Thời sự QT (vấn đề biển đông giữa VN với TQ..)
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Khiêm |
Ngày 11/05/2019 |
73
Chia sẻ tài liệu: Thời sự QT (vấn đề biển đông giữa VN với TQ..) thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
THỜI SỰ QUỐC TẾ
VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG GIỮAVIỆT NAM – TRUNG QUỐC VÀ CÁC BÊN TRONG
THỜI GIAN QUA
VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG GIỮAVIỆT NAM – TRUNG QUỐC VÀ CÁC BÊN TRONG THỜI GIAN QUA
Tài nguyên phong phú ở Biển Đông
Trung Quốc và Đài Loan đã tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và tất cả các đảo, các bãi đá ngầm và đá nổi tại đó. Việt Nam và các nước đã phủ nhận các các công bố của Trung Quốc và Đài Loan. Phía Bắc vùng quần đảo tranh chấp tiếp giáp Trung Quốc và Đài Loan, phía Tây tiếp giáp Việt Nam, phía Nam tiếp giáp Malaysia, Indonesia và Bruney, phía Đông tiếp giáp Philippines. Các nước láng giềng với chúng ta cũng đồng thời khẳng định chủ quyền vùng biển bao quanh các quần đảo đang gây tranh chấp này. Tuy nhiên, tranh chấp chính là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa là nơi tranh chấp giữa ba nước, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan .Trung Quốc là nước duy nhất đã xâm lược và chiếm đóng trên đó kể từ năm 1974. Trong khi đó, Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Việt Nam đều
cùng tranh chấp quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã chiếm tám đảo, Đài Loan một, Philippines chín, Malaysia chín, và Việt Nam ba. Mặc dù không chiếm giữ hòn đảo nào, Brunei vẫn khẳng định chủ quyền về một số hòn đảo trên quần đảo này.
Tổng diện tích quần đảo Trường Sa thì không đầy ba dặm vuông (dưới 5 km2), nhưng mỗi tấc đất ở đây có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đó là cơ sở khẳng định chủ quyền trên vùng biển bao quanh, gọi là đặc khu kinh tế (EEZ) mà Công ước quốc tế Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) qui định việc mở rộng thêm 200 hải lý tính từ đất liền. Khẳng định của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa được căn cứ vào lịch sử khẳng định chủ quyền của các triều đại liên tiếp trước đó. Bắc Kinh còn viện dẫn bằng chứng rằng cộng đồng quốc tế đã tiếp tục công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo này kể từ khi Trung Quốc giành độc lập vào năm 1949. Nhưng nhiều nhà chức trách cho rằng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo đang tranh chấp này là mâu thuẫn với UNCLOS, trong đó qui định các khẳng định chủ quyền chỉ được phép ra tới 12 hải lý tính từ đất liền.
Tuy nhiên, các tranh chấp không chỉ trên các quần đảo và vùng biển bao quanh. Chính nguồn tài nguyên giàu có nằm dưới vùng biển bao quanh các quần đảo này đã châm ngòi cho cuộc tranh chấp. Theo Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, Biển Đông có trữ lượng dầu lên đến 7,8 tỉ thùng, trong khi đó sản lượng dầu trong vùng chỉ trên 1,9 triệu thùng mỗi ngày. Theo một nghiên cứu vào năm 1995 của Viện nghiên cứu Địa chất ở Nước ngoài của Nga, riêng quần đảo Trường Sa có thể có trữ lượng dầu lên đến 6 tỉ thùng, đó là chưa tính đến trữ lượng về khí. Truyền thông Trung Quốc mô tả Biển Đông như là một Vùng Vịnh thứ hai. Thậm chí một số chuyên gia Trung Quốc còn cho rằng trữ lượng gồm cả dầu và khí của Biển Đông có thể lên đến 150 tỉ thùng (trong khi trữ lượng dầu cung ứng nội địa của Trung Quốc sẽ cạn kiệt trong 14 năm tới). Tuy nhiên tại các vùng tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, đến nay chưa có bất cứ cuộc thăm dò nào được thực hiện để xác định trữ lượng dầu tại đây.
Biển Đông: Nguồn huyết mạch thông thương quan trọng
Bên cạnh nguồn phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đối với Bắc Kinh, Biển Đông còn có tầm quan trọng khác chẳng hề thua kém: Biển Đông là nguồn huyết mạch hàng hải về vận chuyển năng lượng, đặc biệt là từ Trung Đông. Trong những năm gần đây, Biển Đông đã trở thành một trong những tuyến đường hàng hải quốc tế bận rộn nhất trên thế giới. Hàng năm, già nửa số thông thương đường biển là qua các eo biển Malacca, Lombok và Sunda. Dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng, than và quặng sắt đã làm cho thông thương qua các eo biển này trở nên tấp nập. Hàng năm, hơn 100 ngàn tàu chở dầu và thương thuyền đã di chuyển qua các eo biển này. Chỉ riêng eo biển Malacca mỗi ngày có đến 9,5 triệu thùng dầu được chuyển qua. Quan trọng hơn, các quốc gia Đông Á chính như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã nhập khẩu hơn 80% nhu cầu dầu của họ thông qua Biển Đông. Vấn đề vận chuyển năng lượng qua Biển Đông ngày càng tăng đã nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông, đồng thời biến eo biển Malacca thành nút thắt cổ chai trong hệ thống vận chuyển dầu mỏ toàn cầu. Sự tắc nghẽn, bất ổn và phụ thuộc hầu như hoàn toàn của Trung Quốc vào eo biển Malacca đã khiến cho Trung Quốc rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, như theo nhận định của một nhà quan sát.
