Thời gian trần thuật trong nỗi buồn chiến tranh
Chia sẻ bởi Trương Hoàng Vinh |
Ngày 09/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: thời gian trần thuật trong nỗi buồn chiến tranh thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH
THÀNH VIÊN CỦA NHÓM THUYẾT TRÌNH
NHÓM VĂN HỌC VIỆT NAM
- VÕ THỊ MỸ TUYÊN
- TRẦN THỊ YẾN
- VŨ THỊ KIM OANH
- TRƯƠNG HOÀNG VINH
Bài thuyết trình đã tham khảo các nguồn tư liệu sau:
1. Đào Duy Hiệp, Thời gian trong Thân phận của tình yêu, in trong Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo Dục, 2008.
2. Nguyễn Đăng Điệp, Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, in trong Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, 2007.
3. Nguyễn Thị Mai Liên, Hình tượng “con người – nạn nhân chiến tranh” trong hai tiểu thuyết: Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh, in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb GD, 2009.
4. Phạm Xuân Thạch, Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cấu đổi mới bút pháp, in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb GD, 2009.
5. Trần Quốc Hội, “Trình tự” trong thời gian nghệ thuật của Ăn mày dĩ vãng và Nỗi buồn chiến tranh - tiếp cận từ lý thuyết thời gian của Genette”, TCSH số 225 - 11 – 2007.
6. TS. Trần Huyền Sâm (biên soạn và giới thiệu), Những vấn đề lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn Học, 2010.
CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH:
I. KHÁI NIỆM THỜI GIAN TRẦN THUẬT THEO QUAN ĐIỂM CỦA GÉRARD GENETTE
I.1 Khái niệm thời gian trần thuật
I.2 Những dạng trần thuật cơ bản trong cấu trúc truyện kể:
II. NGHỆ THUẬT XỬ LÝ THỜI GIAN TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
II.1. Một cái nhìn bao quát về thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh
II.2 Nghệ thuật xử lí thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh
I. KHÁI NIỆM THỜI GIAN TRẦN THUẬT THEO QUAN ĐIỂM CỦA GÉRARD GENETTE
I.1 Khái niệm thời gian trần thuật
Genette đã gõ vào được “mật mã bí ẩn của một cấu trúc truyện kể”, đó chính là: thời gian trần thuật.
Ông đã chỉ ra độ lệch văn bản trên hai trục tọa độ của thời gian trong truyện kể. Đó là trục thời gian tuyến tính của cốt truyện và trục thời gian trần thuật mang tính phức hợp, chồng chéo lên nhau của cấu trúc diễn ngôn trần thuật.
- Tính phi đẳng thời hay độ lệch văn bản chính là năng lực tư duy về thời gian của tiểu thuyết trước nhu cầu cắt nghĩa, lý giải con người và hiện thực đa chiều.
Dưới quan điểm tự sự học, G. Genette đã định nghĩa thời gian như sau:
“Thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của cái được kể lại và thời gian của truyện kể, tức là thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt (temps du signifié et temps du signifiant)”
Như vậy, thời gian của tác phẩm được cấu thành hai lớp: Lớp thời gian trần thuật và lớp thời gian được trần thuật.
- Lớp thời gian trần thuật, chính là thời gian của truyện kể (le temps du récit);
- Lớp thời gian được trần thuật, chính là thời gian của cốt truyện, của câu chuyện (le temps de l’histoire).
Có thể hình dung lý thuyết của G.Genette qua công thức sau:
Récit = Histoire + Narration
(Trong đó, Récit là truyện kể, Histoire là câu chuyện, hay là cốt chuyện, Narration là sự trần thuật)
G.Genette xem thời gian là nhân tố trung chuyển từ cốt truyện (histoire) đến truyện kể (Récit), qua hành vi của sự trần thuật (narration).
Trong đó ông đã sử dụng khái niệm thời sai – để chỉ độ lệch giữa trình tự thời gian cốt truyện và thời gian kể chuyện, hay là thời gian trần thuật.
Chính độ lệch này đã quy chiếu đặc điểm thời gian trần thuật trong một cấu trúc văn bản.
I.2 Những dạng trần thuật cơ bản trong cấu trúc truyện kể:
1. La narration ultérieure, gọi là sự trần thuật đến sau
2. La narration antérieure, gọi là sự trần thuật đến trước
3. La narration simultanée, gọi là sự trần thuật đồng thời
4. La narration intercalée, gọi là sự trần thuật ở giữa
Bốn dạng thức trên được G. Genette phân tích qua ba phương diện cơ bản của truyện kể: trật tự thời gian, tốc độ thời gian và tần suất thời gian.
