Thực hành GDCD
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Mai |
Ngày 27/04/2019 |
145
Chia sẻ tài liệu: Thực hành GDCD thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(((
Lòng yêu nước và ý thức cộng đồng, đó là truyền thống quý báu, là sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam. Cùng chung một bọc, nghĩa lớn đồng bào, 54 dân tộc Việt Nam đã đoàn kết chung lưng đấu cật, ngược lên rừng, tiến ra biển, khẩn hoang, dựng nước, chống giặc ngoại xâm để giữ gìn non sông gấm vóc. Anh hùng dân tộc của những cuộc khởi nghĩa, dựng cờ dấy binh chống áp bức, bóc lột, chống thù trong giặc ngoài gồm cả người Kinh và người các dân tộc thiểu số. Dù miền xuôi hay miền ngược, ai cũng chứa chan bầu máu nóng trách nhiệm với Tổ tiên và vì tương lai con cháu.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề dân tộc được giải quyết trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác Hồ nói: "Đồng bào tất cả các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em trong một nhà". Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đặt vấn đề dân tộc ở vị trí chiến lược, có tầm quan trọng sống còn đối với quốc gia và là một nội dung lớn của cách mạng Việt Nam. Nhờ có đường lối chính trị và chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước, các dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị phân biệt đối xử, trở thành chủ nhân đất nước, gắn bó bền chặt, sướng khổ có nhau, cùng lao động, đấu tranh dựng nước và giữ nước.
I. Định nghĩa dân tộc và quyền bình đẳng giữa các dân tộc
1. Dân tộc
Hiện nay, dân tộc chủ yếu được hiểu theo hai nghĩa phổ biến nhất là :
( Nghĩa thứ nhất: Chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất,quốc ngữ chung và ý thức về sự thống nhất của mình,gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
H1.1: Dân tộc Hàn Quóc H1.2: Dân tộc Ấn Độ
( Nghĩa thứ hai: Chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có văn hóa riêng và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Theo nghĩa này, hiện nay Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống.
54 dân tộc Việt Nam
1. Dân tộc Cơ Tu
2.Dân tộc Dao
3.Dân tộc Ê Đê
4.Dân tộc Gia Lai
5.Dân tộc Giáy
6.Dân tộc Gié - Triêng
7.Dân tộc Mảng
8.Dân tộc H`Mông
9.Dân tộc Lào
10.Dân tộc Lô Lô
11.Dân tộc Lự
12.Dân tộc M`Nông
13.Dân tộc Mạ
14.Dân tộc Mường
15.Dân tộc Si La
16.Dân tộc Tà Ôi
17.Dân tộc Tày
18.Dân tộc Thái
19.Dân tộc Thổ
20.Dân tộc Xinh Mun
21.Dân tộc Ba Na
22.Dân tộc Bố Y
23.Dân tộc Brâu
24.Dân tộc Bru - Vân Kiều
25.Dân tộc Chơ Ro
26.Dân tộc Chứt
27.Dân tộc Chu – ru
28.Dân tộc Chăm
29.Dân tộc Co
30.Dân tộc Cống
31.Dân tộc Cơ - ho
32.Dân tộc Cơ Lao
33.Dân tộc Hà Nhì
34.Dân tộc Hoa
35.Dân tộc Hrê
36.Dân tộc Kháng
37.Dân tộc Khơ me
38.Dân tộc Khơ Mú
39.Dân tộc Kinh
40.Dân tộc La Chí
41.Dân tộc La Ha
42.Dân tộc La Hủ
43.Dân tộc Ngái
44.Dân tộc Nùng
45.Dân tộc Ô đu
46.Dân tộc Pà Thẻn
47.Dân tộc Phù Lá
48.Dân tộc Pu Péo
49. Dân tộc Ra Glai
50.Dân tộc Rơ Măm
51.Dân tộc Sán Chay
52.Dân tộc Sán Dìu
53.Dân tộc Xtiêng
54.Dân tộc Xơ Đăng
H1.3: Dân tộc Hmong
( H1.4: Dân tộc Xã Phó
H1.5: Dân tộc Thái (
H1.6: Dân tộc Kinh H1.7: Dân tộc Khơ-mú
2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần địa vị xã hội khác nhau, đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật. Trong một quốc gia đa dân tộc, bình đẳng dân tộc vừa là quyền, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các dân tộc, đảm bảo cho sự đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững của cả quốc gia dân tộc.
