Thông tư 29/2009 Hướng dẫn đánh giá chẩn hiệu trưởng
Chia sẻ bởi Trần Văn Phúc |
Ngày 10/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Thông tư 29/2009 Hướng dẫn đánh giá chẩn hiệu trưởng thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––––
QUY ĐỊNH
Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT
Ngày22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, bao gồm: Chuẩn hiệu trưởng; đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn;
2. Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là hiệu trưởng).
Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng
1. Để hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;
2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng;
3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.
Điều 3. Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.
2. Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.
3. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
4. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu chí.
Chuẩn hiệu trưởng gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí.
Chương II
CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp
1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
a) Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc;
b) Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương;
c) Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội;
d) Có ý chí vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
e) Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm.
2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
a) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
b) Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường;
c) Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực;
d) Không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng vì mục đích vụ lợi, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường.
3. Tiêu chí 3. Lối sống
Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập.
4. Tiêu chí 4. Tác phong làm việc
Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.
5. Tiêu chí 5. Giao tiếp, ứng xử
Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
1. Tiêu chí 6. Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông
Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông.
2. Tiêu chí 7. Trình độ chuyên môn
a) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––––
QUY ĐỊNH
Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT
Ngày22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, bao gồm: Chuẩn hiệu trưởng; đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn;
2. Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là hiệu trưởng).
Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng
1. Để hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;
2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng;
3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.
Điều 3. Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.
2. Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.
3. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
4. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu chí.
Chuẩn hiệu trưởng gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí.
Chương II
CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp
1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
a) Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc;
b) Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương;
c) Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội;
d) Có ý chí vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
e) Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm.
2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
a) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
b) Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường;
c) Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực;
d) Không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng vì mục đích vụ lợi, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường.
3. Tiêu chí 3. Lối sống
Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập.
4. Tiêu chí 4. Tác phong làm việc
Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.
5. Tiêu chí 5. Giao tiếp, ứng xử
Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
1. Tiêu chí 6. Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông
Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông.
2. Tiêu chí 7. Trình độ chuyên môn
a) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Phúc
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)