Để đạt được những tham vọng hướng xuống phía nam Biển Đông. Trong thời gian gần đây Trung Quốc đã liên tục tăng cường nhiều hoạt động cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Mà cụ thể là bắt đầu có những dấu hiệu nâng cao trình độ khai thác, thăm dò dầu khí ở vùng nước sâu; tăng cường các hoạt động quân sự nhằm phô trương sức mạnh; tăng cường khẳng định chủ quyền trên Biển Đông cũng ngày càng có những biểu hiện đángbáođộng.
Vậy chiến lược biển đông của TQ nhằm mục đích gì?
- Về vấn đề dầu mỏ
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh cho nên nhu cầu sử dụng về dầu mỏ là rất lớn và ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn năng lượng này. Mặc dù nhu cầu sử dụng dầu mỏ lớn nhưng thực tế đã chứng minh được rằng nghành công nghiệp dầu khí của Trung Quốc có rất nhiều yếu kém. Khả năng tự thiết kế các trang thiết bị chính còn hạn chế, hiện nay Trung Quốc vẫn chưa thiết kế được các trang thiết bị khai thác ở vùng nước sâu và trình độ kỹ thuật đồng bộ rất yếu kém và lạc hậu. Cho nên khả năng khai thác ở các vùng nước sâu như Biển Đông là ít có khả năng.
Hiện nay, Trung Quốc đã và đang tìm nguồn cung cấp dầu khí trên toàn thế giới. Các Tập đoàn dầu khí nhà nước gồm Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn Hoá dầu Trung Quốc (Sinopec) và tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang thúc đẩy việc theo đuổi các hợp đồng cung cấp dầu khí với các hãng nước ngoài. Kết quả là, các Tập đoàn dầu khí của Trung Quốc đã giành được nhiều cổ phần kinh doanh tại Ăng-gô-la, A-déc-bai-gian, Ca-na-đa, In-đô-nê-xi-a, I-ran, I-rắc, Ca-dắc-xtan, Mi -an-ma, Ni-giê-ri-a, Pê-ru, Nga, Xin-ga-po, Ả-rập Xê-út, Xu-đăng, Tuốc-mê-ni xtan, U-dơ-bê-ki-xtan và Vênê-duê-la.
Hiện nay Trung Quốc tiêu thụ xấp xỉ 7,85 triệu thùng dầu/ngày, dự kiến phải tăng lượng nhập khẩu lên tới 9,6 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2010; 11,4 triệu thùng/ngày vào năm 2015; 13,3 triệu thùng dầu/ngày vào năm: 2020 và 16,1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2025 (năm 2004 nhập khẩu khoảng 3,4 triệu thùng dầu/ngày).
Nhận thức được điều này, cho nên Trung Quốc đã bắt đầu có những mục tiêu và phương hướng phát triển cho ngành công nghiệp khai thác dầu. Trong đó tập trung vào quy hoạch và điều chỉnh nghành đóng tàu, quyết tâm đột phá chế tạo được trang thiết bị công trình biển chủ chốt và cơ bản. Thúc đẩy sự phát triển hài hoà giữa trang thiết bị công trình biển với các thiết bị đồng bộ, gắn với nghiên cứu kỹ thuật cơ bản chung, phát huy vai trò kỹ thuật chủ đạo cơ bản chung của trang thiết bị công trình biển, nâng cao khả năng phát triển ổn định liên tục.
Phấn đấu đến năm 2012 phải có bước đột phá toàn diện trong nghiên cứu phát triển các lĩnh vực như giàn khoan di động, tàu phụ trợ và nghiệp vụ công trình biển, giàn khoan bán ngầm, giàn khoan tự nâng tác nghiệp ở vùng nước sâu trên 200 m, chế tạo tàu khoan thăm dò ở vùng nước sâu 3.000m, chế tạo loại tàu dầu khai thác nổi khu vực nước sâu, thiết kế giàn khoan khai thác bán ngầm nước sâu, tàu phụ trợ và tàu thi công công trình biển, thiết bị công trình biển hiện đại và nhiều các kỹ thuật khai thác và phân tích mỏ khác.
Về quân sự:Tính từ đầu năm 2009, lực lượng Không quân Trung Quốc đã tiến hành 2 cuộc diễn tập thực binh tác chiến ở khu vực biển xa, với sự tham gia của khoảng 100 máy bay các loại như tiếp dầu, Tác chiến điện tử, tiêm kích và các máy bay chiến đấu khác nhằm đáp trả lại các tình huống và làm quen với môi trường thực tế trên Biển Đông. Trong đầu tháng 6/2009, Không quân Trung Quốc cũng đã tổ chức một cuộc diễn tập tác chiến tầm xa trên Biển Đông, trong đó có các khoa mục tiếp dầu trên không nhằm kéo dài khả năng tác chiến ra
xa hơn của các máy bay chiến đấu.
Đối với Hải quân, trong tháng 5/2009, Hạm đội Nam Hải có căn cứ đóng tại Tam Á đảo Hải Nam đã tổ chức một cuộc diễn tập Hải quân quy mô lớn trên Biển Đông với sự tham gia của khoảng gần 40 tàu chiến các loại như (tàu khu trục, tuần dương, đổ bộ hạng nặng, hậu cần) và khoảng 10 tàu ngầm cùng nhiều binh lính của Hải quân và Hải quân Lục chiến tham gia với các khoa mục đánh chiếm các đảo trong vòng 17 ngày.
Trung Quốc tung tin dư luận: Mặc dù Trung Quốc đã điều các tàu ngư chính tới Biển Đông nhằm giám sát và phong tỏa ngư trường trong đó bao gồm cả vùng biển của Việt Nam, đã bắt giữ ngư dân và các tàu cá của Việt Nam ngay trên lãnh hải của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc lại lên tiếng mạnh mẽ và cho rằng, nguồn tài nguyên ngư nghiệp trên biển Đông của Trung Quốc liên tục bị các nước láng giềng chiếm đoạt, các Ngư dân Trung Quốc bị tàu thuyền vũ trang của các nước quấy rối. (Việc TQ bắt ngư dân của ta như thế nào tôi sẽ trình bày với các đồng chí ở phần sau).
