Thói quen của người cha lý tưởng (hay)
Chia sẻ bởi Cao Phuoc Dai |
Ngày 21/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Thói quen của người cha lý tưởng (hay) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Thói quen của người cha lý tưởng
(Dân trí) - Làm cha bận rộn, khó khăn, thậm chí đầy bối rối. Song để có các con là “fan nhí” của mình, người cha cần tỏ rõ vai trò trụ cột, bằng cách dạy con, hiểu con, luôn ở bên con và biến mình thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng.
1. Cương quyết
Bọn nhóc thì luôn thích bố mẹ dễ dãi, nuông chiều, song bạn hãy tin rằng, điều các con thực sự cần là kỷ luật và thái độ cứng rắn của phụ huynh, để chúng có thể lấy đó làm gương và từ ấy trưởng thành.
Chính vì lẽ này, một người đàn ông được xem là thành công với “sự nghiệp làm cha” nếu anh ta biết tỏ ra kiên định, cương quyết.
Có 2 vấn đề, trong đó, bạn nhất thiết phải chứng tỏ được sự kiên định. Một là, phải chắc rằng, những gì bạn đã nói, bạn sẽ làm. Đứa trẻ nào cũng cần phải biết rằng nó có một người cha đáng tin, vì vậy, nếu bạn đã hứa sẽ đến xem con biểu diễn ca nhạc ở trường, đưa con đi sở thú hay mua sách mới cho con, không có lý do gì để từ chối thực hiện cả, bất kể sau đó có chuyện gì xảy ra.
Vấn đề thứ hai, hãy quan tâm đến kỷ luật. Nhớ rằng các con của bạn không phải người hoàn hảo, bất kể bạn có yêu và tự hào về chúng thế nào. Chính vì thế, chúng cần những chỉ dẫn từ cha mẹ.
Trong quá trình rèn luyện con thành người có tính kỷ luật, hãy dạy con các quy tắc, và giúp con hiểu rằng, quy tắc rất cần trong cuộc sống, càng học được sớm bao nhiêu, cuộc sống của các con càng dễ dàng hơn bấy nhiêu.
2. Có kế hoạch vui chơi cho cả nhà
Làm việc chăm chỉ cả tuần là cần thiết, song bên cạnh đó, bạn vẫn phải có kế hoạch thư giãn, vui chơi với gia đình.
Nghe có vẻ đơn giản, song thực tế, làm được không dễ. Kế hoạch với cả nhà thường rất dễ bị phá hỏng chỉ vì vài lý do như làm thêm giờ, sửa chữa nhà/vật dụng trong nhà hay khách khứa, họ hàng ghé thăm.
Bởi thế, hãy lên quyết tâm tạo dựng cho kỳ được “truyền thống vui chơi” của gia đình. Nhớ rằng đây là khoảng thời gian gắn kết các thành viên, tập cho con thói quen tôn trọng những khoảnh khắc quý giá được sống bên gia đình.
3. Đừng trút giận lên con cái
Hẳn nhiên là rất khó thực hiện, nhưng hãy tin rằng bọn trẻ không đáng phải gánh lên mình nỗi tức bực của người lớn. Ở tuổi các con, chúng đã có đủ nhiều việc khác phải làm: Lớn lên, đi học, khám phá và trưởng thành. Thay vì phàn nàn với con về những khó khăn của mình, hãy dành thời gian lắng nghe chính những chuyện của con.
Cố gắng giữ lại những vấn đề về công việc, tài chính cho riêng mình, đừng để những khó khăn ấy thay đổi thái độ vui tươi của bạn khi có mặt bọn trẻ.
4. Cha và con là bạn
Hãy tham gia nhiều hơn nữa vào những công việc của con. Thả diều, đi bơi, chạy bộ cùng con mỗi sáng, đá bóng, tại sao lại không nhỉ? Có nhiều cách để hòa nhập với con hơn là chỉ làm “xe ôm” đưa đón con đi học mỗi ngày. Mỗi phút bên con là một cơ hội để bạn hiểu chúng hơn, hãy lắng nghe những chuyện con chia sẻ, nắm bắt được sở thích của con, và làm quen với cả bạn bè của chúng. Bọn trẻ sẽ gắn bó với bạn hơn.
5. Cha cũng là thầy
Có thể bạn sẽ nghĩ mình chẳng biết gì nhiều lắm để có thể truyền dạy cho con, nhưng hãy tin rằng, mỗi điều cha dạy, dù rất nhỏ, cũng được con nâng niu, trân trọng hơn bạn tưởng.
Bạn biết chơi ghi-ta chứ? Bạn là bậc thầy về giải đố ô chữ? Bạn có biết thay dầu xe máy không? Hãy chỉ cho con những công việc ấy. Có thể con bạn cũng sẽ học được các kỹ năng này đâu đó trong cuộc đời, nhưng nếu học được từ bạn, chúng không chỉ nhớ bài học, mà còn nhớ cả người thầy, người cha tuyệt vời đã truyền lại cho chúng.
