Thu hang - Ve vơi lang que VN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hằng | Ngày 03/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Thu hang - Ve vơi lang que VN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI HỒNG

Phát triển nhận thức
CHỦ ĐIỂM: VỀ VỚI LÀNG QUÊ
ĐỀ TÀI: HẠT GẠO QUÊ HƯƠNG.
LỚP: MẪU GIÁO LỚN.
Giáo Viên: Nguyễn Thị Thu Hằng.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
Bé tập làm bánh:
Xin chân thành cảm ơn
Chủ đề: NGHỀ CỦA BỐ MẸ
Hoạt động học có chủ đích: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ HẠT GẠO?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
-Trẻ có những hiểu biết đơn giản về hạt gạo.
-Trẻ được trải nghiệm, trả lời được câu hỏi đàm thoại.
-Biết chơi trò chơi cùng bạn.
-Biết trò chuyện cùng cô cùng bạn.
2. Kỹ năng:
- Phát triển óc quan sát, ghi nhận lại cảm giác, mô tả lại cảm giác.
-Phát triển ngôn ngữ mach lạc thông qua việc trả lời câu hỏi đàm thoại.
- Rèn kỹ năng tập họp đội hình, tập hợp nhóm.
- Rèn thao tác nhanh nhẹn,khéo léo.
3. Giáo dục:
- Giáo dục bé ăn hết suất, không làm rơi vãi cơm, biết ơn cô bác nông dân.
Chăm chỉ học tập và lao động.
4. Phương pháp:
- Quan sát - đàm thoại - luyện tập – trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Các bài nhạc.
- Máy vi tính, đèn chiếu
- Lá dong, bột.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Quan sát cảnh gặt lúa của bác nông dân.
-Lớp chơi: “Gieo hạt”.
-Bé thấy các bác nông dân đang làm gì?
-Bé cùng cô giúp bác nông dân gánh lúa về nhà nhé! (Vận động theo bài hát Gánh gánh gồng gồng).
Hoạt động 2: Trẻ quan sát, trải nghiệm thực tế. Nhận biết hạt gạo.
-Trốn cô. Bé nhìn xem cô có đĩa gì đây?
-Đĩa gì nữa đây?
-Bây giờ cô cho các bé xem và sờ đĩa lúa, và đĩa gạo. Khi sờ bé phải nhớ, phải ghi nhận lại cảm giác bàn tay khi mình sờ đĩa lúa nó như thế nào, khi mình sờ đĩa gạo nó như thế nào, bé nhớ chưa?.
+ Lớp mình chia thành hai đội để sờ và đổi đĩa cho nhau sờ.
-Cô đố bé đây là đĩa gì? Đĩa lúa có màu gì?
-Đây là đĩa gì? Đĩa gạo có màu gì?
-Khi sờ đĩa lúa thì cảm nhận bàn tay mình nó như thế nào?
-Khi sờ đĩa gạo thì cảm nhận bàn tay mình nó như thế nào?
-Ngoài loại gạo này ra, bé còn biết loại gạo gì nữa?
-Thế bây giờ bé chơi cùng cô nào?( Chơi Tập tầm vông)
-Các con nhìn xem cô có gì đây? Đúng rồi, đây là gạo lức, lớp mình đọc lớn lên nào!
-Để hạt lúa trở thành hạt gạo thì ta phải làm gì?
-Để biết đúng hay không lớp mình hãy quan sát thật kĩ nhé! ( Xem đoạn phim về cảnh máy gạo)
-Thế chú vừa đổ gì vào máy để xay đấy các con?Lúa mà đổ vào máy để xay thì cho ra gì?
-Vậy người ta dùng gạo để làm gì?
3.Hoạt động 3 : Quan sát các sản phẩm được chế biến từ gạo.
-Giới thiệu hình ảnh đặc sản của tỉnh Quảng Nam đó là cơm gà.
Và xem hình ảnh các bạn nhỏ đang ăn cơm.
-Các bạn nhỏ đang ăn gì đấy?
*Bác nông dân là người rất vất vả để làm ra hạt gạo, hạt gạo nó rất là quí, và gạo là nhóm lương thực mà không có nhóm lương thực nào có thể thay thế được. Nó chứa rất nhiều tinh bột và đường, ăn vào giúp cơ thể mình khoẻ đấy.
-Thế để giúp bác nông dân, con làm gì?
-Giáo dục trẻ ăn cơm không làm rơi vãi, ăn hết suất.
-Bây giờ cô đói bụng rồi, các con đói bụng chưa?. Con thích ăn món gì nào?
-Cô sẽ cho các con xem hình ảnh, khi xem các con phải nói thật nhanh đó là món gì nghe chưa?(Trẻ xem hình ảnh các món ăn được chế biến từ gạo: Bánh bèo, mỳ quảng, bún, bánh xèo, bánh tráng, bánh nậm, bánh bao)
-Để làm được các món ăn này, người ta làm gì nào, có để nguyên gạo như thế này làm được không?
*Đúng rồi, để làm được các món ăn này, người ta bỏ gạo vào máy xay thành bột, và hôm nay cô cũng có chuẩn bị một số bột, bây giờ cô cháu mình cùng tập làm bánh bao, bánh nậm nhé!
Hoạt động 4: Trò chơi.
Tập làm bánh bao, bánh nậm.
Cách chơi: Hai đội vừa nghe nhạc vừa làm bánh.
Luật chơi: Trẻ làm bánh theo ý thích, không tranh dành nhau.
*Giáo dục trẻ biết quý trọng hạt gạo, biết ơn bác nông dân.
-Vậy lớp mình cùng hát múa vui ngày mùa với bác nông dân đi nào!
Hoạt động 5: Kết thúc.
-Lớp hát “ Cánh đồng tuổi thơ” và ra ngoài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)