Tăng cường kiểm soát ngư trường: Từ ngày 30/6 đến 05/7, Cục Ngư nghiệp và Quản lý cảng cá Biển Đông đã tổ chức đã tổ chức một cuộc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, với sự tham gia của 7 tàu tuần tra ngư trường lớn nhất của Trung Quốc và 6 tàu hải cảnh. Trong đó có tàu Ngư Chính 311 và các tàu khác thuộc các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Cục trưởng Cục Ngư nghiệp và Quản lý cảng cá Biển Đông cho biết, sự tăng cường này có ý nghĩa quan trọng đối với việc giám sát và bảo vệ các ngư dân của Trung Quốc. Bên cạnh đó, diễn tập lần này cũng nhằm thống nhất chỉ huy, xây dựng đội hình chung, thống nhất phương thức giám sát quản lí tuần tra các khu vực, bố trí lực lượng hợp lí ở các khu vực, quy định phạm vi tuần tra và những trọng điểm cần giám sát.
Với những động thái trên của Trung Quốc, ta và ngay cả các nước trong khu vực cũng có nhận thấy một điều rằng, Trung Quốc đang có những động thái nhằm vươn xa xuống phía nam Biển Đông. Tuy nhiên, những tham vọng muốn độc chiếm toàn bộ khu vực Biển Đông như hình lưỡi bò với 9 nét đứt mà hồi tháng 3/2009 Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, có lẽ không chỉ mình Trung Quốc muốn là được, bên cạnh đó là còn cả một cộng đồng quốc tế và cả lòng tự tôn dân tộc của các nước có chủ quyền ở Biển Đông.
Hành động hai mặt của Trung Quốc trên Biển Đông: Trung Quốc đang có những hành động “lộng quyền” trên Biển Đông. Với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản” Trung Quốc đã ra lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng biển rộng lớn gồm cả những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá vô lý của Trung QuốctrênBiểnĐông.
Tháng 5/2009, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng biển rộng 128.000km2 tại những vùng biển đang có tranh chấp và nhiều vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam xung quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 01/8/2009 với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản”.
Sau khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Ngày 16/05/2009 Trung Quốc điều tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều 08 tàu tuần tra tới Biển Đông để tăng cườngcáchoạtđộnggiám.
Ngày 30/6 Trung Quốc cho biết, họ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trên Biển Đông để bảo vệ các ngư dân của họ và đã tổ chức một cuộc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, với sự tham gia của 7 tàu tuần tra của Trung Quốc.
Đài RFI đêm 22/6 bình luận: "Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng Biển Đông, nhưng năm nay, Bắc Kinh tỏ thái độ cứng rắn khác thường trong việc buộc mọi người tuân thủ lệnh này bằng cách cử đội tàu hùng hậu xuống tuần tra. Một số vụ bắt giữ và phạt vạ các tàu đánh cá của Việt Nam đã diễn ra".
Bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam: Trong những năm gần đây, ngư dân Việt Nam khi ra khơi đánh bắt đều nơm nớp nỗi lo bị các tàu vũ trang hoặc tàu lạ nước ngoài tấn công, xua đuổi và cướp bóc mặc dù vẫn đang hoạt động trên các vùng biển thuộc chủ quyền của ViệtNam.
Từ ngày 16-17/6/2009, các lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt 37 ngư dân cùng 3 tàu cá Việt Nam (QNg - 6364 TS, QNg - 6597 TS và tàu QNg - 6517 TS) của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, khi đang hành nghề đánh bắt cá bình thường tại tọa độ 16 độ 04 phút vĩ bắc/112 độ 05 phút kinh đông trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay ngư dân và các tàu cá nói trên. Như lời khẳng định của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta, "hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyềnchủquyềncủaViệtNamởbiểnĐông".
Sau đó, 37 ngư dân và 03 tàu của Việt Nam trên đã được đưa về đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, tại đây các ngư dân Việt Nam đã phải miễn cưỡng và bị ép lăn tay vào tờ biên bản vi phạm và phải chịu mức phạt tiền tổng cộng 510 triệu đồng Việt Nam vì đã bị Trung Quốc cho là “vi phạm Luật Ngư nghiệp Trung Quốc” trong khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng SathuộcchủquyềncủaViệtNam.
Với dụng ý nham hiểm của Trung Quốc, vấn đề không phải là tiền phạt. Sâu xa hơn, rất có thể họ sẽ dùng những biên bản xử phạt vô lý do họ tự thảo mà các thuyền trưởng Việt Nam bị ép lăn tay thừa nhận đã "xâm phạm lãnh hải Trung Quốc" để làm "chứng cứ" khi giải quyết những vấn đề tranh chấp liên quan đến chủquyềntrênBiểnĐông.
Nhưng lại liên tục vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam và các nước khác:Trong khi Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng rộng lớn trên Biển Đông với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản”, nhưng họ vẫn có các hoạt động đánh bắt cá bình thường tại những vùng biển này đồng thời tăng cường hoạt động đánh bắt và thăm dò tại những vùng biển chồng lấn, xâm phạm chủ quyền của các nước khác.
