Thực hành nghề nghiệp-tâm lý học sinh cấp 3.

Chia sẻ bởi nguyễn thị viết hà trang | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: thực hành nghề nghiệp-tâm lý học sinh cấp 3. thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

CÁC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NHÓM : 2
LỚP : SƯ PHẠM VĂN K01
( Trường phổ thông trung học hay còn được gọi là trường trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh phải trải qua Kỳ thi THPT quốc gia.
(Vì đây là môt trường mới đối với các em, nên ở đây có nhiều sự phát triển và sự thay đổi tâm lý khá rõ rệt.Giờ đây các em phải đối diện với những áp lực từ việc thi cử, định hướng nghề nghiệp cho tương lai, các mối quan hệ trở nên phức tạp hơn… rất nhiều vấn đề mới được đặt ra trong độ tuổi này.
Sự phát triển trí tuệ:
Tri giác ở lứa tuổi này cao hơn, có mụch đích, hệ thống hơn học sinh ở Trug học cơ sở.
Ghi nhớ có chủ định hơn : ghi nhớ đã được lên kế hoạch từ trước, không ghi nhớ quá nhiều những kiến thức lan man, không vào trọng tâm như ở học sinh THCS.
Ghi nhớ có chọn lọc: học tập là hoạt dộng chủ đạo của học sinh THPT với những yêu cầu cao hơn về tính tích cực và độc lập trí tuệ. Kiến thức cấp 3 ngày càng nhiều và có chiều sâu hơn, nên học sinh cấp 3 cần phải xác định được những ý chính để phục vụ cho việc học tập và ghi nhớ.
Việc ghi nhớ cũng linh hoạt, không máy móc và thuộc lòng như học sinh THCS.
Chú ý của học sinh cấp 3 cũng tăng lên : xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, học sinh chọn nghành nào thì sẽ tăng sự chú ý tới môn của nghàn học đó, như các học sinh chọn học khối C thì đa số chỉ chăm chú đầu tư vào các môn học liên quan ttrong khối này.
Linh hoạt trrong phân phối sự chú ý của bản thân : như việc kết hợp vừa nghe giảng vừa chép bài..
Tư duy logic và lý luận phát triển. Sử dụng hệ thống ngôn ngữ để tư duy : đôi khki không cần trực tiếp nhìn xem, mà chỉ cần nghe để hiểu và tự suy ra những điều mới từ những gì mà mình nghe được. Có sự chủ định trong tư duy của mình.
Sự tự ý thức:
Là khả năng tự đánh giá, nhận xét bản thân để nhận rõ những ưu, khuyết điểm của bản thân
Sự phát triển về tâm, sinh lý khiến học sinh tự ý thức và đánh giá về bản thân.
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân. Vd như . Một số có thái độ coi thường lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, ăn chơi, đua đòi theo bạn bè..hút thuốc lá, bỏ học, ...

Học sinh THPT là lứa tuổi, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ. chuộng cái đẹp hình thức bên ngoài, ...thường đánh giá bản thân qua lời nói của những người khác nên đôi khi thường đánh giá bản thân theo hướng tiêu cực. Lứa tuổi này rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.

Có thể tự đánh giá, ý thức về phẩm chất , đạo đức của bản thân. Tự đặt ra câu hỏi cho bản thân, không chỉ ý thức bản thân ở hiện tại mà còn ý thức được bản thân mình ở tương lai.
( Thông qua sự góp ý từ giáo viên chủ nhiệm hoặc bạn bè, người thân, giúp học sinh cấp 3 tự đánh giá bản thân mình một cách hoàn thiện hơn.
( Chỉ khi tự đánh giá được mình thì mới tự ý thức được mình thiếu những gì, cần bổ xung những gì cho phù hợp với những nhu cầu xuất phát từ chính bản thân các em.
Tình bạn và tình yêu:
Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tình bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những thể nghiêm, ước mơ, lí tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình. Nhưng tình bạn ở các em còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn. Có nghĩa là các em thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn chứ không chú ý đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)