Thong tin y hoc ve HIV

Chia sẻ bởi Trần Quốc Đạt | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Thong tin y hoc ve HIV thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

THÔNG TIN Y HỌC VỀ HIV/AIDS
BÀI HỌC
BỐ CỤC BÀI
I. HIV/AIDS LÀ GÌ

II. PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM HIV/AIDS

III. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI NHÀ

IV. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG XÃ HỘI VỀ HIV/AIDS
I. HIV/AIDS LÀ GÌ

1. HIV là gì
1.1. HIV là gì
1.2. Tác động của HIV

2. AIDS là gì
2.1. AIDS là gì
2.2. Biểu hiện đặc thù của AIDS
I. HIV/AIDS LÀ GÌ
1. HIV là gì
1.1. HIV là gì

- HIV là một loại virus
- Virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người
- HIV gây ra hội chứng AIDS
1.2. Tác động của HIV
- HIV làm tổn thương hệ thống bảo vệ cơ thể
- Nhiễm HIV từ 2 đến 10 năm (hoặc lâu hơn) sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS
Virus HIV
I. HIV/AIDS LÀ GÌ
1. HIV là gì
2. AIDS là gì

2.1. AIDS là gì
2.2. Biểu hiện đặc thù của AIDS
AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) là cǎn bệnh nghiêm trọng của thế kỷ mà y học chưa tìm được thuốc phòng, thuốc chữa.
- AIDS không có các triệu chứng đặc thù của bệnh
- Triệu chứng của AIDS thể hiện ở các giai đoạn khác nhau:
+ Giai đoạn mới phát bệnh:
+ Giai đoạn AIDS toàn phần:
II. PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM HIV/AIDS

1. Con đường lây lan

2. Biện pháp phòng tránh HIV/AIDS
HIV/AIDS có thể lây nhiễm từ người này sang người khác theo 3 đường:
+ Qua đường máu
+ Qua đường tình dục
+ Từ mẹ sang con
+ Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu
+ Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục
+ Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
III. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI NHÀ
1. Các triệu chứng thường gặp

2. Biện pháp xử lý

Sốt
Tiêu chảy
Sút cân
Những biểu hiện khác thường trên da
Loét
Ho và khó thở
Các bệnh và tổn thương thường đi kèm với HIV/AIDS

- Sốt

Tiêu chảy

Sút cân

Những biểu hiện bất thườngtrên da

Loét

Ho và khó thở
Các bệnh và tổn thương thường đi kèm với nhiễm HIV/AIDS
IV. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG XÃ HỘI VỀ HIV/AIDS
PHIẾU HỌC TẬP
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
VỀ CĂN BỆNH THẾ KỈ HIV/AIDS
Chủ đề 1: HIV/AIDS LÀ GÌ ?




Câu 1: AIDS là gì?
Câu 2: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là gì?
Câu 3: Đã có thuốc trị khỏi HIV chưa?
Câu 4: Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để tìm ra thuốc trị AIDS?
Chủ đề 2:
HIV/AIDS VÀ CON ĐƯỜNG LÂY LAN
Chủ đề 3
LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN BẢN THÂN HOẶC NGƯỜI THÂN MÌNH MẮC PHẢI CĂN BỆNH THẾ KỈ HIV/AIDS
Câu 1: AIDS là gì?

- AIDS là tên bệnh gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải ở người.
- Đây chính là giai đoạn cuối của một bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV.
Câu 2:
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là gì?

Hội chứng: Một nhóm biểu hiện (triệu chứng): sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch…
Suy giảm miễn dịch: Là tình trạng hệ miễn dịch trở nên bị yếu kém trong việc giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống.
Câu 3: Đã có thuốc trị khỏi HIV chưa?




- Chưa có thuốc đặc trị hữa hiệu.
=> Vì vậy, biện pháp tốt nhất là:“phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Câu 4: Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để tìm ra thuốc trị AIDS?

