THÔNG TƯ SỐ 26 -TTHTCĐ
Chia sẻ bởi Tăng Xuân Đức |
Ngày 08/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: THÔNG TƯ SỐ 26 -TTHTCĐ thuộc Tập đọc 1
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC VĂN HOÁ - XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2010/TT- BGDĐT
ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội là một trong những chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về văn hoá - xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết và giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
1. Về kiến thức
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các vấn đề văn hóa - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng như: lịch sử Việt Nam; địa lí Việt Nam; con người Việt Nam; văn hoá Việt Nam; xã hội; gia đình và trẻ em; giới và phát triển; kĩ năng sống.
2. Về kĩ năng
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội nhằm góp phần hình thành và phát triển cho người học một số kĩ năng cần thiết như nhận biết được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất được một số biện pháp để giải quyết các vấn đề trong xã hội, gia đình và cộng đồng; biết bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước; biết bảo vệ truyền thống văn hoá Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng; biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, thực hiện trách nhiệm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em; bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và bình đẳng giới; biết phòng chống các tệ nạn xã hội,…
Ngoài ra, Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội góp phần hình thành và phát triển cho người học một số kĩ năng sống cơ bản (kĩ năng thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột và kĩ năng đàm phán, thương lượng; kĩ năng kiên định, từ chối; kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ…), giúp người học rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc, viết và tính toán.
3. Về thái độ
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội góp phần hình thành và phát triển cho người học:
- Tình yêu quê hương, đất nước.
- Lòng tự hào và thái độ trân trọng đối với lịch sử, các di tích văn hoá, lịch sử, các danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và địa phương, của các dân tộc của mỗi gia đình…
- Phản đối, tố cáo, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật như phá vỡ các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, các tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan, buôn bán người, nghiện hút ma tuý, tệ nạn tảo hôn, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em; lạm dụng lao động trẻ em,…).
- Ý thức tuyên truyền và vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng về những điều đã được học.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội bao gồm 8 phần. Mỗi phần có những nội dung và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ như sau:
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
Phần 1. Lịch sử Việt Nam
1. Khái quát sơ lược về quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam
- Nêu lên được các thời kì lịch sử chủ yếu của Việt Nam.
- Liệt kê được các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử chủ yếu của đất nước.
- Tự hào về truyền thống lịch sử của đất nước.
- Có ý thức tìm hiểu và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng tìm hiểu lịch sử phát triển của đất nước.
2. Các Vua Hùng trong sự nghiệp dựng nước
- Nêu lên được vai trò của các Vua Hùng trong sự nghiệp dựng nước.
- Nêu lên được ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Mô tả được vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng có ý thức về cội nguồn dân tộc, tưởng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC VĂN HOÁ - XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2010/TT- BGDĐT
ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội là một trong những chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về văn hoá - xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết và giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
1. Về kiến thức
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các vấn đề văn hóa - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng như: lịch sử Việt Nam; địa lí Việt Nam; con người Việt Nam; văn hoá Việt Nam; xã hội; gia đình và trẻ em; giới và phát triển; kĩ năng sống.
2. Về kĩ năng
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội nhằm góp phần hình thành và phát triển cho người học một số kĩ năng cần thiết như nhận biết được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất được một số biện pháp để giải quyết các vấn đề trong xã hội, gia đình và cộng đồng; biết bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước; biết bảo vệ truyền thống văn hoá Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng; biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, thực hiện trách nhiệm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em; bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và bình đẳng giới; biết phòng chống các tệ nạn xã hội,…
Ngoài ra, Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội góp phần hình thành và phát triển cho người học một số kĩ năng sống cơ bản (kĩ năng thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột và kĩ năng đàm phán, thương lượng; kĩ năng kiên định, từ chối; kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ…), giúp người học rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc, viết và tính toán.
3. Về thái độ
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội góp phần hình thành và phát triển cho người học:
- Tình yêu quê hương, đất nước.
- Lòng tự hào và thái độ trân trọng đối với lịch sử, các di tích văn hoá, lịch sử, các danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và địa phương, của các dân tộc của mỗi gia đình…
- Phản đối, tố cáo, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật như phá vỡ các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, các tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan, buôn bán người, nghiện hút ma tuý, tệ nạn tảo hôn, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em; lạm dụng lao động trẻ em,…).
- Ý thức tuyên truyền và vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng về những điều đã được học.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội bao gồm 8 phần. Mỗi phần có những nội dung và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ như sau:
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
Phần 1. Lịch sử Việt Nam
1. Khái quát sơ lược về quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam
- Nêu lên được các thời kì lịch sử chủ yếu của Việt Nam.
- Liệt kê được các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử chủ yếu của đất nước.
- Tự hào về truyền thống lịch sử của đất nước.
- Có ý thức tìm hiểu và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng tìm hiểu lịch sử phát triển của đất nước.
2. Các Vua Hùng trong sự nghiệp dựng nước
- Nêu lên được vai trò của các Vua Hùng trong sự nghiệp dựng nước.
- Nêu lên được ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Mô tả được vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng có ý thức về cội nguồn dân tộc, tưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tăng Xuân Đức
Dung lượng: 191,06KB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)