Thực hành_BDCB phòng thí nghiệm

Chia sẻ bởi Đỗ Trung Thành | Ngày 23/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: Thực hành_BDCB phòng thí nghiệm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phần thực hành
Thời lượng: 16 tiết
?1. Một số kỹ thuật làm việc trong phòng thí nghiệm hh
Mục tiêu:
- Đọc được tên các loại hóa chất và hiểu được các kí hiệu ghi trên nhãn mác các loại hóa chất.
- Có kĩ năng sắp xếp các dụng cụ, hóa chất trong phòng kho hợp lý, an toàn.
- Sử dụng được các dụng cụ thủy tinh
II. Nội dung thực hành
Thực hành đọc tên các hóa chất trong bộ dụng cụ thiết bị của các lớp 10,11,12 và phân loại các hóa chất :
+ Phân loại hóa chất theo trạng thái : chất rắn, chất lỏng, chất khí
+ Phân loại muối theo anion ( muối clorua, muối sunfat, muối nitrat.)
+ Phân loại theo axit, bazơ
+ Phân loại theo đơn chất (phi kim, kim loại)
+ Phân loại theo oxit
+ Phân loại theo tính chất nguy hiểm: Các hoá chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại...
2. Hiểu và trình bày được ý nghĩa của các kí hiệu ghi trên nhãn mác của các lọ hóa chất :
Kí hiệu, công thức. Khối lượng. Thể tích. Năm sản xuất . Nơi sản xuất. Ngày xuất xưởng và hạn sử dụng. Độ tinh khiết của hóa chất. Kí hiệu an toàn trên nhãn mác.
3. Nhận biết được tên của các loại dụng cụ thủy tinh : ống nghiệm, ống thủy tinh, ống hình trụ, bình cầu, ống sinh hàn, dụng cụ nhận biết tính đẫn điện, dụng cụ điều chế chất khí....
Thực hành sắp xếp các dụng cụ hóa chất trong phòng kho
a. Sắp xếp các dụng cụ bao gồm dụng cụ bằng kim loại, dụng cụ bằng thủy tinh, dụng cụ bằng nhựa.
b. Sắp xếp các loại tranh ảnh, sơ đồ, biểu bảng , đĩa ghi hình...
4. Sắp xếp các hóa chất trong phòng kho theo sự phân loại hóa chất ở trên và theo quy định

5. Sử dụng được một số các dụng cụ bằng thủy tinh
a. Cắt được một đoạn ống thuỷ tinh loại có đường kính nhỏ hơn 5mm, 10mm và đoạn ống thuỷ tinh lớn.
b. Uốn ống thủy tinh và loe miệng ống
c. Đục thủng một lỗ trên ống thủy tinh hoặc ở đáy ống nghiệm
d. Rửa các dụng cụ thủy tinh bằng phương pháp cơ học, bằng phương pháp hóa học
e. Sấy khô các dụng cụ thủy tinh
?2. Hoà tan , lọc, kết tinh và pha chế dung dịch
I. Mục tiêu:
- Biết cách hoà tan một chất rắn, chất lỏng.
- Biết cách lọc, kết tinh một số hoá chất cụ thể.
- Biết cách pha chế nồng độ của một số dung dịch( Pha dung dịch theo nồng độ phần trăm, nồng độ mol/lit)
II. Cách tiến hành:

Khi pha chế dung dịch cần tuân theo các quy tắc sau đây:
1) Bình, lọ để pha chế dung dịch phải được rửa sạch và tráng nước cất trước khi pha.
2) Phải dùng nước cất để pha hoá chất (nếu không có thì có thể dùng nước mưa thật sạch, tuy không được tinh khiết).
3) Trước khi pha dung dịch cần phải tính toán lượng chất tan và
dung môi.
4) Nên pha dung dịch kiềm đặc vào bình sứ.
5) Nếu có thể nên kiểm tra lại nồng độ của dung dịch bằng tỉ khối kế.
6) Sau khi pha xong dung dịch, cần phải cho vào lọ có màu thích hợp, đậy kín và dán nhãn để bảo quản tốt dung dịch.
Pha dung dịch của chất rắn trong nước theo nồng độ phần trăm
1.1 Pha dung dịch của chất rắn không ngậm nước
Pha chế 250g dung dịch 10% một chất đã cho (chẳng hạn natri clorua, bari clorua, đồng sunfat,.).
Ta tính 10% của 250g, đó là 25g. Như thế phải lấy 25g chất tan và 225g nước (225g nước chiếm một thể tích là 225ml.
Dùng cân sẽ lấy được 25g chất tan, còn 225ml nước thì dùng ống chia độ để đong.