Trưa ngày 27/6, hai tàu hải quân Việt Nam là HQ 621 và HQ 609 đã phát hiện 5 chiếc tàu lạ dài khoảng 25 m, rộng 6 mét mang cờ Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động thăm dò, đánh bắt hải sản trái phép tại tọa độ 8 độ 16 phút vĩ bắc, 110 độ 2 phút kinh đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, chỉ cách nhà giàn DK1/16 thuộc bãi cạn Phúc Tần khoảng 70 km. Hai tàu hải quân đã áp sát 5 chiếc tàu mang cờ Trung Quốc và yêu cầu rời khỏi khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, khi bị truy đuổi chúng đã phóng với tốc độ rất cao về hướng đông bắc. Trước đó thông tin từ đất liền báo ra tại khu vực trên có 7 tàu đánh cá vũ trang nước ngoài đang tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 29/6, của Hải quân Indonesia đã bắt giữ tàu cá MV Fu Yuan Yu F-80 của Trung Quốc không có giấy phép đánh bắt cá và giấy phép sử dụng đài vô tuyến đang đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực biển Seram thuộc lãnh hải Indonesia.
Ngày 20/6, Cục Quản lý Tài nguyên Biển và Nghề cá thành phố Pontianak, Indonesia đã bắt giữ 8 tàu cá cùng 77 ngư dân thuộc Khu Tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trong khi các tàu cá này đang đánh bắt cá bất hợp pháp trong Khu Đặc quyền Kinh tế của Indonesia trên BiểnĐông.
Hay ngày 21/12/2006, Philippines đã bắt giữ 25 ngư dân thuộc tỉnh Quảng Đông đã vi phạp lãnh hải của Philippine, số người này vừa mới được phóng thích trong tuần trước.
Đây chỉ là những vụ điểm hình trong rất nhiều vụ mà đội tàu cá Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải và đánh bắt cá bất hợp pháp tại những Khu Đặc quyền Kinh tế của các nước khác đã bị bắt giữ, nhưng khi đã bị bắt giữ, Trung Quốc lại lên tiếng phản đối, họ cho rằng các tàu cá này đang đánh bắt cá trong các khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của họ. Vậy khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của Trung Quốc ở những đâu?
Chắc chắn lệnh đánh bắt cá này không phải vì mục đích “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản” theo như họ nói mà nó còn có những mục đích mang tính chính trị có tính toán khác của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thực sự muốn bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên Biển Đông vậy tại sao họ không cấm cả tàu cá của họ mà còn điều tàu tuần tra ra để bảo vệ.
Xin dẫn lời Giáo sư Ramses Amer, thuộc Trường đại học Stockholm, chuyên nghiên cứu về các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông: "Lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh ban hành hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nguồn cá như họ nêu lên, mà đó là một chiến thuật để củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển Đông. Rõ ràng là khu vực cấm đánh cá bao gồm những nơi đang có tranh chấp chủ quyền với nước khác, và thẩm quyền pháp lý của Trung Quốc không được công nhận”.
Tin từ Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Ngãi ngày 25/6 cho biết ông Dương Văn Thọ cùng 25 ngư dân đã về đến huyện đảo Lý Sơn an toàn sau mười ngày bị hải quân Trung Quốctạmgiữ.
Ngày 16/6, trong lúc ba tàu gồm 37 ngư dân huyện đảo Lý Sơn đang hành nghề lưới câu gần khu vực quần đảo Hoàng Sa thì bị hải quân Trung Quốc tạm giữ đưa vào đảoHoàngSa.
Hải quân Trung Quốc đã lập biên bản phạt ba tàu với tổng số tiền là 210.000 nhân dân tệ (540 triệu đồng) với lý do vi phạm nghiêm trọng quy định “Luật ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa". Do không đủ tiền nộp phạt, hải quân Trung Quốc chỉ cho tàu ông Thọ trở về, hiện vẫn còn tạm giữ hai tàu cùng 12 ngư dân.
Trung tá Võ Thanh Hường, Chính trị viên Đồn biên phòng 328 (huyện Lý Sơn) cho hay, phía Trung Quốc yêu cầu các ngư dân sau 10 ngày phải đem tiền chuộc.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Thanh, Chánh văn phòng UBND xã An Hải (Lý Sơn) khẳng định "lần này sẽ không nộp tiền phạt" vì "bị bắt rồi nộp tiền miết thế này, ngư dân nghèo ở Lý Sơn chịu không nổi”.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay các ngư dân.
Ngày 22/6/2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Ngày 26/6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc bắt giữ một số tàu cá và ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên.
Ngày 25/6, hai tàu cá gồm 25 ngư dân đã về đến Việt Namantoàn.
"Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và tàu cá còn lại, không có hành động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.” - Ông Lê Dũng nói.
Trung Quốc thực thi lệnh: Sau khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Ngày16/05/2009 Trung Quốc điều tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều 08 tàu tuần tra thuộc ba tỉnh miền Nam Trung Quốc tới Biển Đông để giám sát ngư trường từ 12 độ vĩ bắc đến đường giới hạn vùng biển giao nhau giữa Quảng Đông – Phúc Kiến và vùng biển phía đông đường phân định trongvịnhBắcBộ.
Các tàu ngư chính này của Trung Quốc đã phối hợp với lực lượng Hải quân thuộc Hạm đội Nam hải đã phong tỏa ngư trường, ngăn chặn tàu thuyền của ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng đánh bắt cá truyền thống thuộc lãnh hải Việt Nam.
Ngư dân Việt Nam: Sau 4 ngày bị giam giữ, đến 23 giờ ngày 22/6, Trung Quốc đã thả tàu QNg - 6597 TS cùng 25 ngư dân được về Lý Sơn. Hiện số ngư dân này đã được về nhưng vẫn chưa hết lo sợ vì “án phạt” còn đang treo lơ lửng trên đầu, là 3 tờ biên bản nộp phạt với tổng số tiền lên đến 210.000 nhân dân tệ (khoảng 540 triệu đồng) kèm theo điều kiện sau 10 ngày phải nộp đủ tiền phạt, 12 ngư dân và 2 chiếc tàu trên mới được thả, còn nếu không thì chưa biết đến bao giờ. Hiện nay các ngư dân này đang chạy tiền để nộp phạt cho Trung Quốc.
