Thông tin sốt xuất huyết
Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuấn |
Ngày 22/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Thông tin sốt xuất huyết thuộc Hình học 9
Nội dung tài liệu:
Dẫn nhập
Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cao ở cả trẻ em và người lớn. Hàng năm, nhất là vào mùa mưa thì bệnh SXH lại xuất hiện và nếu không có các biện pháp phòng chống bệnh kịp thời thì có nguy cơ sẽ phát triển nhanh chóng và lây lan thành dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của toàn xã hội. Do vậy, một chương trình hiệu quả trong vần đề phòng chống bệnh sốt xuất huyết là yêu cầu cấp thiết.
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TẠI CỘNG ĐỒNG
Địa điểm: xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
NỘI DUNG
Sơ lược chung
Lý do xây dựng chương trình:
+ Thực trạng
+ Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
+ Các biện pháp phòng bệnh hiện có chưa thật sự có hiệu quả
+ Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo , các cấp hoạch địch chính sách
Cửa sổ cơ hội xuất hiện: giải pháp mới nhằm tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, gây ý thức chủ động phòng bệnh nơi người dân
Đề xuất nội dung chương trình
Bệnh sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt Dengue hoặc sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus Dengue gây nên, Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt dịch. ( theo Y học cổ truyền)
Sơ lược chung
Tác nhân gây bệnh
Virus Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi Aedes đốt. Virus là loại ARN virus, có 4 típ huyết thanh, có những kháng nguyên rất giống nhau, có thể gây phản ứng chéo 1 phần sau khi bị nhiễm 1 trong 4 típ và có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng típ. Virus có ở trong máu người bệnh trong thời gian bị sốt. Kháng nguyên virus Dengue được tìm thấy ở đại thực bào, phổi, lách, tuyến ức, tế bào Kuffer ở gan, tế bào monocyt ở máu ngoại biên.
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:
- Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.
- Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
- Muỗi vằn thường trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
- Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao tù, vũng nước đọng hoặc các dụng cụ chứa nước ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...
Biểu hiện của bệnh:
_Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)
+ Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
+ Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
+ Có thể có nổi mẩn, phát ban.
_Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân bị xuất huyết ngoài da ở chân. Những đốm trắng là vùng da bình thường không bị bệnh.
Thời điểm bùng phát và những địa phương thường xảy ra dịch bệnh
Bệnh sốt xuất huyết lây lan do muỗi truyền bệnh, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng đặc biệt phát triển nhiều về mùa mưa do không khí ẩm thấp
Ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa các miền: miền Bắc: bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Miền Nam và miền Trung, bệnh SD/SXHD xuất hiện quanh năm và tần số mắc bệnh nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10
Đối tượng có thể bị nhiễm sốt xuất huyết
Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát dữ dội tại ĐBSCL. Những điểm nóng như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre... đang xảy ra tình trạng quá tải nghiêm trọng ở các bệnh viện.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh nếu bị muỗi mang virus gây bệnh sốt xuất huyết đốt. Trẻ em thường mắc bệnh nhiều hơn người lớn song nếu cùng mắc bệnh thì người lơn sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ em.
Lý do xây dựng chương trình
Thực trạng:
Bệnh SD/SXHD trở thành một bệnh dịch lưu hành ở nước ta. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi vectơ truyền bệnh. Dịch lớn SD/SXHD bùng nổ theo chu kỳ khoảng 3-5 năm. Năm 1998, trên toàn quốc bùng nổ vụ dịch lớn, số mắc bệnh và tử vong cao (mắc: 234.920 người, tử vong 377) (số liệu của Viện VSDT).
Ở miền Nam, nơi có bệnh lưu hành cao nên lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em (95%).
Ở nước ta, đã phân lập được cả 4 típ virus Dengue gây bệnh. Vào những năm 1991-1995, típ gây bệnh chủ yếu là típ Den 1 và Den 2; năm 1997-1998 là típ Den 3. Từ 1999 đến nay, típ Den 4 gia tăng và có lẽ sẽ là típ gây bệnh chính trong những năm tới.
