Thông tin - Biểu diễn thông tin

Chia sẻ bởi Lê Anh Nhật | Ngày 26/04/2019 | 220

Chia sẻ tài liệu: Thông tin - Biểu diễn thông tin thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

Tuần 1:
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN – BIỂU DIỄN THÔNG TIN
Mục tiêu
Hiểu được các khái niệm cơ bản như khái niệm về thông tin, dữ liệu, cách biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử.
Hiểu được các thao tác với dữ liệu trong máy tính điện tử.
Biết thực hiện các phép toán số học, logic trên số nhị phân.
Chuẩn bị
Giáo viên: bài soạn, máy tính, máy chiếu, tài liệu tham khảo.
Học viên: Vở, bút.
Nội dung
Thông tin – dữ liệu
Khái niệm thông tin: (information):
Thông tin là nguồn gốc của nhận thức, hiểu biết. Thông tin có thể phát sinh, mã hóa, biến dạng và truyền đi nơi khác.
Thông tin được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như: Các tài liệu hình ảnh, chữ viết, sóng ánh sáng, sóng âmvà sóng điện từ v.v…
Trong đời sống hằng ngày nguồn phát sinh thông tin thường là: Sách báo, đài phát thanh, truyền hình, đi tham quan du lịch và cũng như tham khảo ý kiến người khác v.v…
Thông tin làm cho con người tăng sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về xã hội cũng như thiên nhiên. Ngoài ra giúp con người thực hiện hợp lý công việc cần làm để đạt mục đích một cách tốt nhất.
Khái niệm dữ liệu: (data)
Là sự biểu diễn của thông tin, được thể hiện thông thường là các tín hiệu vật lý.
Chú ý: Thông tin chứa ý nghĩa còn dữ liệu không có ý nghĩa rõ ràng, nếu không được sắp xếp tổ chức và xử lý.
Thông tin có thể phát sinh được, lưu trữ xử lý và tổ chức lại.
Xử lí thông tin:
a.Máy tính điện tử (MTĐT): Là công cụ xử lý thông tin tự động (không có sự tham gia trực tiếp của con người trong quá trình xử lý). Tuy nhiên MTĐT không thể tự nó quyết định các quá trình sử lý để làm được điều đó con người phải cung cấp ngay từ ban đầu cho MTĐT chương trình xử lý.
b. Sơ đồ xử lý thông tin bằng máy tính điện tử:
Chương trình

Dữ liệu

Khái niệm phần cứng, phần mềm:
Phần cứng: Gồm những đối tượng vật lý hữu hình như vi mạch, bản mạch in, dây cáp nối mạch điện, bộ nhớ, màn hình, máy in, thiết bị đầu cuối, nguồn nuôi,...Phần cứng thực hiện các chức năng xử lý thông tin cơ bản ở mức thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân {0,1}.
Phần mềm: Là các chương trình (program) điều khiển các hoạt động phần cứng của máy vi tính và chỉ đạo việc xử lý dữ liệu. Phần mềm của máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống(System software) và phần mềm ứng dụng( Applications software). Phần mềm hệ thống khi được đưa vào bộ nhớ chính, nó chỉ đạo máy tính thực hiện các công việc. Phần mềm ứng dụng là các chương trình được thiết kế đẻ giải quyết một bài toán hay một vấn đề cụ thể để đáp ứng một nhu cầu riêng trong một số lĩnh vực.
Chu trình xử lí thông tin:

Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
2.1 .Hệ đếm:
1.Định nghĩa: Hệ đếm được hiểu như tập các ký hiệu và tập các qui tắc xác định dùng để biểu diễn và tính giá trị các số.
2. Một số hệ đếm thường gặp:
a.Hệ đếm la mã:
* Ký hiệu: I, V, X, L, C, D, M.
* Quy tắc:
- Những ký hiệu đứng liền nhau(1) có giá trị bằng n* giá trị ký hiệu.
- Ký hiệu V,D,L không lặp lại.
- Hai ký hiệu trong đó ký hiệu có giá trị lớn đứng trước có giá trị bằng tổng giá trị hai ký hiệu và ngược lại.
b. Hệ đếm thập phân:
* Tập ký số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
* Quy tắc: Tuân theo quy tắc vị trí (giá trị mỗi ký số phụ thuộc vào vi trí của nó trong biểu diễn)
+ Tổng quát:

c. Hệ đếm nhị phân:
* Tập ký số: 0, 1
* Tập quy tắc: Tương tự như thập phân.
+ Tổng quát:


d. Hệ đếm thập lục phận:
* Tập ký số: 0,1,2,3,…,8,9,A,B,C,D,E,F.
Trong đó: A=10,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Nhật
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)