Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng
Chia sẻ bởi James Millan |
Ngày 11/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
BÔ XÍT Ở TÂY NGUYÊN LÀ VẤN ĐỀ HỆ TRỌNG
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Đức Thắng.
Tại Hội thảo khoa học về vấn đề bô xít ở Tây Nguyên sáng 9/4, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đọc bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Dưới đây là nội dung thư:
Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.
Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.
Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.
Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.
Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.
THƯ NGỎ CỦA MỘT CON DÂN NƯỚC VIỆT
GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 3 năm 2009
Kính gửi: Ông NGUYỄN TẤN DŨNG , THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thưa Ông Thủ tướng
Tôi là Phạm Đình Trọng, công dân Việt Nam, đang sống trên dải đất gấm vóc Việt Nam. Là người lính, tôi đã trải qua trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tôi đã đi từ mảnh đất cực Bắc, Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đến mảnh đất cực Nam của đất nước, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu tỉnh Kiên Giang, tôi đã đi từ Trường Sơn đến Trường Sa. Dặm đường đất nước ấy đã cho tôi thấy đất nước Việt Nam thân yêu của tôi gấm vóc như thế nào.
Là nhà báo, nhà văn quân đội, tôi đã viết về sự hi sinh vô cùng to lớn của nhân dân và đồng đội của tôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giành độc lập, thống nhất đất nước, tôi cũng đã viết về những mất mát hi sinh đau lòng mà đồng đội thân yêu của tôi đã phải nhận lấy để giữ từng mỏm đất ở Vị Xuyên, Hà Giang, để giữ từng doi cát san hô ở Trường Sa ngòai biển đông. Sự hi sinh cao cả ấy, máu của nhân dân và đồng đội tôi hôm nay, máu của cha ông chúng ta đã đổ ra trong suốt chiều dài lịch sử giữ nước hôm qua đã cho tôi thấy từng nắm đất của Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng như thế nào! Nhưng những diễn biến của những năm tháng lịch sử vừa qua lại cho tôi thấy những người có trách nhiệm quản lí đất nước của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không những đã không giữ được trọn vẹn dải đất Việt Nam gấm vóc và thiêng liêng mà cả đến việc khai thác tài nguyên đất nước dường như cũng không vì lợi ích của đất nước Việt Nam, không vì nhân dân Việt Nam!
Dân biết. Dân bàn. Dân làm. Dân kiểm tra. Đó là điều nhà nước ta vẫn thường nói, vẫn đề cao. Là công dân Việt Nam, tôi cần được bàn, được có ý kiến về vấn đề nghiêm trọng này. Là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền, tôi càng cần có trách nhiệm, có tiếng nói về việc vô cùng hệ trọng này.
Định mệnh đã đặt đất nước chúng ta cạnh nước lớn phương bắc Trung Hoa, một đất nước mênh mông rộng lớn nhưng trập trùng núi hiểm, cuồn cuộn sông dữ, phần đất bằng còn lại thì nơi hạn hán đồng khô cỏ cháy, nơi lũ lụt lút cả huyện, cả tỉnh! Dân số lại quá đông, người dân khốn khó luôn đói đất, thèm đất làm ăn! Còn người cai trị đất nước mênh mông ấy thì từ xa xưa đến nay vẫn tự huyễn hoặc là Thiên tử, là con Trời, mang mệnh Trời thống trị thiên hạ, mở mang bờ cõi Trung Hoa! Suốt quá trình lịch sử, nước láng giềng khổng lồ phương Bắc ấy, thời nào, triều nào cũng lăm le lấn bờ, lấn cõi nước ta!
Dải đất Việt Nam gấm vóc còn được dài rộng đến hôm nay là nhờ lòng yêu nước nồng nàn, nhờ ý thức dân tộc sâu đậm, nhờ nền văn hóa Lạc Việt đã tạo ra cho người Việt bản sắc riêng không thể bị đồng hóa với những nền văn hóa khác, nhờ ý chí quật cường bất khuất, nhờ xương máu hi sinh của nhiều thế hệ người Việt đã đổ ra trong sự nghiệp giữ nước và
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Đức Thắng.