+ Trật tự thời gian tức thứ tự trên dưới, trước sau của văn bản nghệ thuật.
Sự không tương thích giữa thời gian của chuyện và thời gian truyện cho ta khoảng cách gọi là thời sai
Thời sai (anachronies) lại được chia thành 2 dạng là đảo thuật (còn gọi là hồi cố) và dự thuật (còn gọi là dự báo)
- Tốc độ thời gian tức là kể nhanh hay kể chậm, được thể hiện qua bốn hiện tượng: tóm lược, độ ngưng, lược thuật và cảnh tượng.
-Tần suất thời gian tức là kể lướt hay kể lặp, được biểu hiện qua các dạng: trần thuật đơn hay trần thuật phức hợp.
Mỗi cách xử lý sẽ mang lại hiệu quả nghệ thuật khác nhau, tác phẩm đạt được giá trị thế nào đó là do tài năng sáng tạo của họ.
Nỗi buồn chiến tranh đã mang lại vinh dự lớn cho Bảo Ninh.
Một trong những vấn đề tạo nên sự thành công đó theo chúng tôi chính là ở chỗ tác giả đã xử lý theo kết cấu đảo thuật thời gian, phá vỡ cấu trúc truyện truyền thống.
II. NGHỆ THUẬT XỬ LÝ THỜI GIAN TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
II.1. Một cái nhìn bao quát về thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh
II.1.1 Thời gian trật tự niên biểu
II.1.2. Sự sai trật tự niên biểu
II.1.3. Lối quay ngược
II.2 Nghệ thuật xử lí thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh
- Thời gian liên quan đến nhân vật như: thời gian xuất hiện, thời gian hết xuất hiện, thời gian chết, thời gian bỏ đi
gọi chung là “Thời gian cái chết của nhân vật”
- Phần lớn nhân vật đều chết hoặc bỏ đi. Có cái chết cá nhân nhưng cũng có cái chết tập thể như: Thịnh “Nhớn”, Cừ, Vĩnh (trang11); Từ, Thanh, Vân (tr12)…
- Thời gian cái chết của các nhân vật phần lớn được nói tới cùng lúc mà thời gian nhân vật xuất hiện trong văn bản.
Phác họa lên bức tranh ảm đạm, bi thương về những cái chết do chiến tranh mang lại.
Cách xử lý để cái chết đến với nhân vật ngay thời điểm nhân vật xuất hiện nói lên những ám ảnh lớn lao của Kiên đối với quá khứ đồng thời nó phản ánh đúng bản chất của hồi ức, giấc mơ của nhân vật.
Thời gian hết xuất hiện trên văn bản của nhân vật phần lớn là lớn hơn thời gian của cái chết điều đó tạo ra tính đảo thuật lớn trong tác phẩm này.
- Hầu như trong Nỗi buồn chiến tranh không có sự kiện hành động mà chỉ là sự kiện tâm trạng hay nói cách khác tâm trạng về sự kiện.
- Từng sự việc được miêu tả như là những phần tử riêng lẻ, rời rạc nhưng chúng như có chất keo gắn kết hết sức chặt chẽ, mà tâm điểm của chúng chính là tâm trạng nhân vật Kiên.
- Có thể nhận thấy điều đó thể hiện ngay trong phần mở đầu tác phẩm. Chúng tôi tạm chia phần này thành các tương đương với các trần thuật đơn như sau:
A, hành trình của đội thu nhặt hài cốt (tr 5 - 6).
B, kí ức về B3 bị bao vây và tiêu diệt (7 - 10).
C, những ngày bài bạc (tr 10 - 13).
D, hút hồng ma (tr 13 – 15).
E, những hồn ma ở đèo Thăng Thiên (tr 15 – 17).
F, Can đào ngũ (tr 17 – 26).
G, xung quanh vụ thám báo và ba cô gái bị bỏ quên (tr 26 – 47)
- Các sự việc trong truyện kể được sắp xếp một cách ngẫu hứng lộn xộn, xuôi ngược, ngược xuôi. Nhưng chúng có một lôgic nội tại đó là tâm trạng thông qua giấc mơ.
- Thời gian quá khứ hiện về theo giấc mơ là những sự kiện buồn bã về cõi B3 tiểu đoàn 27 năm xưa, các sự việc không theo trình tự nào cả mà theo trình tự trong giấc mơ của nhân vật Kiên.
