuyển đông trên mặt nước, cốc thí nghiệm nóng lên, dung dịch chuyển sang hồng có khí thoát ra.
+ Đối với mẩu K thấy khí thoát ra mãnh liệt hơn và bị bốc cháy
=> Qua đây hướng dân học sinh rút ra kết luận K có tính kim loại mạnh hơn Na, hay tính kim loại trong một nhóm tăng dần
Thí nghiệm sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì có thể tiến hành như sách giáo khoa hoặc có thể làm đơn giản hơn như sau:
Cho mẩu Na vào cốc 1nhỏ tiếp vài giọt phenolphtalein
Cho vào cốc 2 mẩu Mg nhỏ tiếp vài giọt phenolphtalein. Quan sát hiện tượng rồi đun nóng cốc thứ 2, quan sát hiện tượng
Khi làm thí nghiệm này giáo viên chú ý học sinh cạo sạch lớp lớp oxit của Mg, lấy Na với mẩu nhỏ
2. Bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hoá khử
Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit giáo viên chú ý để phản ứng xảy ra nhanh thì nên dùng dung dịch H2SO4 15-20%, các viên Zn phải được giửa sạch bằng HCl loãng sau đó rửa bằng nước cất
Gv hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng thí nghiệm không phải dựa vào thuyết axit-bazo hay thuyết điện li mà phải dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố tham gia phản ứng: Zn+H2SO4 = ZnSO4 + H2
Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
Lưu ý hs dùng đinh sắt còn mới và được lau sạch dầu mỡ. Nếu dùng đing sắt cũ phải đánh sạch gỉ
Gv hướng dẫn hs giải thích phản ứng này cũng dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố tham gia phản ứng
Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hoá khử giữa Ma và CO2
Gv điều chế sẵn khí CO2 thu đầy vào các lọ đậy nút. Cho vào đáy lọ một ít cát đế tránh cho lọ bị nứt vỡ
3. Bài thực hành số 3: Tính chất của các halogen
Thí nghiệm 1: Điều chế clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm
Có thể thực hiện theo sách giáo khoa hoặc theo phương án: Rót vào nhánh ngắn của ống nghiệm 2 nhánh một ít dung dich HCl đặc, cho vào nhánh dài lượng nhỏ KClO3. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su, kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm vào miệng ống nghiệm. Khi tiến hành chỉ việc nghiêng ống nghiệm để dung dich axit từ nhánh ngắn chảy sang nhánh dài tác dụng với KClO3.
Hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng giải thích
Chú ý khí clo độc do vậy các ống nghiệm kín, tránh điều chế lượng lớn
Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hoá của clo, brom, iot
Thí nghiệm 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột
Để đơn giản gv có thể dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt nước iot lên mặt mới cắt của củ khoai tây hoặc khoai lang, hướng dẫn hs quan sát hiện tượng, giải thích
4. Bài thực hành số 4: Tính chất của các hợp chất của halogen
TN 1: Tính axit của axit HCl
Gv lưu ý học sinh axit HCl dễ bay hơi rất độc nên có thể cho hs thực hiện phản ứng với lượng rất nhỏ trong hõm sứ
TN2: Tính tẩy màu của nước Javen:Giáo viên có thể tiến hành thí nghiệm theo sách giáo khoa hoặc theo phương án sau:
Đặt mảu vải hoặc giấy màu vào hõm sứ Nhỏ tiếp vào hõm sứ vài giọt nước Javen. Hướng dẫn học sinh quan sát và giải thích hiện tượng
TN3 : Bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch Thực hiện như sách giáo khoa đã viết và giáo viên lưu ý :
*- Trước hết nên lập bảng về các phản ứng đặc trưng
*- Dựa vào bảng trên ,học sinh có thể lập sơ đồ nhận biết 4 chất
*- Hướng dẫn học sinh ghi các bước tiến hành thí nghiệm
5. Bài thực hành số 5: Tính chất của oxi - lưu huỳnh
Khắc sâu kiến thức cho học sinh về: oxi-lưu huỳnh là những đơn chất phi kim có tính oxi hoá mạnh . Nguyên tố oxi có tính oxi hoá mạnh hơn lưu huỳnh. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử, lưu huỳnh có thể biến đổi trạng thái theo nhiệt độ
TN1: Lưu ý dùng bột Fe chưa bị oxi hoá để thí nghiệm thành công
TN2: Tính khử của lưu huỳnh. Có thể hướng dẫn hs tiến hành như sau
Điều chế oxi từ KMnO4 hoặc KClO3 với MnO2 làm xúc tác. Lưu ý hs để một ít nước ở đáy ống nghiệm
Luồn qua nút cao su đậy miệng ống nghiệm một que thép đầu được đập bẹp, hơ nóng đầu que thép trên ngọn lửa đèn cồn rồi cho tiếp bột lưu huỳnh. Nếu S bám vào đầu que chưa bốc cháy thì hơ vào ngọn lửa lần nữa. Sau đó đưa nhanh đầu que có S bốc cháy vào trong ống nghiệm chứa oxi rồi đậy chặt nút lại