Thực chất của việc thực hiện quyền bình đẳng dân tộc chính là bảo đảm các quyền cơ bản của mỗi con người và mỗi dân tộc, trong đó có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc và phát triển. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Có dân tộc có số dân hàng chục triệu người, song cũng có dân tộc chỉ có vài ngàn, thậm chí chỉ vài trăm người. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta thể hiện vai trò và vị trí của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Vận dụng lý luận Mác - Lênin trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ những nội dung cụ thể của bình đẳng dân tộc ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
a. Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời của bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp để khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bình đẳng dân tộc trong quan niệm của Hồ Chí Minh khác xa bình đẳng dân tộc của giai cấp tư sản. Những gì mà giai cấp tư sản đã làm đối với các dân tộc phụ thuộc và thuộc địa chỉ là lời nói chứ không hề có trong thực tế. Ngược lại, Hồ Chí Minh cho rằng, bình đẳng dân tộc không chỉ được cụ thể hóa về mặt pháp lý, mà quan trọng hơn là phải được thực hiện trên thực tế. Và chính Người đã thực hiện điều đó. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam đã khẳng định, các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng và Chính phủ sẽ hết sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số về mọi mặt. Ngay sau đó, trong Chính phủ, Nha Dân tộc thiểu số được thành lập “để săn sóc cho tất cả đồng bào”. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta tiếp tục đề ra những chính sách nhằm thực hiện bình đẳng dân tộc. Tháng 8/1952, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về dân tộc. Tiếp đó, tháng 6/1953, Chính phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam với tinh thần cơ bản là đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ lẫn nhau. Các Hiến pháp của nước ta cũng khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và được cụ thể hóa bằng chính sách dân tộc qua các thời kỳ.
b. Độc lập dân tộc là cơ sở, điều kiện để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc
Bình đẳng dân tộc và độc lập dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, độc lập dân tộc là nền tảng để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Khi quốc gia dân tộc bị thống trị bởi đế quốc ngoại bang thì các quyền của mỗi dân tộc cũng bị chà đạp. Do đó, không giành được độc lập dân tộc thì cũng không thể nói tới việc thực hiện bình đẳng dân tộc. Và ngược lại, thực hiện tốt bình đẳng dân tộc là cơ sở để củng cố và giữ vững nền độc lập của dân tộc. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó. Khi thực dân Pháp thống trị nước ta, chúng đã thi hành những chính sách đi ngược lại với nguyện vọng và các quyền của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam. Đó là chính sách “chia để trị”, “dùng người Việt đánh người Việt”, dùng người dân tộc này đánh người dân tộc khác, nhằm chia rẽ các dân tộc, phục vụ cho mưu đồ thống trị của chúng. Còn trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, chúng đã dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo và ép buộc đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên chống lại cách mạng.
Do vậy, có giành được độc lập dân tộc, mới có điều kiện để chăm lo cho đồng bào các dân tộc, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, nhất là sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng và Chính phủ đã có những kế hoạch và hành động cụ thể để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, từng bước mang lại cuộc sống mới cho đồng bào. Đồng thời, khi chúng ta thực hiện bình đẳng dân tộc thì cách mạng cũng có thêm những nguồn lực quan trọng cho cuộc kháng chiến, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đi đến thắng lợi.
Ngày nay, khi đã có độc lập dân tộc thì chúng ta càng có điều kiện và càng phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
c. Thực hiện bình đẳng dân tộc là nhân tố quyết định để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn thấy rằng, nếu không xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc khi không có sự bình đẳng giữa các dân tộc. Khi một dân tộc này đi chà đạp, ép buộc các dân tộc khác thì sớm hay muộn sẽ tạo nên sự chia rẽ, ly khai dân tộc. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy điều đó khi cho rằng, để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì phải thực hiện bình đẳng dân tộc, đại đoàn kết dân tộc không những phải dựa trên nền tảng của khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, mà còn phải thực hiện đoàn kết các dân tộc. Tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, ngày 3/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập… Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa”1. Cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc là bình đẳng dân tộc, vì lợi ích của tất cả các dân tộc trong một quốc gia. Khi các dân tộc được đối xử bình đẳng, cả về nghĩa vụ và quyền lợi, sẽ tạo ra tiếng nói chung và tạo nên sự đồng thuận giữa các dân tộc và ngược lại. Vì thế nếu không đảm bảo và không có những chính sách và hành động cụ thể để thực hiện bình đẳng dân tộc, làm cho bình đẳng dân tộc ngày càng trở thành hiện thực thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị lung lay.
II/ Chính sách nhà nước về vấn đề phát triển dân tộc
1. Tập trung xây dựng có trọng tâm, trọng điểm cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống giao thông, thuỷ lợi, chú ý đầu tư chiều sâu, đồng bộ các công trình để có thể phát huy hiệu quả. Tiếp tục thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình, dự án như: Chương trình 134, Chương trình 135, Nghị quyết 39, vốn ngân sách tập trung để đầu tư làm mới và nâng cấp các công trìn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)