6. Tạo dựng “nếp nhà”
Nề nếp của một gia đình là điều quan trọng đối với quá trình phát triển và học hỏi của những người con. Bởi thế, làm cha, bạn cần chú ý hình thành những
(Dân trí) - Làm cha bận rộn, khó khăn, thậm chí đầy bối rối. Song để có các con là “fan nhí” của mình, người cha cần tỏ rõ vai trò trụ cột, bằng cách dạy con, hiểu con, luôn ở bên con và biến mình thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng.
1. Cương quyết
Bọn nhóc thì luôn thích bố mẹ dễ dãi, nuông chiều, song bạn hãy tin rằng, điều các con thực sự cần là kỷ luật và thái độ cứng rắn của phụ huynh, để chúng có thể lấy đó làm gương và từ ấy trưởng thành.
Chính vì lẽ này, một người đàn ông được xem là thành công với “sự nghiệp làm cha” nếu anh ta biết tỏ ra kiên định, cương quyết.
Có 2 vấn đề, trong đó, bạn nhất thiết phải chứng tỏ được sự kiên định. Một là, phải chắc rằng, những gì bạn đã nói, bạn sẽ làm. Đứa trẻ nào cũng cần phải biết rằng nó có một người cha đáng tin, vì vậy, nếu bạn đã hứa sẽ đến xem con biểu diễn ca nhạc ở trường, đưa con đi sở thú hay mua sách mới cho con, không có lý do gì để từ chối thực hiện cả, bất kể sau đó có chuyện gì xảy ra.
Vấn đề thứ hai, hãy quan tâm đến kỷ luật. Nhớ rằng các con của bạn không phải người hoàn hảo, bất kể bạn có yêu và tự hào về chúng thế nào. Chính vì thế, chúng cần những chỉ dẫn từ cha mẹ.
Trong quá trình rèn luyện con thành người có tính kỷ luật, hãy dạy con các quy tắc, và giúp con hiểu rằng, quy tắc rất cần trong cuộc sống, càng học được sớm bao nhiêu, cuộc sống của các con càng dễ dàng hơn bấy nhiêu.
2. Có kế hoạch vui chơi cho cả nhà
Làm việc chăm chỉ cả tuần là cần thiết, song bên cạnh đó, bạn vẫn phải có kế hoạch thư giãn, vui chơi với gia đình.
Nghe có vẻ đơn giản, song thực tế, làm được không dễ. Kế hoạch với cả nhà thường rất dễ bị phá hỏng chỉ vì vài lý do như làm thêm giờ, sửa chữa nhà/vật dụng trong nhà hay khách khứa, họ hàng ghé thăm.
Bởi thế, hãy lên quyết tâm tạo dựng cho kỳ được “truyền thống vui chơi” của gia đình. Nhớ rằng đây là khoảng thời gian gắn kết các thành viên, tập cho con thói quen tôn trọng những khoảnh khắc quý giá được sống bên gia đình.
3. Đừng trút giận lên con cái
Hẳn nhiên là rất khó thực hiện, nhưng hãy tin rằng bọn trẻ không đáng phải gánh lên mình nỗi tức bực của người lớn. Ở tuổi các con, chúng đã có đủ nhiều việc khác phải làm: Lớn lên, đi học, khám phá và trưởng thành. Thay vì phàn nàn với con về những khó khăn của mình, hãy dành thời gian lắng nghe chính những chuyện của con.
Cố gắng giữ lại những vấn đề về công việc, tài chính cho riêng mình, đừng để những khó khăn ấy thay đổi thái độ vui tươi của bạn khi có mặt bọn trẻ.
4. Cha và con là bạn
Hãy tham gia nhiều hơn nữa vào những công việc của con. Thả diều, đi bơi, chạy bộ cùng con mỗi sáng, đá bóng, tại sao lại không nhỉ? Có nhiều cách để hòa nhập với con hơn là chỉ làm “xe ôm” đưa đón con đi học mỗi ngày. Mỗi phút bên con là một cơ hội để bạn hiểu chúng hơn, hãy lắng nghe những chuyện con chia sẻ, nắm bắt được sở thích của con, và làm quen với cả bạn bè của chúng. Bọn trẻ sẽ gắn bó với bạn hơn.
5. Cha cũng là thầy
Có thể bạn sẽ nghĩ mình chẳng biết gì nhiều lắm để có thể truyền dạy cho con, nhưng hãy tin rằng, mỗi điều cha dạy, dù rất nhỏ, cũng được con nâng niu, trân trọng hơn bạn tưởng.
Bạn biết chơi ghi-ta chứ? Bạn là bậc thầy về giải đố ô chữ? Bạn có biết thay dầu xe máy không? Hãy chỉ cho con những công việc ấy. Có thể con bạn cũng sẽ học được các kỹ năng này đâu đó trong cuộc đời, nhưng nếu học được từ bạn, chúng không chỉ nhớ bài học, mà còn nhớ cả người thầy, người cha tuyệt vời đã truyền lại cho chúng.
6. Tạo dựng “nếp nhà”
Nề nếp của một gia đình là điều quan trọng đối với quá trình phát triển và học hỏi của những người con. Bởi thế, làm cha, bạn cần chú ý hình thành những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Phuoc Dai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)