Lưu ý SO2 tạo có mùi hắc khó thở gây ho
TN 3: Sự biến đổi trạng thái của S theo nhiệt độ
- Lưu ý dùng ống nghiệm trung tính chịu nhiệt cao
- Hướng dẫn hs quan sát, kịp thời ghi chép sự biến đổi trạng thái màu sắc của S từ lúc đầu đến 3 giai đoạn tiếp theo
- Trong khi tiến hành thí nghiệm phải hướng ống nghiệm về hướng không có người để tránh hít phải hơi S độc
6. Bài thực hành số 6: Tính chất của các hợp chất của lưu huỳnh
TN1: Điều chế và chứng minh tính khử của hiđrosunfua
H2S là khí rất độc mùi trứng thối, dd HCl đặc là chất dễ bay hơi vì vậy phải dùng lượng nhỏ hoá chất
Tiến hành TN như sau: Cho vào ống nghiệm khô mẩu FeS được đập nhỏ bằng hạt ngô, đặt ống nghiệm trên giá. Nhỏ tiếp vào ông nghiệm dd HCl ngập mẩu FeS. Đốt khí H2S thoát ra từ đầu ống vuốt nhọn
Chú ý không đập FeS quá nhỏ thành bột vì khi đun dễ bị sôi trào lên
Hướng dẫn hs quan sát hiện tượng thấy ngọn lửa màu xanh, nếu có lẫn màu vàng có thể do ống dẫn khí làm bằng thuỷ tinh kiềm
TN2: Điều chế và chứng minh tính chất hoá học của SO2
Khí SO2 là khí độc do vậy cần sử dụng lượng nhỏ hoá chất và thực hiện phản ứng trong thiết bị đơn giản khép kín
- Tính khử của SO2: Chú ý dùng dd KMnO4 thật loãng mới rõ kết quả. Hoặc có thể thay KMnO4 bằng dd nước Brom
GV hướng dẫn hs quan sát hiện tượng viết PTPU xác định rõ vai trò của các chất tham gia phản ứng
TN3: Tính oxi hoá và tính háo nước của axit sunfủic đặc
Tính oxi hoá của H2SO4 đặc
Để tránh độc hại thí nghiệm nên lắp kín. Cho mảnh Cu vào ống nghiệm 1 nhỏ vài giọt H2SO4 đặc khí SO2 được dẫn sang ống nghiệm 2 và tan trong nước
Có thể cho mẩu quỳ tím vào nước để nhạn thấy sự sinh ra của SO2 làm hồng quỳ
Tính háo nước của H2SO4
Phương án 1: Tiến hành như SGK lưu ý hs quan sát hiện tượng đường kính hoặc bột gạo trong ống nghiệm từ màu trắng chuyển dần sang màu đen của than
Phương án 2: Có thể tiến hành đơn giản cho hs viết hoặc vẽ hình lên tờ giấy trắng bằng dd H2SO4 sau đó hơ trên ngọn lửa đèn cồn
Cho hs quan sát hiện tượn, giải thích viết PTPU, xác định vai trò chất tham gia
7. Bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
TN1: ảnh hưỏng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Gv nên chuẩn bị các hạt Zn có kích thước bằng nhau và pha chế dd HCl theo nồng độ cần thiét
Chú ý nếu dùng HCl có nồng độ cao tốc độ phản ứng nhanh hơn nhưng không có lơi vì khí HCl bay ra nhiều rất độc hại
Có thể thực hiện thí nghiệm trên bằng cách thay các dd H2SO4 15% và 5%
TN2: ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Đặt 2 ống nghiệm trên giá ống nghiệm cho vào mỗi ống 15 giọt dd H2SO4 15%. Đun sôi 1 ống nghiệm, sau đó cho vào mỗi ống một hạt Zn có kích thwocs bằng nhau. Cho hs quan sát tốc độ thoát khí của 2 ống và rút ra kết luận
TN3: ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng
đặt 2 ống vào giá cho vào mỗi ống lượng dd bằng nhau. Dùng cân điện tử xác định khối lương của Zn hạt và Zn bột bằng nhau sau đó cho vào 2 dung dịch. Hướng dẫn hs quan sát hiện tượng và kết luận
TN4: ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học. Thực hiện như SGK lưu y hs:
Đặt 2 ống nghiệm có nhánh 1 và 2 vào giá ống nghiệm nối các nhánh bằng đoạn ống cao su có kèm kẹp Mo
Để tiết kiệm thời gian trên lớp và phàng tránh khí NO2 rất độc bay ra GV caanf điều chế khí NO2 trước từ Cu và HNO3 đặc, nạp đầy và đồng đều vào 2 ống nghiệm có nhánh. Đậy chặt miệng các ống nghiệm lại rồi đóng kẹp K lại để ngăn không cho khí ở 2 ống khuyếch tán vào nhau
GV hướng dẫn hs quan sát hiện tượng và nhận xét:
Lúc đầu trong ống nghiệm đều có màu nâu đỏ đồng đều nhau do co cân bằng 2NO2 N2O4
Màu đỏ nâu Không màu
Sau khi ngâm ống 1 vào cốc nước đáống 2 vào cốc nước nóng một thời gian rồi nhấc ra
+ ống nghiệm 1 có màu nhạt hơn do cân bằng chuyển dịch về phía N2O4. Như vậy khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch về phía toả nhiệt
+ ống nghiệm 2 có màu nâu đỏ đậm hơn do cân bằng chuyển dịch về phía NO2. Như vậy khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch về phía thu nhiệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Caibapnt Caibapnt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)