Tại tỉnh Bến Tre
Tính từ đầu năm đến ngày 02 tháng 11 năm 2008, trong toàn tỉnh có tất cả 3.846 trường hợp mắc bệnh, trong đó độ III và IV là 430 trường hợp, chiếm 11,18%. Giồng Trôm có số lượng mắc bệnh cao nhất 1.275 trường hợp, kế tiếp là Mõ Cày 604 trường hợp, Thị xã 564 trường hợp, Bình Đại 350 trường hợp, Ba Tri 322 trường hợp, Châu Thành 318 trường hợp, Chợ Lách 235 trường hợp, huyện có số ca mắc bệnh thấp nhất là Thạnh Phú 178 trường hợp.
So với cùng kỳ năm 2007 tỷ lệ mắc bệnh giảm 34,23%, tỷ lệ độ III và IV giảm 43,27%. Tổng số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết gây ra tính đến thời điểm hiện nay là 3 trường hợp ở Hưng lễ, Tân Lợi Thạnh và Hưng Phong thuộc huyện Giồng Trôm, nơi có số lượng mắc bệnh cao nhất tỉnh. Tính trung bình mỗi tuần có khoảng trên dưới 120 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong toàn tỉnh.
Lý do xây dựng chương trình
Xã Lương Hoà huyện Giồng Trôm là một trong những xã có số ca mắc bệnh cao nhất 93/1275 tổng số ca mắc bệnh của huyện. Do đặc điểm tình hình dịch bệnh ở địa phương này diễn ra khá phức tạp nên chúng tôi quyết định chọn nơi đây làm nơi thí điểm cho chương trình phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng của chúng tôi.
Lý do xây dựng chương trình
Các biện pháp phòng chống hiện có chưa thật sự hiệu quả
- Hạn chế nước tù đọng quanh nhà (lọ hoa, săm lốp cũ, bể chứa nước...)
- Thường xuyên dùng kem chống muỗi.
- Mặc quần áo dài sáng màu, đi tất bảo vệ.
- Mắc màn có tẩm thuốc chống muỗi trước khi đi ngủ.
- Sử dụng hoá chất xua muỗi, phun hoá chất diệt muỗi dạng sương mù.
Lý do xây dựng chương trình
Nguyên nhân…
Việc thực hiện các biện pháp phòng chống chưa thật sự chủ động chỉ chờ đến khi có dịch xảy ra mới bắt đầu triển khai các biện pháp khắc phục, công tác phòng ngừa chưa được sự quan tâm đúng mức.
Việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa đồng bộ và thống nhất.
Chưa tạo được sự tích cực, chủ động thực hiện trong xã hội, đặc biệt là quần chúng nhân dân.
Ý thức của một bộ phận người dân trong việc phòng chống bệnh chưa cao
Điều kiện tự nhiên khách quan thuận lợi cho dịch bệnh phát triển,…
Lý do xây dựng chương trình
Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
- Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Lý do xây dựng chương trình
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cấp hoạch địch chính sách. Các văn bản:
_ Chỉ thị số 26/2004/CT-TTg ngày 5/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
_ Công văn 5081/YT-DP/AIDS ngày 14/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế gửi giám đốc sở y tế 64 tỉnh, thành phố trong cả nước hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
_ Chỉ thị số 03/2004/CT- BYT về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết.
_ Chỉ thị số 13 CT/UB của UBND tỉnh Bến Tre ra ngày 25/6/1998 về việc tăng cường phòng chống SXH.
Lý do xây dựng chương trình
Cửa sổ cơ hội xuất hiện:
giải pháp mới nhằm tuyên truyền
phòng chống sốt xuất huyết,
gây ý thức chủ động phòng bệnh
nơi người dân
Đề xuất nội dung chương trình.
Tác động và tranh thủ sự ủng hộ của UBND xã Lương Hoà, Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Thành lập UB phòng chống SXH.
Xây dựng nội dung tuyên truyền
Thành lập nhóm cộng tác viên phục vụ cho truyền thông, tuyên truyền
Phối hợp các tổ chức, đoàn thể xã hội của địa phương cùng tham gia
Tổ chức các buổi truyền thông có sự tham gia thực sự của người dân
Đưa nội dung phòng chống SXH vào tiêu chuẩn thi đua gia đình, khóm, ấp, xã phường, cơ quan văn hoá.
Tập huấn cho học sinh các biện pháp phòng chống SXH và kỷ năng bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh.
Lồng ghép việc tuyên truyền về SXH trong các buổi họp tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, trường học,…
Kết hợp với các trạm y tế xã hướng dẫn cho người dân cách sơ cứu cũng như chăm sóc khi lỡ mắc bệnh
Đề xuất nội dung chương trình.