Phản ứng của Việt Nam:Ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng đã phản ứng trước việc Trung Quốc bắt giữ 3 tàu cá cùng 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, khi đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG GIỮAVIỆT NAM – TRUNG QUỐC VÀ CÁC BÊN TRONG
THỜI GIAN QUA
VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG GIỮAVIỆT NAM – TRUNG QUỐC VÀ CÁC BÊN TRONG THỜI GIAN QUA
Tài nguyên phong phú ở Biển Đông
Trung Quốc và Đài Loan đã tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và tất cả các đảo, các bãi đá ngầm và đá nổi tại đó. Việt Nam và các nước đã phủ nhận các các công bố của Trung Quốc và Đài Loan. Phía Bắc vùng quần đảo tranh chấp tiếp giáp Trung Quốc và Đài Loan, phía Tây tiếp giáp Việt Nam, phía Nam tiếp giáp Malaysia, Indonesia và Bruney, phía Đông tiếp giáp Philippines. Các nước láng giềng với chúng ta cũng đồng thời khẳng định chủ quyền vùng biển bao quanh các quần đảo đang gây tranh chấp này. Tuy nhiên, tranh chấp chính là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa là nơi tranh chấp giữa ba nước, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan .Trung Quốc là nước duy nhất đã xâm lược và chiếm đóng trên đó kể từ năm 1974. Trong khi đó, Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Việt Nam đều
cùng tranh chấp quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã chiếm tám đảo, Đài Loan một, Philippines chín, Malaysia chín, và Việt Nam ba. Mặc dù không chiếm giữ hòn đảo nào, Brunei vẫn khẳng định chủ quyền về một số hòn đảo trên quần đảo này.
Tổng diện tích quần đảo Trường Sa thì không đầy ba dặm vuông (dưới 5 km2), nhưng mỗi tấc đất ở đây có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đó là cơ sở khẳng định chủ quyền trên vùng biển bao quanh, gọi là đặc khu kinh tế (EEZ) mà Công ước quốc tế Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) qui định việc mở rộng thêm 200 hải lý tính từ đất liền. Khẳng định của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa được căn cứ vào lịch sử khẳng định chủ quyền của các triều đại liên tiếp trước đó. Bắc Kinh còn viện dẫn bằng chứng rằng cộng đồng quốc tế đã tiếp tục công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo này kể từ khi Trung Quốc giành độc lập vào năm 1949. Nhưng nhiều nhà chức trách cho rằng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo đang tranh chấp này là mâu thuẫn với UNCLOS, trong đó qui định các khẳng định chủ quyền chỉ được phép ra tới 12 hải lý tính từ đất liền.
Tuy nhiên, các tranh chấp không chỉ trên các quần đảo và vùng biển bao quanh. Chính nguồn tài nguyên giàu có nằm dưới vùng biển bao quanh các quần đảo này đã châm ngòi cho cuộc tranh chấp. Theo Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, Biển Đông có trữ lượng dầu lên đến 7,8 tỉ thùng, trong khi đó sản lượng dầu trong vùng chỉ trên 1,9 triệu thùng mỗi ngày. Theo một nghiên cứu vào năm 1995 của Viện nghiên cứu Địa chất ở Nước ngoài của Nga, riêng quần đảo Trường Sa có thể có trữ lượng dầu lên đến 6 tỉ thùng, đó là chưa tính đến trữ lượng về khí. Truyền thông Trung Quốc mô tả Biển Đông như là một Vùng Vịnh thứ hai. Thậm chí một số chuyên gia Trung Quốc còn cho rằng trữ lượng gồm cả dầu và khí của Biển Đông có thể lên đến 150 tỉ thùng (trong khi trữ lượng dầu cung ứng nội địa của Trung Quốc sẽ cạn kiệt trong 14 năm tới). Tuy nhiên tại các vùng tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, đến nay chưa có bất cứ cuộc thăm dò nào được thực hiện để xác định trữ lượng dầu tại đây.
Biển Đông: Nguồn huyết mạch thông thương quan trọng
Bên cạnh nguồn phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đối với Bắc Kinh, Biển Đông còn có tầm quan trọng khác chẳng hề thua kém: Biển Đông là nguồn huyết mạch hàng hải về vận chuyển năng lượng, đặc biệt là từ Trung Đông. Trong những năm gần đây, Biển Đông đã trở thành một trong những tuyến đường hàng hải quốc tế bận rộn nhất trên thế giới. Hàng năm, già nửa số thông thương đường biển là qua các eo biển Malacca, Lombok và Sunda. Dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng, than và quặng sắt đã làm cho thông thương qua các eo biển này trở nên tấp nập. Hàng năm, hơn 100 ngàn tàu chở dầu và thương thuyền đã di chuyển qua các eo biển này. Chỉ riêng eo biển Malacca mỗi ngày có đến 9,5 triệu thùng dầu được chuyển qua. Quan trọng hơn, các quốc gia Đông Á chính như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã nhập khẩu hơn 80% nhu cầu dầu của họ thông qua Biển Đông. Vấn đề vận chuyển năng lượng qua Biển Đông ngày càng tăng đã nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông, đồng thời biến eo biển Malacca thành nút thắt cổ chai trong hệ thống vận chuyển dầu mỏ toàn cầu. Sự tắc nghẽn, bất ổn và phụ thuộc hầu như hoàn toàn của Trung Quốc vào eo biển Malacca đã khiến cho Trung Quốc rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, như theo nhận định của một nhà quan sát.
Để đạt được những tham vọng hướng xuống phía nam Biển Đông. Trong thời gian gần đây Trung Quốc đã liên tục tăng cường nhiều hoạt động cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Mà cụ thể là bắt đầu có những dấu hiệu nâng cao trình độ khai thác, thăm dò dầu khí ở vùng nước sâu; tăng cường các hoạt động quân sự nhằm phô trương sức mạnh; tăng cường khẳng định chủ quyền trên Biển Đông cũng ngày càng có những biểu hiện đángbáođộng.