HIV chỉ gây bệnh cho người
Cơ thể muỗi không có điều kiện cho HIV tồn tại và phát triển nên muỗi không bị bệnh và cũng không truyền bệnh, chứ không phải tại muỗi có sức đề kháng với HIV.
=> Vì vậy, chẳng có lý do nào dùng muỗi để nghiên cứu thuốc trị AIDS
Chủ đề 2:
HIV-AIDS VÀ CON ĐƯỜNG LÂY LAN
Câu 1:
Chỉ thay kim mà không
Thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?

Có lây nhiễm, vì kim và bơm thông nhau nên HIV có thể “ung dung” từ kim vào bơm rồi từ bơm lại theo lần chích mới mà xâm nhập vào cơ thể bạn.
Câu 2: HIV lây qua quan hệ tình dục thế nào? Tại sao đồng tính luyến ái dễ bị AIDS?
- Quan hệ tình dục ở đây ám chỉ là có sự giao hợp
- Khi đó, HIV trong tinh dịch, chất nhờn âm đạo sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam do động tác giao hợp gây ra.
- Đồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.
Câu 3: Bạn sẽ làm gì khi bi người đồng tính luyến ái yêu? Đặc biệt là khi người bạn ấy rất dễ giận và nổi cộc, thậm chí dọa sẽ giết bạn?

Tùy cơ ứng biến:
- Nếu chưa thuyết phục dứt khoát được ngay thì nên lánh mặt một thời gian, đồng thời tìm người có uy tín đối với bạn ấy (cha mẹ, người thân, bạn bè…) tìm cách khuyên bảo dần dần.
- Nếu cần, nên đến các Trung tâm tham vấn về tâm lý hoặc về HIV/AIDS để được giúp đỡ cụ thể hơn.
Câu 4: Trong quan hệ tình dục, tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm HIV cao hơn nam giới?

* Về mặt sinh học: âm đạo có diện tiếp xúc rộng, lại dễ có khả năng trầy xước và viêm nhiễm hơn bộ phận sinh dục nam. Phụ nữ là người nhận trong lúc tinh dịch người bị nhiễm lại chứa HIV nhiều hơn so với dịch âm đạo.
* Về mặt xã hội: đa số phụ nữ ở vào tư thế bị động, dù họ có ý thức phòng tránh bệnh nhưng khuyên bạn tình dùng bao cao su không phải là chuyện dễ !
Câu 5: Dùng bao cao su có đảm bảo an toàn 100% không? Sau giao hợp, nếu phát hiện bao cao su thủng có nguy cơ bị AIDS không?
* Dùng BCS là để tránh hậu quả ngoài ý muốn : tránh thai, phòng các bệnh lây qua đường tình dục, nhất là phòng HIV/AIDS.
* Gần như chắc 100% an toàn nếu sử dụng BCS đúng cách khi giao hợp trừ trường hợp bao thủng khiến virus xâm nhập vào.
Câu 6: Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào? Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Sử dụng bao quá “đát” có an toàn không?
Sử dụng bao cao su nguyên vẹn (không bị rách, không quá hạn sử dụng), mang vào đúng cách ngay khi bắt đầu giao hợp cho đến lúc kết thúc. Trình tự mang bao như sau đây:
Đẩy bao về một phía rồi mới xé vỉ để tránh làm rách bao
Hướng mang bao là núm bao ở trên, vòng bao phía ngoài.
Bóp xẹp đầu bao rồi chụp vòng bao lên đầu dương vật.
Lăn nhẹ cho bao trùm kín đến sát gốc dương vật.
Sau khi phóng tinh, vừa giữ đáy bao vừa rút dương vật đang còn cương ra.
Mỗi bao cao su chỉ sử dụng một lần rồi bỏ.
Không chỉ riêng bao cao su, mà các loại hàng tiêu dùng khác như thực phẩm, thuốc men, hễ quá “đát” thì đều không đảm bảo chất lượng.
Câu 7: Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?
Câu 8: Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?
Câu 9: Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?
Câu 10: Có thể dùng biện pháp thay máu cho người nhiễm HIV không?