1.2. Pha dung dịch của chất rắn ngậm nước:
Pha 100g dung dịch 10% đồng sunfat từ muối CuSO4. 5H2O
Lượng đồng sunfat trong 100g dung dịch là 10g. Khối lượng mol của CuSO4.5H2O = 250g. Khối lượng mol của CuSO4 bằng 160g.
Lượng muối đồng sunfat ngậm nước là x được tính theo tỉ lệ:
Vậy phải cân lấy ? 15,6g CuSO4.5H2O và đong ? 84,4g nước đem hoà tan vào nhau.
2. Pha dung dịch của chất lỏng trong nước theo nồng độ phần trăm
Ví dụ: Pha 250g dung dịch axit sunfuric 10% từ dung dịch H2SO4 đặc hơn.
Muốn pha 250g dung dịch 10% H2SO4 thì phải lấy 25g axit nguyên chất 100%. Nhưng ở đây chỉ có axit 92% nên phải lấy:
Lượng axit này bằng: 27,2 : 1,824 = 14,9ml.
Dùng ống đo nhỏ lấy 14,9ml axit H2SO4 đã cho rót vào ống đo khác đã đong sẵn 222,8ml (250g - 27,2g = 222,8g) nước, ta sẽ được dung dịch cần dùng
3. Pha dung dịch có nồng độ mol/lít (M)
Ví dụ: Cần pha 250ml dung dịch 0,1M natri clorua. Khối lượng mol của natri clorua là 58,5g. Trong 1 lít dung dịch 0,1M có 0,1 mol (= 5,85g) natri clorua. Vậy trong 250ml dung dịch phải có 5,85 : 4 ? 1,46 gam muối ăn.
Do đó cần lấy gần 1,5g natri clorua cho vào ống đo rồi tiếp tục thêm nước cất vào cho đủ 250ml. Như thế ta được dung dịch cần pha chế. Muốn được chính xác hơn thì pha chế vào bình định mức.

4. Pha dung dịch nồng độ mol từ dung dịch có nồng độ phần trăm và ngược lại:
Ví dụ 1 : Pha dung dịch HCl 37% ( D =1,17g/ml) thành dung dịch HCl 1M.
Cách tính : Số mol HCl = 1 mol , khối lượng m = 36,5 g. Khối lượng dung dịch :
mdd = 36,5/37 x 100% = 98,64 g
Thể tích của dung dịch HCl 37% cần V= mdd/ D = 98,64/1,17=84,30 ml
Lấy 84,30 ml dung dịch HCl 37% cho vào bình định mức 1000 ml, cho thêm nước vào đến vạch, đậy nút bình định mức dốc ngược 2- 3 lần, lắc đều ta sẽ được 1000 ml dung dịch HCl 1M.


=
Ví dụ 2: Cần pha 250 g dd NaCl 5% từ dd NaCl 2M.
Cách tính: mNaCl = 5x 250/100=12,5 (g)
n NaCl= 12,5/ 58,5 =0,214( mol)
V NaCl 2M =0,214 x1000/2=107(ml)
Cách 1: Cân cốc (bì) + đong 107 ml dd NaCl 2M .Sau đó đổ thêm H2O cho đến khi cân được 250 ml+ Khối lượng cốc
Cách 2: mdd = V.D= 107xD( dùng tỉ khối kế để xác định D, giả sử là 1,12), m dd = 107x 1,12=119,8 g còn lại là lượng nước 250 - 119 =131 g
5. Pha loãng dung dịch
Trong nhiều thí nghiệm ở trường phổ thông cần dùng các dung dịch có nồng độ loãng hơn dung dịch hiện có ở phòng thí nghiệm. Lúc đó phải pha loãng dung dịch. Sự pha loãng thường được biểu thị bằng tỉ số 1 : 1, nghĩa là cứ 1 thể tích dung dịch ban đầu ta thêm vào 1 thể tích dung môi.


?3 . Nhận biết, lắp ráp được một số thí nghiệm thực hành chương trình hóa học ở trường phổ thông

Dụng cụ điều chế chất khí từ chất rắn.
Dụng cụ điều chế chất khí từ chất lỏng.
Dụng cụ điều chế chất khí từ chất rắn và lỏng
Dụng cụ điện phân
Thí nghiệm điều chế Cl2:

2. Điều chế khí hidro clorua

3.Điều chế Oxi từ KClO3 và MnO2
Điều chế O2 từ H2O2

4. Điều chế khí SO2 từ Na2SO3 tinh thể và axit H2SO4 đặc


5. Thí nghiệm: Điều chế và thu khí SO2
6. Điều chế nitơ từ không khí và từ NaNO2 và NH4Cl
7.Điều chế NH3


7.Điều chế HNO3
Điều chế HNO3 từ muối amoni:

9. Thí nghiệm : Điều chế CO và thử tính chất khử của CO đối với CuO


10. Điện phân dung dịch muối ăn bão hoà:

11.Thí nghiệm: Điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm
Trộn đều CH3COONa khan với hỗn hợp vôi tôi xút theo tỉ lệ 2 : 3 về khối lượng, rồi cho hỗn hợp thu được vào ống nghiệm to khoảng 1/5 ống nghiệm
Lắp ống dẫn khí vào miệng ống nghiệm (dụng cụ được lắp giống như dụng cụ điều chế oxi trong ống nghiệm).
Đun nhẹ đều tất cả phần ống nghiệm có hoá chất, sau đó đun nóng mạnh vào chỗ đựng hỗn hợp phản ứng
12.Di?u ch? etylen:

13.Di?u ch? axetylen
12. Thí nghiệm: Điều chế etilen

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trung Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)