Vậy chiến lược biển đông của TQ nhằm mục đích gì?
- Về vấn đề dầu mỏ
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh cho nên nhu cầu sử dụng về dầu mỏ là rất lớn và ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn năng lượng này. Mặc dù nhu cầu sử dụng dầu mỏ lớn nhưng thực tế đã chứng minh được rằng nghành công nghiệp dầu khí của Trung Quốc có rất nhiều yếu kém. Khả năng tự thiết kế các trang thiết bị chính còn hạn chế, hiện nay Trung Quốc vẫn chưa thiết kế được các trang thiết bị khai thác ở vùng nước sâu và trình độ kỹ thuật đồng bộ rất yếu kém và lạc hậu. Cho nên khả năng khai thác ở các vùng nước sâu như Biển Đông là ít có khả năng.
Hiện nay, Trung Quốc đã và đang tìm nguồn cung cấp dầu khí trên toàn thế giới. Các Tập đoàn dầu khí nhà nước gồm Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn Hoá dầu Trung Quốc (Sinopec) và tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang thúc đẩy việc theo đuổi các hợp đồng cung cấp dầu khí với các hãng nước ngoài. Kết quả là, các Tập đoàn dầu khí của Trung Quốc đã giành được nhiều cổ phần kinh doanh tại Ăng-gô-la, A-déc-bai-gian, Ca-na-đa, In-đô-nê-xi-a, I-ran, I-rắc, Ca-dắc-xtan, Mi -an-ma, Ni-giê-ri-a, Pê-ru, Nga, Xin-ga-po, Ả-rập Xê-út, Xu-đăng, Tuốc-mê-ni xtan, U-dơ-bê-ki-xtan và Vênê-duê-la.
Hiện nay Trung Quốc tiêu thụ xấp xỉ 7,85 triệu thùng dầu/ngày, dự kiến phải tăng lượng nhập khẩu lên tới 9,6 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2010; 11,4 triệu thùng/ngày vào năm 2015; 13,3 triệu thùng dầu/ngày vào năm: 2020 và 16,1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2025 (năm 2004 nhập khẩu khoảng 3,4 triệu thùng dầu/ngày).
Nhận thức được điều này, cho nên Trung Quốc đã bắt đầu có những mục tiêu và phương hướng phát triển cho ngành công nghiệp khai thác dầu. Trong đó tập trung vào quy hoạch và điều chỉnh nghành đóng tàu, quyết tâm đột phá chế tạo được trang thiết bị công trình biển chủ chốt và cơ bản. Thúc đẩy sự phát triển hài hoà giữa trang thiết bị công trình biển với các thiết bị đồng bộ, gắn với nghiên cứu kỹ thuật cơ bản chung, phát huy vai trò kỹ thuật chủ đạo cơ bản chung của trang thiết bị công trình biển, nâng cao khả năng phát triển ổn định liên tục.
Phấn đấu đến năm 2012 phải có bước đột phá toàn diện trong nghiên cứu phát triển các lĩnh vực như giàn khoan di động, tàu phụ trợ và nghiệp vụ công trình biển, giàn khoan bán ngầm, giàn khoan tự nâng tác nghiệp ở vùng nước sâu trên 200 m, chế tạo tàu khoan thăm dò ở vùng nước sâu 3.000m, chế tạo loại tàu dầu khai thác nổi khu vực nước sâu, thiết kế giàn khoan khai thác bán ngầm nước sâu, tàu phụ trợ và tàu thi công công trình biển, thiết bị công trình biển hiện đại và nhiều các kỹ thuật khai thác và phân tích mỏ khác.
Về quân sự:Tính từ đầu năm 2009, lực lượng Không quân Trung Quốc đã tiến hành 2 cuộc diễn tập thực binh tác chiến ở khu vực biển xa, với sự tham gia của khoảng 100 máy bay các loại như tiếp dầu, Tác chiến điện tử, tiêm kích và các máy bay chiến đấu khác nhằm đáp trả lại các tình huống và làm quen với môi trường thực tế trên Biển Đông. Trong đầu tháng 6/2009, Không quân Trung Quốc cũng đã tổ chức một cuộc diễn tập tác chiến tầm xa trên Biển Đông, trong đó có các khoa mục tiếp dầu trên không nhằm kéo dài khả năng tác chiến ra
xa hơn của các máy bay chiến đấu.
Đối với Hải quân, trong tháng 5/2009, Hạm đội Nam Hải có căn cứ đóng tại Tam Á đảo Hải Nam đã tổ chức một cuộc diễn tập Hải quân quy mô lớn trên Biển Đông với sự tham gia của khoảng gần 40 tàu chiến các loại như (tàu khu trục, tuần dương, đổ bộ hạng nặng, hậu cần) và khoảng 10 tàu ngầm cùng nhiều binh lính của Hải quân và Hải quân Lục chiến tham gia với các khoa mục đánh chiếm các đảo trong vòng 17 ngày.
Trung Quốc tung tin dư luận: Mặc dù Trung Quốc đã điều các tàu ngư chính tới Biển Đông nhằm giám sát và phong tỏa ngư trường trong đó bao gồm cả vùng biển của Việt Nam, đã bắt giữ ngư dân và các tàu cá của Việt Nam ngay trên lãnh hải của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc lại lên tiếng mạnh mẽ và cho rằng, nguồn tài nguyên ngư nghiệp trên biển Đông của Trung Quốc liên tục bị các nước láng giềng chiếm đoạt, các Ngư dân Trung Quốc bị tàu thuyền vũ trang của các nước quấy rối. (Việc TQ bắt ngư dân của ta như thế nào tôi sẽ trình bày với các đồng chí ở phần sau).