Rất tiếc cơ thể người ta không giống như… chiếc xe gắn máy để có thể làm động tác thay máu như kiểu súc bình xăng và thay xăng, nhớt mới.
Thay máu không thực hiện được vì hết sức nguy hiểm.
Vả lại, HIV đâu chỉ sống trong máu mà còn ẩn trốn trong các hạch bạch huyết, chưa có cách gì loại chúng ra ngoài.
Câu 11: Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
Câu 12:
Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?
Câu 13: HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?


Cả hai trường hợp đều không lây
Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml) không đủ lây bệnh.
Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.
Câu 14: Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
Câu 15: Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?
Chủ đề 3
LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN BẢN THÂN
HOẶC NGƯỜI THÂN MÌNH
MẮC PHẢI CĂN BỆNH THẾ KỈ HIV/AIDS
Câu 1:
“Thời kì cửa sổ” là gì? đang trong “thời kì” này có lây bệnh cho người khác không?
Câu 2:
Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV là gì?

Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng quát.
Một số trường hợp có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết.
Đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm.
Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV không là phải xét nghiệm (thử máu).
Câu 3: Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?
Người nhiễm HIV khi đã tới giai đoạn AIDS có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân, bệnh zona, bệnh đẹn ở họng, nổi hạch kéo dài hơn 3 tháng …

Nhưng cần lưu ý một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch …cũng có thể cho những biểu hiện trên.
Do vậy, muốn xác định là AIDS hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu.
Câu 4: Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?
Người bệnh cần hiểu rõ các đường lây HIV để tránh lây cho người khác:

- Nếu có quan hệ tình dục, lúc nào cũng phải dùng bao cao su
- Trong sinh hoạt:
+ Cần dùng riêng những thứ có thể dây dính máu như: kim ống chích, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn chải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay…
+ Các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim ống chích … cần cho vào 2 lớp túi nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác.
+ Khi máu mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loại dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool).
+ Các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa), thau, chậu tắm giặt… vẫn dùng chung được
Câu 5: Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho gia đình hoặc bạn bè (người yêu) biết không? Cần xác định rằng:
- Nếu bạn bị nhiễm HIV: bạn không có quyền để cho HIV lây lan từ mình sang bất kỳ một người nào khác
- Còn nói hay không nói, tùy thuộc vào tính cách, tình cảm, sự cảm thông, hiểu biết … của mọi người.
+ Nếu bạn thấy rằng, mọi người đủ can đảm để nghe bạn nói về một sự thật dẫu là đau lòng thì bạn nên nói.
+ Còn ngược lại, nếu điều đó có nguy cơ làm tan vỡ mọi điều tốt đẹp vốn có thì hãy chờ cơ hội thuận tiện.
* Tất nhiên trong thời gian chờ…để có thể nói lên sự thật. Bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chống lây nhiễm cho mọi người.
Câu 6: Vì sao nên sống chung với AIDS?


- Trong thời kỳ chưa có biểu hiện lâm sàng, người nhiễm HIV vẫn lao động bình thường, vẫn có khả năng đóng góp cho gia đình và cho xã hội.
- Có thể sống chung với người nhiễm HIV/AIDS vì HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường. HIV/AIDS tuy dễ lây nhưng cũng dễ đề phòng. Mặt khác, tinh thần sống chung với AIDS phù hợp với truyền thống bao dung, nhân ái của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử
- Tinh thần sống chung với HIV/AIDS giúp cho mọi người nhiễm HIV/AIDS được đối xử công bằng, được tham gia dự phòng và được chăm sóc, đảm bảo an toàn xã hội về các mặt sức khỏe, nòi giống và phát triển kinh tế xã hội. 
Câu 7:
Người nhiễm HIV bị cấm làm nghề gì?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV.
Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng… thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác.
Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.
Câu 8: Sau khi kết thúc bài học, bạn có còn thấy lo lắng khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS?
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Trả lời trên phiếu trắc nghiệm
HÃY GIỮ CHẶT CHÌA KHÓA MỞ CÁNH CỬA TƯƠNG LAI CỦA BẠN
“ĐỪNG CHẾT VÌ THIẾU HIỂU BIẾT”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)