Thời gian tự sự được bắt đầu từ một điểm giữa của chuyện.
Chọn điểm bắt đầu như vậy dĩ nhiên sẽ hứa hẹn một sự đảo tuyến dày đặc thông qua thời gian quá khứ.
Nỗi buồn chiến tranh là một dòng suối tâm trạng, dòng suối đó bắt nguồn từ những mạch ngầm khác nhau, tất cả đều làm đầy dòng chảy tâm trạng.
chỉ tìm được sự liên kết các sự kiện thông qua ký ức nhân vật.
Những trần thuật đơn là xương sống cơ bản tạo dựng cốt truyện. Mặc dù chúng có thể được xáo trộn, có thể được đan xen; nói cách khác chúng được lắp ghép từ nhiều mảnh.
sự lắp ghép này có khả năng kích thích tư duy và sáng tạo của độc giả, buộc người đọc phải lặn sâu vào tác phẩm, sống trong thế giới của nhân vật để khám phá.
- Nỗi buồn chiến tranh, có hai mạch vận động chính: mạch vận động sáng tạo của Kiên – quá trình hình thành bản thảo cuốn tiểu thuyết và mạch vận động tình yêu – kí ức về Phương.
- Lần theo dòng hồi ức của Kiên, có thể nhận ra 19 sự việc kể về nhân vật Phương, như sau:
A. Phương tuổi 17 (tr14. 4dòng).
B. Phương bỏ đi (tr74 - 75).
C. Gặp Phương đầu tiên sau chiến tranh (tr86 - 89).
D. Kiên đánh người tình của Phương (tr89).
E. Kỉ niệm tuổi 17 bên bờ sông (130 - 131).
F. Đoàn tàu bị bom ở ga Thanh Hoá (132).
G. Tình cảm đặc biệt của cha Kiên với Phương (144 - 146).
H. Chuyện tình của Kiên và Phương bên bờ hồ (147 - 155).
I. Những ám ảnh về Phương theo suốt đời lính của Kiên (156 - 159).
J. Cuộc chia tay vĩnh viễn với Phương (160 - 165).
K. Kỷ niệm với Phương tuổi 13 (181 – 184).
L. Tâm trạng Kiên những lúc Phương tiếp làng - chơi (184 - 186).
M. Ngày Kiên lên đường (186 - 201).
N. Kỷ niệm về Phương ở Đồ Sơn (202 - 207).
O. Đoàn tàu vào Vinh (207 - 209).
P. Tàu vào nhà ga Thanh Hoá (210 - 214).
Q. Những đổi thay trong căn phòng Phương (241 - 243).
R. Kí ức về những lần xem phim cùng Phương (244 - 246).
S. Bất hạnh đến với Phương (246 - 272).
Vận dụng mô hình xử lý thời gian của Genette chúng tôi đưa chúng về thời gian lịch sử (thời gian chuyện) theo thứ tự sau:
1.K - 2.N - 3.G - 4.A - 5.E - 6.H - 7.M - 8.O - 9.P - 10.F - 11.S - 12.I - 13.C - 14.D - 15.L - 16.Q - 17.R - 18.J - 19.B.
có một sự đảo lộn rất lớn trong trình tự của chúng
xếp chúng lại theo thời gian chuyện thì chúng có sự vận động về thời gian trước sau, từ khi Phương 13 tuổi đến khi Phương bỏ ra đi vĩnh viễn.
Chúng tôi thử mô hình hoá mối quan hệ giữa chúng như sau:
Trình tự trước sau của thời gian tự sự là:
4.A - 19.B - 13.C - 14.D - 5.E - 10.F - 3.G - 6.H - 12.I - 18.J - 1.K - 15.L - 7.M - 2.N - 8.O - 9.P - 16.Q - 17.R - 11.S.
Qua đó ta thấy rõ quá khứ, hiện tại, tương lai luôn đồng hiện; Bảo Ninh đã đưa mọi sự lên mặt bằng ngày hôm nay, đứng ở hiện tại để thấy có những vấn đề cần phán xét, nhìn nhận, đánh giá lại.
Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn và chiều sâu của tiểu thuyết.
Những thủ pháp sai trật tự, ngoái lại dệt nên trong tác phẩm của Bảo Ninh một mạng lưới tâm lí truyện kể được “xem như một ý thức về thời gian hoàn toàn rõ rệt và những mối liên hệ không mập mờ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai”(G.Genette).