Tăng cường kiểm soát ngư trường: Từ ngày 30/6 đến 05/7, Cục Ngư nghiệp và Quản lý cảng cá Biển Đông đã tổ chức đã tổ chức một cuộc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, với sự tham gia của 7 tàu tuần tra ngư trường lớn nhất của Trung Quốc và 6 tàu hải cảnh. Trong đó có tàu Ngư Chính 311 và các tàu khác thuộc các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Cục trưởng Cục Ngư nghiệp và Quản lý cảng cá Biển Đông cho biết, sự tăng cường này có ý nghĩa quan trọng đối với việc giám sát và bảo vệ các ngư dân của Trung Quốc. Bên cạnh đó, diễn tập lần này cũng nhằm thống nhất chỉ huy, xây dựng đội hình chung, thống nhất phương thức giám sát quản lí tuần tra các khu vực, bố trí lực lượng hợp lí ở các khu vực, quy định phạm vi tuần tra và những trọng điểm cần giám sát.
Với những động thái trên của Trung Quốc, ta và ngay cả các nước trong khu vực cũng có nhận thấy một điều rằng, Trung Quốc đang có những động thái nhằm vươn xa xuống phía nam Biển Đông. Tuy nhiên, những tham vọng muốn độc chiếm toàn bộ khu vực Biển Đông như hình lưỡi bò với 9 nét đứt mà hồi tháng 3/2009 Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, có lẽ không chỉ mình Trung Quốc muốn là được, bên cạnh đó là còn cả một cộng đồng quốc tế và cả lòng tự tôn dân tộc của các nước có chủ quyền ở Biển Đông.
Hành động hai mặt của Trung Quốc trên Biển Đông: Trung Quốc đang có những hành động “lộng quyền” trên Biển Đông. Với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản” Trung Quốc đã ra lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng biển rộng lớn gồm cả những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá vô lý của Trung QuốctrênBiểnĐông.
Tháng 5/2009, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng biển rộng 128.000km2 tại những vùng biển đang có tranh chấp và nhiều vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam xung quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 01/8/2009 với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản”.
Sau khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Ngày 16/05/2009 Trung Quốc điều tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều 08 tàu tuần tra tới Biển Đông để tăng cườngcáchoạtđộnggiám.
Ngày 30/6 Trung Quốc cho biết, họ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trên Biển Đông để bảo vệ các ngư dân của họ và đã tổ chức một cuộc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, với sự tham gia của 7 tàu tuần tra của Trung Quốc.
Đài RFI đêm 22/6 bình luận: "Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng Biển Đông, nhưng năm nay, Bắc Kinh tỏ thái độ cứng rắn khác thường trong việc buộc mọi người tuân thủ lệnh này bằng cách cử đội tàu hùng hậu xuống tuần tra. Một số vụ bắt giữ và phạt vạ các tàu đánh cá của Việt Nam đã diễn ra".
Bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam: Trong những năm gần đây, ngư dân Việt Nam khi ra khơi đánh bắt đều nơm nớp nỗi lo bị các tàu vũ trang hoặc tàu lạ nước ngoài tấn công, xua đuổi và cướp bóc mặc dù vẫn đang hoạt động trên các vùng biển thuộc chủ quyền của ViệtNam.
Từ ngày 16-17/6/2009, các lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt 37 ngư dân cùng 3 tàu cá Việt Nam (QNg - 6364 TS, QNg - 6597 TS và tàu QNg - 6517 TS) của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, khi đang hành nghề đánh bắt cá bình thường tại tọa độ 16 độ 04 phút vĩ bắc/112 độ 05 phút kinh đông trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay ngư dân và các tàu cá nói trên. Như lời khẳng định của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta, "hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyềnchủquyềncủaViệtNamởbiểnĐông".
Sau đó, 37 ngư dân và 03 tàu của Việt Nam trên đã được đưa về đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, tại đây các ngư dân Việt Nam đã phải miễn cưỡng và bị ép lăn tay vào tờ biên bản vi phạm và phải chịu mức phạt tiền tổng cộng 510 triệu đồng Việt Nam vì đã bị Trung Quốc cho là “vi phạm Luật Ngư nghiệp Trung Quốc” trong khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng SathuộcchủquyềncủaViệtNam.
Với dụng ý nham hiểm của Trung Quốc, vấn đề không phải là tiền phạt. Sâu xa hơn, rất có thể họ sẽ dùng những biên bản xử phạt vô lý do họ tự thảo mà các thuyền trưởng Việt Nam bị ép lăn tay thừa nhận đã "xâm phạm lãnh hải Trung Quốc" để làm "chứng cứ" khi giải quyết những vấn đề tranh chấp liên quan đến chủquyềntrênBiểnĐông.
Nhưng lại liên tục vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam và các nước khác:Trong khi Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng rộng lớn trên Biển Đông với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản”, nhưng họ vẫn có các hoạt động đánh bắt cá bình thường tại những vùng biển này đồng thời tăng cường hoạt động đánh bắt và thăm dò tại những vùng biển chồng lấn, xâm phạm chủ quyền của các nước khác.
Trưa ngày 27/6, hai tàu hải quân Việt Nam là HQ 621 và HQ 609 đã phát hiện 5 chiếc tàu lạ dài khoảng 25 m, rộng 6 mét mang cờ Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động thăm dò, đánh bắt hải sản trái phép tại tọa độ 8 độ 16 phút vĩ bắc, 110 độ 2 phút kinh đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, chỉ cách nhà giàn DK1/16 thuộc bãi cạn Phúc Tần khoảng 70 km. Hai tàu hải quân đã áp sát 5 chiếc tàu mang cờ Trung Quốc và yêu cầu rời khỏi khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, khi bị truy đuổi chúng đã phóng với tốc độ rất cao về hướng đông bắc. Trước đó thông tin từ đất liền báo ra tại khu vực trên có 7 tàu đánh cá vũ trang nước ngoài đang tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 29/6, của Hải quân Indonesia đã bắt giữ tàu cá MV Fu Yuan Yu F-80 của Trung Quốc không có giấy phép đánh bắt cá và giấy phép sử dụng đài vô tuyến đang đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực biển Seram thuộc lãnh hải Indonesia.