Tại Hội thảo khoa học về vấn đề bô xít ở Tây Nguyên sáng 9/4, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đọc bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Dưới đây là nội dung thư:
Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.
Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.
Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.
Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.
Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.
THƯ NGỎ CỦA MỘT CON DÂN NƯỚC VIỆT
GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 3 năm 2009
Kính gửi: Ông NGUYỄN TẤN DŨNG , THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thưa Ông Thủ tướng
Tôi là Phạm Đình Trọng, công dân Việt Nam, đang sống trên dải đất gấm vóc Việt Nam. Là người lính, tôi đã trải qua trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tôi đã đi từ mảnh đất cực Bắc, Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đến mảnh đất cực Nam của đất nước, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu tỉnh Kiên Giang, tôi đã đi từ Trường Sơn đến Trường Sa. Dặm đường đất nước ấy đã cho tôi thấy đất nước Việt Nam thân yêu của tôi gấm vóc như thế nào.
Là nhà báo, nhà văn quân đội, tôi đã viết về sự hi sinh vô cùng to lớn của nhân dân và đồng đội của tôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giành độc lập, thống nhất đất nước, tôi cũng đã viết về những mất mát hi sinh đau lòng mà đồng đội thân yêu của tôi đã phải nhận lấy để giữ từng mỏm đất ở Vị Xuyên, Hà Giang, để giữ từng doi cát san hô ở Trường Sa ngòai biển đông. Sự hi sinh cao cả ấy, máu của nhân dân và đồng đội tôi hôm nay, máu của cha ông chúng ta đã đổ ra trong suốt chiều dài lịch sử giữ nước hôm qua đã cho tôi thấy từng nắm đất của Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng như thế nào! Nhưng những diễn biến của những năm tháng lịch sử vừa qua lại cho tôi thấy những người có trách nhiệm quản lí đất nước của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không những đã không giữ được trọn vẹn dải đất Việt Nam gấm vóc và thiêng liêng mà cả đến việc khai thác tài nguyên đất nước dường như cũng không vì lợi ích của đất nước Việt Nam, không vì nhân dân Việt Nam!
Dân biết. Dân bàn. Dân làm. Dân kiểm tra. Đó là điều nhà nước ta vẫn thường nói, vẫn đề cao. Là công dân Việt Nam, tôi cần được bàn, được có ý kiến về vấn đề nghiêm trọng này. Là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền, tôi càng cần có trách nhiệm, có tiếng nói về việc vô cùng hệ trọng này.
Định mệnh đã đặt đất nước chúng ta cạnh nước lớn phương bắc Trung Hoa, một đất nước mênh mông rộng lớn nhưng trập trùng núi hiểm, cuồn cuộn sông dữ, phần đất bằng còn lại thì nơi hạn hán đồng khô cỏ cháy, nơi lũ lụt lút cả huyện, cả tỉnh! Dân số lại quá đông, người dân khốn khó luôn đói đất, thèm đất làm ăn! Còn người cai trị đất nước mênh mông ấy thì từ xa xưa đến nay vẫn tự huyễn hoặc là Thiên tử, là con Trời, mang mệnh Trời thống trị thiên hạ, mở mang bờ cõi Trung Hoa! Suốt quá trình lịch sử, nước láng giềng khổng lồ phương Bắc ấy, thời nào, triều nào cũng lăm le lấn bờ, lấn cõi nước ta!
Dải đất Việt Nam gấm vóc còn được dài rộng đến hôm nay là nhờ lòng yêu nước nồng nàn, nhờ ý thức dân tộc sâu đậm, nhờ nền văn hóa Lạc Việt đã tạo ra cho người Việt bản sắc riêng không thể bị đồng hóa với những nền văn hóa khác, nhờ ý chí quật cường bất khuất, nhờ xương máu hi sinh của nhiều thế hệ người Việt đã đổ ra trong sự nghiệp giữ nước và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: James Millan
Dung lượng: 203,67KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)