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ
VÀ TẤT CẢ CÁC ANH CHỊ
ĐÃ QUAN TÂM LẮNG NGHE!
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH
THÀNH VIÊN CỦA NHÓM THUYẾT TRÌNH
NHÓM VĂN HỌC VIỆT NAM
- VÕ THỊ MỸ TUYÊN
- TRẦN THỊ YẾN
- VŨ THỊ KIM OANH
- TRƯƠNG HOÀNG VINH
Bài thuyết trình đã tham khảo các nguồn tư liệu sau:
1. Đào Duy Hiệp, Thời gian trong Thân phận của tình yêu, in trong Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo Dục, 2008.
2. Nguyễn Đăng Điệp, Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, in trong Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, 2007.
3. Nguyễn Thị Mai Liên, Hình tượng “con người – nạn nhân chiến tranh” trong hai tiểu thuyết: Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh, in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb GD, 2009.
4. Phạm Xuân Thạch, Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cấu đổi mới bút pháp, in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb GD, 2009.
5. Trần Quốc Hội, “Trình tự” trong thời gian nghệ thuật của Ăn mày dĩ vãng và Nỗi buồn chiến tranh - tiếp cận từ lý thuyết thời gian của Genette”, TCSH số 225 - 11 – 2007.
6. TS. Trần Huyền Sâm (biên soạn và giới thiệu), Những vấn đề lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn Học, 2010.
CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH:
I. KHÁI NIỆM THỜI GIAN TRẦN THUẬT THEO QUAN ĐIỂM CỦA GÉRARD GENETTE
I.1 Khái niệm thời gian trần thuật
I.2 Những dạng trần thuật cơ bản trong cấu trúc truyện kể:
II. NGHỆ THUẬT XỬ LÝ THỜI GIAN TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
II.1. Một cái nhìn bao quát về thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh
II.2 Nghệ thuật xử lí thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh
I. KHÁI NIỆM THỜI GIAN TRẦN THUẬT THEO QUAN ĐIỂM CỦA GÉRARD GENETTE
I.1 Khái niệm thời gian trần thuật
Genette đã gõ vào được “mật mã bí ẩn của một cấu trúc truyện kể”, đó chính là: thời gian trần thuật.
Ông đã chỉ ra độ lệch văn bản trên hai trục tọa độ của thời gian trong truyện kể. Đó là trục thời gian tuyến tính của cốt truyện và trục thời gian trần thuật mang tính phức hợp, chồng chéo lên nhau của cấu trúc diễn ngôn trần thuật.
- Tính phi đẳng thời hay độ lệch văn bản chính là năng lực tư duy về thời gian của tiểu thuyết trước nhu cầu cắt nghĩa, lý giải con người và hiện thực đa chiều.
Dưới quan điểm tự sự học, G. Genette đã định nghĩa thời gian như sau:
“Thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của cái được kể lại và thời gian của truyện kể, tức là thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt (temps du signifié et temps du signifiant)”
Như vậy, thời gian của tác phẩm được cấu thành hai lớp: Lớp thời gian trần thuật và lớp thời gian được trần thuật.
- Lớp thời gian trần thuật, chính là thời gian của truyện kể (le temps du récit);
- Lớp thời gian được trần thuật, chính là thời gian của cốt truyện, của câu chuyện (le temps de l’histoire).
Có thể hình dung lý thuyết của G.Genette qua công thức sau:
Récit = Histoire + Narration
(Trong đó, Récit là truyện kể, Histoire là câu chuyện, hay là cốt chuyện, Narration là sự trần thuật)
G.Genette xem thời gian là nhân tố trung chuyển từ cốt truyện (histoire) đến truyện kể (Récit), qua hành vi của sự trần thuật (narration).
Trong đó ông đã sử dụng khái niệm thời sai – để chỉ độ lệch giữa trình tự thời gian cốt truyện và thời gian kể chuyện, hay là thời gian trần thuật.
Chính độ lệch này đã quy chiếu đặc điểm thời gian trần thuật trong một cấu trúc văn bản.
I.2 Những dạng trần thuật cơ bản trong cấu trúc truyện kể:
1. La narration ultérieure, gọi là sự trần thuật đến sau
2. La narration antérieure, gọi là sự trần thuật đến trước
3. La narration simultanée, gọi là sự trần thuật đồng thời
4. La narration intercalée, gọi là sự trần thuật ở giữa
Bốn dạng thức trên được G. Genette phân tích qua ba phương diện cơ bản của truyện kể: trật tự thời gian, tốc độ thời gian và tần suất thời gian.