Ngày 20/6, Cục Quản lý Tài nguyên Biển và Nghề cá thành phố Pontianak, Indonesia đã bắt giữ 8 tàu cá cùng 77 ngư dân thuộc Khu Tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trong khi các tàu cá này đang đánh bắt cá bất hợp pháp trong Khu Đặc quyền Kinh tế của Indonesia trên BiểnĐông.
Hay ngày 21/12/2006, Philippines đã bắt giữ 25 ngư dân thuộc tỉnh Quảng Đông đã vi phạp lãnh hải của Philippine, số người này vừa mới được phóng thích trong tuần trước.
Đây chỉ là những vụ điểm hình trong rất nhiều vụ mà đội tàu cá Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải và đánh bắt cá bất hợp pháp tại những Khu Đặc quyền Kinh tế của các nước khác đã bị bắt giữ, nhưng khi đã bị bắt giữ, Trung Quốc lại lên tiếng phản đối, họ cho rằng các tàu cá này đang đánh bắt cá trong các khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của họ. Vậy khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của Trung Quốc ở những đâu?
Chắc chắn lệnh đánh bắt cá này không phải vì mục đích “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản” theo như họ nói mà nó còn có những mục đích mang tính chính trị có tính toán khác của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thực sự muốn bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên Biển Đông vậy tại sao họ không cấm cả tàu cá của họ mà còn điều tàu tuần tra ra để bảo vệ.
Xin dẫn lời Giáo sư Ramses Amer, thuộc Trường đại học Stockholm, chuyên nghiên cứu về các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông: "Lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh ban hành hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nguồn cá như họ nêu lên, mà đó là một chiến thuật để củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển Đông. Rõ ràng là khu vực cấm đánh cá bao gồm những nơi đang có tranh chấp chủ quyền với nước khác, và thẩm quyền pháp lý của Trung Quốc không được công nhận”.
Tin từ Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Ngãi ngày 25/6 cho biết ông Dương Văn Thọ cùng 25 ngư dân đã về đến huyện đảo Lý Sơn an toàn sau mười ngày bị hải quân Trung Quốctạmgiữ.
Ngày 16/6, trong lúc ba tàu gồm 37 ngư dân huyện đảo Lý Sơn đang hành nghề lưới câu gần khu vực quần đảo Hoàng Sa thì bị hải quân Trung Quốc tạm giữ đưa vào đảoHoàngSa.
Hải quân Trung Quốc đã lập biên bản phạt ba tàu với tổng số tiền là 210.000 nhân dân tệ (540 triệu đồng) với lý do vi phạm nghiêm trọng quy định “Luật ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa". Do không đủ tiền nộp phạt, hải quân Trung Quốc chỉ cho tàu ông Thọ trở về, hiện vẫn còn tạm giữ hai tàu cùng 12 ngư dân.
Trung tá Võ Thanh Hường, Chính trị viên Đồn biên phòng 328 (huyện Lý Sơn) cho hay, phía Trung Quốc yêu cầu các ngư dân sau 10 ngày phải đem tiền chuộc.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Thanh, Chánh văn phòng UBND xã An Hải (Lý Sơn) khẳng định "lần này sẽ không nộp tiền phạt" vì "bị bắt rồi nộp tiền miết thế này, ngư dân nghèo ở Lý Sơn chịu không nổi”.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay các ngư dân.
Ngày 22/6/2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Ngày 26/6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc bắt giữ một số tàu cá và ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên.
Ngày 25/6, hai tàu cá gồm 25 ngư dân đã về đến Việt Namantoàn.
"Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và tàu cá còn lại, không có hành động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.” - Ông Lê Dũng nói.
Trung Quốc thực thi lệnh: Sau khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Ngày16/05/2009 Trung Quốc điều tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều 08 tàu tuần tra thuộc ba tỉnh miền Nam Trung Quốc tới Biển Đông để giám sát ngư trường từ 12 độ vĩ bắc đến đường giới hạn vùng biển giao nhau giữa Quảng Đông – Phúc Kiến và vùng biển phía đông đường phân định trongvịnhBắcBộ.
Các tàu ngư chính này của Trung Quốc đã phối hợp với lực lượng Hải quân thuộc Hạm đội Nam hải đã phong tỏa ngư trường, ngăn chặn tàu thuyền của ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng đánh bắt cá truyền thống thuộc lãnh hải Việt Nam.
Ngư dân Việt Nam: Sau 4 ngày bị giam giữ, đến 23 giờ ngày 22/6, Trung Quốc đã thả tàu QNg - 6597 TS cùng 25 ngư dân được về Lý Sơn. Hiện số ngư dân này đã được về nhưng vẫn chưa hết lo sợ vì “án phạt” còn đang treo lơ lửng trên đầu, là 3 tờ biên bản nộp phạt với tổng số tiền lên đến 210.000 nhân dân tệ (khoảng 540 triệu đồng) kèm theo điều kiện sau 10 ngày phải nộp đủ tiền phạt, 12 ngư dân và 2 chiếc tàu trên mới được thả, còn nếu không thì chưa biết đến bao giờ. Hiện nay các ngư dân này đang chạy tiền để nộp phạt cho Trung Quốc.
Phản ứng của Việt Nam:Ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng đã phản ứng trước việc Trung Quốc bắt giữ 3 tàu cá cùng 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, khi đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Khiêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)