The End!
Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cao ở cả trẻ em và người lớn. Hàng năm, nhất là vào mùa mưa thì bệnh SXH lại xuất hiện và nếu không có các biện pháp phòng chống bệnh kịp thời thì có nguy cơ sẽ phát triển nhanh chóng và lây lan thành dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của toàn xã hội. Do vậy, một chương trình hiệu quả trong vần đề phòng chống bệnh sốt xuất huyết là yêu cầu cấp thiết.
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TẠI CỘNG ĐỒNG
Địa điểm: xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
NỘI DUNG
Sơ lược chung
Lý do xây dựng chương trình:
+ Thực trạng
+ Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
+ Các biện pháp phòng bệnh hiện có chưa thật sự có hiệu quả
+ Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo , các cấp hoạch địch chính sách
Cửa sổ cơ hội xuất hiện: giải pháp mới nhằm tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, gây ý thức chủ động phòng bệnh nơi người dân
Đề xuất nội dung chương trình
Bệnh sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt Dengue hoặc sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus Dengue gây nên, Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt dịch. ( theo Y học cổ truyền)
Sơ lược chung
Tác nhân gây bệnh
Virus Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi Aedes đốt. Virus là loại ARN virus, có 4 típ huyết thanh, có những kháng nguyên rất giống nhau, có thể gây phản ứng chéo 1 phần sau khi bị nhiễm 1 trong 4 típ và có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng típ. Virus có ở trong máu người bệnh trong thời gian bị sốt. Kháng nguyên virus Dengue được tìm thấy ở đại thực bào, phổi, lách, tuyến ức, tế bào Kuffer ở gan, tế bào monocyt ở máu ngoại biên.
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:
- Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.
- Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
- Muỗi vằn thường trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
- Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao tù, vũng nước đọng hoặc các dụng cụ chứa nước ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...
Biểu hiện của bệnh:
_Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)
+ Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
+ Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
+ Có thể có nổi mẩn, phát ban.
_Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân bị xuất huyết ngoài da ở chân. Những đốm trắng là vùng da bình thường không bị bệnh.
Thời điểm bùng phát và những địa phương thường xảy ra dịch bệnh
Bệnh sốt xuất huyết lây lan do muỗi truyền bệnh, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng đặc biệt phát triển nhiều về mùa mưa do không khí ẩm thấp
Ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa các miền: miền Bắc: bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Miền Nam và miền Trung, bệnh SD/SXHD xuất hiện quanh năm và tần số mắc bệnh nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10
Đối tượng có thể bị nhiễm sốt xuất huyết
Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát dữ dội tại ĐBSCL. Những điểm nóng như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre... đang xảy ra tình trạng quá tải nghiêm trọng ở các bệnh viện.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh nếu bị muỗi mang virus gây bệnh sốt xuất huyết đốt. Trẻ em thường mắc bệnh nhiều hơn người lớn song nếu cùng mắc bệnh thì người lơn sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ em.
Lý do xây dựng chương trình
Thực trạng:
Bệnh SD/SXHD trở thành một bệnh dịch lưu hành ở nước ta. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi vectơ truyền bệnh. Dịch lớn SD/SXHD bùng nổ theo chu kỳ khoảng 3-5 năm. Năm 1998, trên toàn quốc bùng nổ vụ dịch lớn, số mắc bệnh và tử vong cao (mắc: 234.920 người, tử vong 377) (số liệu của Viện VSDT).
Ở miền Nam, nơi có bệnh lưu hành cao nên lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em (95%).
Ở nước ta, đã phân lập được cả 4 típ virus Dengue gây bệnh. Vào những năm 1991-1995, típ gây bệnh chủ yếu là típ Den 1 và Den 2; năm 1997-1998 là típ Den 3. Từ 1999 đến nay, típ Den 4 gia tăng và có lẽ sẽ là típ gây bệnh chính trong những năm tới.
Tại tỉnh Bến Tre
Tính từ đầu năm đến ngày 02 tháng 11 năm 2008, trong toàn tỉnh có tất cả 3.846 trường hợp mắc bệnh, trong đó độ III và IV là 430 trường hợp, chiếm 11,18%. Giồng Trôm có số lượng mắc bệnh cao nhất 1.275 trường hợp, kế tiếp là Mõ Cày 604 trường hợp, Thị xã 564 trường hợp, Bình Đại 350 trường hợp, Ba Tri 322 trường hợp, Châu Thành 318 trường hợp, Chợ Lách 235 trường hợp, huyện có số ca mắc bệnh thấp nhất là Thạnh Phú 178 trường hợp.
