Thủ thuật phân biệt từ ghép với cụm từ

Chia sẻ bởi Phạm Văn An | Ngày 10/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Thủ thuật phân biệt từ ghép với cụm từ thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Phân biệt từ đơn-từ ghép- cụm từ
PGS-TS Nguyễn Thị Lương
 Phân biệt từ đơn với từ ghép, từ ghép với cụm từ trong tiếng Việt, lâu nay đối với học sinh, sinh viên và giáo viên các trường phổ thông vẫn là một vấn đề còn nhiều vướng mắc.
Bằng cách nào để tháo gỡ dần những khó khăn vướng mắc trong việc phân biệt các đơn vị trên, đó là mục đích mà bài viết này đặt ra.
 1.     Về việc phân biệt từ đơn với từ ghép
Trong Tiếng Việt, vấn đề này không khó khăn lắm, có thể căn cứ vào các định nghĩa về từ đơn, từ ghép dể nhận diện chúng. Những hiện nay trong Việt ngữ học lại tồn tại hai quan điểm về từ đơn - từ ghép. Đây chính là cơ sở tạo ra cỏc cách phân loại  khác nhau về vấn đề từ đơn - từ ghép.
a)    Quan điểm lấy đơn vị "tiếng" làm tiêu chí phân loại.
Quan điểm này dựa vào đặc trưng phân tiết tính của tiếng Việt mà cho rằng trong tiếng Việt, hình vị hoàn toàn trùng với tiếng, nên mỗi tiếng là một hình vị. Đại diện cho quan điểm lấy tiếng làm tiêu chí phân loại là GS Nguyễn Tài Cẩn.
Trên cơ sở của quan điểm này, các tác giả SGK Ngữ văn lớp 6 đưa ra định nghĩa: “Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.” (Ngữ văn lớp 6, tập 1 - NXBGD 2003 - Trang 14).
 b)    Quan điểm lấy đơn vị "hình vị" là tiêu chí phân loại.
 Đại diện cho quan điểm lấy hình vị làm tiêu chí phân loại là GS Đỗ Hữu Châu. Các tác giả theo quan điểm theo quan điểm này đã căn cứ vào số lượng hình vị để phân chia từ tiếng Việt thành từ đơn (từ một hình vị) và từ phức (từ do hai hình vị trở lên tạo thành). Trong “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt”, GS Đỗ Hữu Châu xác định : ”Các từ sẽ được phân chia theo số lượng các hình vị tạo nên chúng. Kết quả ở bước này sẽ cho các từ đơn và từ phức. Từ đơn là những từ được cấu tạo theo phương thức từ hóa, là những từ chỉ có một hình vị. Từ phức là những từ do hơn một hình vị tạo nên theo các phương thức phức hóa hiện hành trong tiếng Việt. Từ phức lại được chia thành từ láy và từ ghép.” (trang 169). Cũng theo quan điểm này, tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết nên đa số hình vị trùng với tiếng - nhưng chỉ là đa số mà không phải toàn bộ. Như vậy còn một số hình vị không trùng với tiếng. Đó là những trường hợp âm thuần Việt như : bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, chèo bẻo, ác là, mắc cọt, mồ hôi, bồ hóng, mà cả... và một số từ vay mượn từ ngôn ngữ ấn Âu như: a-xít, cà-phê, lắc-lê, mô-tô, ô-tô, a-pa-tít, pô-pơ-lin...
          Các tác giả theo quan điểm lấy hình vị làm tiêu chí phân loại từ, xếp các phức thể trên vào loại từ đơn đa âm - để phân biệt từ đơn đơn âm  (gạo, nhà, đường, nước, trứng...). Các tác giả lấy tiếng làm tiêu chí phân loại xếp chúng vào từ ghép. Bởi họ cho rằng: nghĩa của mỗi tiếng trong các phức thể như: bù nhìn, bồ kết, ễnh ương... tuy ngày nay không giải thích được, nhưng xét về nguồn gốc thì cũng có thể trước đây nó vẫn có nghĩa.
          Vậy tuy khác nhau về quan điểm nhưng sự không thống nhất khi xác định ranh giới từ đơn - từ ghép trên thực tế chỉ thu hẹp ở một số ít các từ (nêu trên) mà thôi, việc xếp chúng vào lại từ đơn hay từ ghép là đều có lí do. Hiểu như vậy giáo viên sẽ giải toả nỗi băn khoăn, hoài nghi về tính đúng - sai của vấn đề.
 2.     Về việc phân biệt từ ghép với cụm từ
Việc phân biệt từ ghép với cụm từ khó khăn và nan giải hơn nhiều hơn so với việc phân biệt từ đơn - từ ghép. Bởi vậy, từ trước tới nay, giới Việt ngữ học đã phải đề xuất khá nhiều tiêu chuẩn dùng làm chỗ dựa dể phân biệt từ ghép với cụm từ.    Cụ thể :
2.1               Dựa vào đặc điểm nghĩa và mối quan hệ giữa các yếu tố
 a.     Về mối quan hệ giữa các yếu tố
-   Một tổ hợp hình vị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn An
Dung lượng: 25,51KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)