+ Trật tự thời gian tức thứ tự trên dưới, trước sau của văn bản nghệ thuật.
Sự không tương thích giữa thời gian của chuyện và thời gian truyện cho ta khoảng cách gọi là thời sai
Thời sai (anachronies) lại được chia thành 2 dạng là đảo thuật (còn gọi là hồi cố) và dự thuật (còn gọi là dự báo)
- Tốc độ thời gian tức là kể nhanh hay kể chậm, được thể hiện qua bốn hiện tượng: tóm lược, độ ngưng, lược thuật và cảnh tượng.
-Tần suất thời gian tức là kể lướt hay kể lặp, được biểu hiện qua các dạng: trần thuật đơn hay trần thuật phức hợp.
Mỗi cách xử lý sẽ mang lại hiệu quả nghệ thuật khác nhau, tác phẩm đạt được giá trị thế nào đó là do tài năng sáng tạo của họ.
Nỗi buồn chiến tranh đã mang lại vinh dự lớn cho Bảo Ninh.
Một trong những vấn đề tạo nên sự thành công đó theo chúng tôi chính là ở chỗ tác giả đã xử lý theo kết cấu đảo thuật thời gian, phá vỡ cấu trúc truyện truyền thống.
II. NGHỆ THUẬT XỬ LÝ THỜI GIAN TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
II.1. Một cái nhìn bao quát về thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh
II.1.1 Thời gian trật tự niên biểu
II.1.2. Sự sai trật tự niên biểu
II.1.3. Lối quay ngược
II.2 Nghệ thuật xử lí thời gian trong Nỗi buồn chiến tranh
- Thời gian liên quan đến nhân vật như: thời gian xuất hiện, thời gian hết xuất hiện, thời gian chết, thời gian bỏ đi
gọi chung là “Thời gian cái chết của nhân vật”
- Phần lớn nhân vật đều chết hoặc bỏ đi. Có cái chết cá nhân nhưng cũng có cái chết tập thể như: Thịnh “Nhớn”, Cừ, Vĩnh (trang11); Từ, Thanh, Vân (tr12)…
- Thời gian cái chết của các nhân vật phần lớn được nói tới cùng lúc mà thời gian nhân vật xuất hiện trong văn bản.
Phác họa lên bức tranh ảm đạm, bi thương về những cái chết do chiến tranh mang lại.
Cách xử lý để cái chết đến với nhân vật ngay thời điểm nhân vật xuất hiện nói lên những ám ảnh lớn lao của Kiên đối với quá khứ đồng thời nó phản ánh đúng bản chất của hồi ức, giấc mơ của nhân vật.
Thời gian hết xuất hiện trên văn bản của nhân vật phần lớn là lớn hơn thời gian của cái chết điều đó tạo ra tính đảo thuật lớn trong tác phẩm này.
- Hầu như trong Nỗi buồn chiến tranh không có sự kiện hành động mà chỉ là sự kiện tâm trạng hay nói cách khác tâm trạng về sự kiện.
- Từng sự việc được miêu tả như là những phần tử riêng lẻ, rời rạc nhưng chúng như có chất keo gắn kết hết sức chặt chẽ, mà tâm điểm của chúng chính là tâm trạng nhân vật Kiên.
- Có thể nhận thấy điều đó thể hiện ngay trong phần mở đầu tác phẩm. Chúng tôi tạm chia phần này thành các tương đương với các trần thuật đơn như sau:
A, hành trình của đội thu nhặt hài cốt (tr 5 - 6).
B, kí ức về B3 bị bao vây và tiêu diệt (7 - 10).
C, những ngày bài bạc (tr 10 - 13).
D, hút hồng ma (tr 13 – 15).
E, những hồn ma ở đèo Thăng Thiên (tr 15 – 17).
F, Can đào ngũ (tr 17 – 26).
G, xung quanh vụ thám báo và ba cô gái bị bỏ quên (tr 26 – 47)
- Các sự việc trong truyện kể được sắp xếp một cách ngẫu hứng lộn xộn, xuôi ngược, ngược xuôi. Nhưng chúng có một lôgic nội tại đó là tâm trạng thông qua giấc mơ.
- Thời gian quá khứ hiện về theo giấc mơ là những sự kiện buồn bã về cõi B3 tiểu đoàn 27 năm xưa, các sự việc không theo trình tự nào cả mà theo trình tự trong giấc mơ của nhân vật Kiên.
Thời gian tự sự được bắt đầu từ một điểm giữa của chuyện.