So với cùng kỳ năm 2007 tỷ lệ mắc bệnh giảm 34,23%, tỷ lệ độ III và IV giảm 43,27%. Tổng số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết gây ra tính đến thời điểm hiện nay là 3 trường hợp ở Hưng lễ, Tân Lợi Thạnh và Hưng Phong thuộc huyện Giồng Trôm, nơi có số lượng mắc bệnh cao nhất tỉnh. Tính trung bình mỗi tuần có khoảng trên dưới 120 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong toàn tỉnh.
Lý do xây dựng chương trình
Xã Lương Hoà huyện Giồng Trôm là một trong những xã có số ca mắc bệnh cao nhất 93/1275 tổng số ca mắc bệnh của huyện. Do đặc điểm tình hình dịch bệnh ở địa phương này diễn ra khá phức tạp nên chúng tôi quyết định chọn nơi đây làm nơi thí điểm cho chương trình phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng của chúng tôi.
Lý do xây dựng chương trình
Các biện pháp phòng chống hiện có chưa thật sự hiệu quả
- Hạn chế nước tù đọng quanh nhà (lọ hoa, săm lốp cũ, bể chứa nước...)
- Thường xuyên dùng kem chống muỗi.
- Mặc quần áo dài sáng màu, đi tất bảo vệ.
- Mắc màn có tẩm thuốc chống muỗi trước khi đi ngủ.
- Sử dụng hoá chất xua muỗi, phun hoá chất diệt muỗi dạng sương mù.
Lý do xây dựng chương trình
Nguyên nhân…
Việc thực hiện các biện pháp phòng chống chưa thật sự chủ động chỉ chờ đến khi có dịch xảy ra mới bắt đầu triển khai các biện pháp khắc phục, công tác phòng ngừa chưa được sự quan tâm đúng mức.
Việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa đồng bộ và thống nhất.
Chưa tạo được sự tích cực, chủ động thực hiện trong xã hội, đặc biệt là quần chúng nhân dân.
Ý thức của một bộ phận người dân trong việc phòng chống bệnh chưa cao
Điều kiện tự nhiên khách quan thuận lợi cho dịch bệnh phát triển,…
Lý do xây dựng chương trình
Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
- Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Lý do xây dựng chương trình
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cấp hoạch địch chính sách. Các văn bản:
_ Chỉ thị số 26/2004/CT-TTg ngày 5/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
_ Công văn 5081/YT-DP/AIDS ngày 14/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế gửi giám đốc sở y tế 64 tỉnh, thành phố trong cả nước hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
_ Chỉ thị số 03/2004/CT- BYT về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết.
_ Chỉ thị số 13 CT/UB của UBND tỉnh Bến Tre ra ngày 25/6/1998 về việc tăng cường phòng chống SXH.
Lý do xây dựng chương trình
Cửa sổ cơ hội xuất hiện:
giải pháp mới nhằm tuyên truyền
phòng chống sốt xuất huyết,
gây ý thức chủ động phòng bệnh
nơi người dân
Đề xuất nội dung chương trình.
Tác động và tranh thủ sự ủng hộ của UBND xã Lương Hoà, Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Thành lập UB phòng chống SXH.
Xây dựng nội dung tuyên truyền
Thành lập nhóm cộng tác viên phục vụ cho truyền thông, tuyên truyền
Phối hợp các tổ chức, đoàn thể xã hội của địa phương cùng tham gia
Tổ chức các buổi truyền thông có sự tham gia thực sự của người dân
Đưa nội dung phòng chống SXH vào tiêu chuẩn thi đua gia đình, khóm, ấp, xã phường, cơ quan văn hoá.
Tập huấn cho học sinh các biện pháp phòng chống SXH và kỷ năng bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh.
Lồng ghép việc tuyên truyền về SXH trong các buổi họp tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, trường học,…
Kết hợp với các trạm y tế xã hướng dẫn cho người dân cách sơ cứu cũng như chăm sóc khi lỡ mắc bệnh
Đề xuất nội dung chương trình.
The End!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)