Thom

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Công | Ngày 05/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Thom thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

UBND huyện Đầm Hà
Phòng giáo dục

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc


Báo cáo
Đề cương sáng kiến kinh nghiệm năm học 2009 – 2010


Họ và tên Giáo viên: Đặng Thị Thơm
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Tân Bình – Huyện Đầm Hà - Tỉnh Quảng Ninh.
Tên đề tài : Một số biện pháp thói quen hành vi đạo đức cho trẻ 24-36 tháng tuổi.


I. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy phải có những con người có tài, có đức, mà nền móng đạo đức con người phải được nhen nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non hay nói cách khách trẻ mầm non phải được hình thành những bước đầu về nhân cách. Đối với các cháu lứa tuổi nhà trẻ từ 24 – 36 tháng cần phải rèn cho trẻ 1 số thói quen hành vi tốt như giao tiếp mạnh dạn, biết nói cả câu, biết chào ông bà, chào bố mẹ, cô…, biết điều chỉnh hành vi của mình như vứt rác đúng nơi quy định, cất dọn gọn gàng vào giá, khu. Chơi xong biết dọn đồ chơi cùng cô. Nội dung giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ rất phong phú, nhưng theo tôi môn thơ, truyện ở nhà trẻ thật gần gũi và nhiều cơ hội, trong việc hình thành một số hành vi, thói quen ngoan ngoãn cho trẻ. Chính vì thế tôi chọn đề tài này nhằm tìm ra những phương pháp gần gũi nhất để giáo dục trẻ.
II. Nội dung của đề tài
(Trình bày dàn ý chính của đề tài)
chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn :
Các định hướng cơ bản của dạy trẻ biện pháp thói quen hành vi đạo đức
Nội dung, kiến thức có liên quan.
Mục đích, yêu cầu của vùng kiến thức liên quan.
Thực trạng dạy học của giáo viên trong thực tiễn trường Mầm Non Tân Bình.
Chương II : Biện pháp thực hiện:
1. Biện pháp 1: Sưu tầm nhiều tranh truyện phù hợp với lứa tuổi.
2. Biện pháp 2. Sắp xếp góc sách có hệ thống phù hợp với trẻ.
3. Biện pháp 3: Giáo dục trẻ trong các hoạt động cô nhặt đồ chơi, đồ dùng sau khi
chơi xong
4. Biện pháp 4: Rèn luyện, trau rồi ngôn ngữ của bản thân.
5. Biện pháp 5: Tuyên truyền tới phụ huynh
III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu thực tiễn.
Sử dụng phương pháp : quan sát, trò chuyện, phân tích…
Phương pháp thực nghiệm, đối chứng, toán thống kê.
IV. Kết quả
- Với những biện pháp như vậy đến cuối học kỳ I trẻ lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt.
- Trẻ đã có những thói quen, hành vi văn hoá.
- Mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
- Biết nghe lời người lớn.


V. ý kiến của tổ bộ môn









Vi. Xác nhận của nhà trường










VII. Nhận xét của giám định viên









 Đầm Hà, ngày…….tháng…….năm 2010
(Họ tên, chữ ký)







* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Công
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)