Chọn điểm bắt đầu như vậy dĩ nhiên sẽ hứa hẹn một sự đảo tuyến dày đặc thông qua thời gian quá khứ.
Nỗi buồn chiến tranh là một dòng suối tâm trạng, dòng suối đó bắt nguồn từ những mạch ngầm khác nhau, tất cả đều làm đầy dòng chảy tâm trạng.
chỉ tìm được sự liên kết các sự kiện thông qua ký ức nhân vật.
Những trần thuật đơn là xương sống cơ bản tạo dựng cốt truyện. Mặc dù chúng có thể được xáo trộn, có thể được đan xen; nói cách khác chúng được lắp ghép từ nhiều mảnh.
sự lắp ghép này có khả năng kích thích tư duy và sáng tạo của độc giả, buộc người đọc phải lặn sâu vào tác phẩm, sống trong thế giới của nhân vật để khám phá.
- Nỗi buồn chiến tranh, có hai mạch vận động chính: mạch vận động sáng tạo của Kiên – quá trình hình thành bản thảo cuốn tiểu thuyết và mạch vận động tình yêu – kí ức về Phương.
- Lần theo dòng hồi ức của Kiên, có thể nhận ra 19 sự việc kể về nhân vật Phương, như sau:
A. Phương tuổi 17 (tr14. 4dòng).
B. Phương bỏ đi (tr74 - 75).
C. Gặp Phương đầu tiên sau chiến tranh (tr86 - 89).
D. Kiên đánh người tình của Phương (tr89).
E. Kỉ niệm tuổi 17 bên bờ sông (130 - 131).
F. Đoàn tàu bị bom ở ga Thanh Hoá (132).
G. Tình cảm đặc biệt của cha Kiên với Phương (144 - 146).
H. Chuyện tình của Kiên và Phương bên bờ hồ (147 - 155).
I. Những ám ảnh về Phương theo suốt đời lính của Kiên (156 - 159).
J. Cuộc chia tay vĩnh viễn với Phương (160 - 165).
K. Kỷ niệm với Phương tuổi 13 (181 – 184).
L. Tâm trạng Kiên những lúc Phương tiếp làng - chơi (184 - 186).
M. Ngày Kiên lên đường (186 - 201).
N. Kỷ niệm về Phương ở Đồ Sơn (202 - 207).
O. Đoàn tàu vào Vinh (207 - 209).
P. Tàu vào nhà ga Thanh Hoá (210 - 214).
Q. Những đổi thay trong căn phòng Phương (241 - 243).
R. Kí ức về những lần xem phim cùng Phương (244 - 246).
S. Bất hạnh đến với Phương (246 - 272).
Vận dụng mô hình xử lý thời gian của Genette chúng tôi đưa chúng về thời gian lịch sử (thời gian chuyện) theo thứ tự sau:
1.K - 2.N - 3.G - 4.A - 5.E - 6.H - 7.M - 8.O - 9.P - 10.F - 11.S - 12.I - 13.C - 14.D - 15.L - 16.Q - 17.R - 18.J - 19.B.
có một sự đảo lộn rất lớn trong trình tự của chúng
xếp chúng lại theo thời gian chuyện thì chúng có sự vận động về thời gian trước sau, từ khi Phương 13 tuổi đến khi Phương bỏ ra đi vĩnh viễn.
Chúng tôi thử mô hình hoá mối quan hệ giữa chúng như sau:
Trình tự trước sau của thời gian tự sự là:
4.A - 19.B - 13.C - 14.D - 5.E - 10.F - 3.G - 6.H - 12.I - 18.J - 1.K - 15.L - 7.M - 2.N - 8.O - 9.P - 16.Q - 17.R - 11.S.
Qua đó ta thấy rõ quá khứ, hiện tại, tương lai luôn đồng hiện; Bảo Ninh đã đưa mọi sự lên mặt bằng ngày hôm nay, đứng ở hiện tại để thấy có những vấn đề cần phán xét, nhìn nhận, đánh giá lại.
Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn và chiều sâu của tiểu thuyết.
Những thủ pháp sai trật tự, ngoái lại dệt nên trong tác phẩm của Bảo Ninh một mạng lưới tâm lí truyện kể được “xem như một ý thức về thời gian hoàn toàn rõ rệt và những mối liên hệ không mập mờ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai”(G.Genette).
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ
VÀ TẤT CẢ CÁC ANH CHỊ
ĐÃ QUAN TÂM LẮNG NGHE!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Hoàng Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)