Thời đại đồ đồng ở Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Giang | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: thời đại đồ đồng ở Việt Nam thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

ThỜi ĐạI đỒ đỒnG Ở vIệT NaM
nHóM I
III. THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG Ở ViỆT NAM.
1. Khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ :
Những di tích được phát hiện vào khoảng cuối thiên niên kỉ thứ III đến cuối thiên niên kỉ thứ II TCN. Phân thành 3 giai đoạn chính: Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun.
Giai đoạn Phùng Nguyên:
Được đặt theo tên di chỉ Phùng Nguyên(Vĩnh Phú) có qui mô lớn, phát hiện năm 1959 với tổng diện tích là 3960m2.
Có 52 địa điểm thuộc giai đoạn Phùng Nguyên phân bố ở vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, nhiều nhất vùng hợp lưu sông Hồng, sông Đà, sông Lô…
Chủ yếu là di tích cồn đất ngoài trời, doi đất cao,dưới chân đồi núi. Đây là những di tích của làng mạc định cư đông đúc.
Các khu mộ địa thường nằm ngay trong khu cư trú. Mộ huyệt đất, đơn táng và công cụ đồ trang sức bằng đá và đồ gốm chôn theo.
Một số di chỉ cư trú có dấu vết của công xưởng chế tác đá như Hồng Đà(Vĩnh Phú), Tràng Kênh(Hải Phòng).
Đồ đá giai đoạn này rất phong phú về hình loại và số lượng. Công cụ, vũ khí có đủ các loại rìu, bôn, đục, dao ,lao, mũ khoan,bàn mài, bàn dập gốm…
Đồ trang sức bằng đá phong phú về số lượng cũng như kiểu dáng, chế tạo công phu.
Đồ gốm Phùng Nguyên rất dày đặc và đạt tới trình độ cao trong kĩ thuật chế tạo. Phần lớn được chế tạo bằng bàn xoay, một số ít được nặn bằng tay.
Hoa văn phong phú: văn thừng mịn, văn chải mịn, văn khắc vạch kết hợp chấm dải tạo thành những đồ án đối xứng, sinh động.
Về mô típ hoa văn: văn hình chữ S, văn hình tam giác đối xứng với các kiểu đơn, kép, ngang, dọc, nối tiếp nhau thành dải.
Về kiểu dáng: ngoài các loại nồi vò miệng lọc, đáy tròn, bát chân đế hình vành khăn có các loại hình mâm bồng chân đế cao và chõ.
Kiểu tay gốm: “chân giò”, “chạc gốm”.

Đồ đồng giai đoạn Phùng Nguyên thu được còn rất ít: một số cục xi đồng nhỏ như hạt ngô.
Giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên thuộc buổi đầu thời đại đồ đồng thau.
Dân cư: cư dân giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên đã bắt đầu làm chủ vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ đưa nông nghiệp lên ngành sản xuất chủ yếu. Họ định cư thành những làng xóm rộng lớn.
Thủ công nghiệp: phát triển mạnh.
Nghề dệt phát triển: dệt ra được những sợi vải nhỏ, mịn và săn.
Trình độ tư duy mỹ học, tư duy khoa học của chủ nhân văn hoá Phùng Nguyên phát triển cao hơn nhiều so với các thời kì trước.
b. Giai đoạn Đồng Đậu:
Đồng Đậu là tên một di tích ở xã Minh Tân(Vĩnh Phú) phát hiện năm 1961khai quật 3 lần với tổng diện tích là 550m2 .
Di tích này có tầng văn hoá dày gồm 3 giai đoạn phát trển của thời đại đồng thau ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đã phát hiện 15 di chỉ thuộc giai đoạn Đồng Đậu.
Về đồ đá: các loại rìu, bôn, bàn mài cơ bản cũng có những đặc trưng giống như giai đoạn Phùng Nguyên, nhưng loại rìu gần vuông giảm đi, loại riu dài thân mài mỏng tăng lên.
Đồ trang sức:
Vòng trang sức tương đối rõ nét, vòng cắt ngang hình chữ nhật dẹt giảm, vòng hình tam giác và chữ D tăng.
Hoa tai: hoa tai vuông 4 mấu phát triển thành hoa tai tròn với núm nhỏ và xuất hiện ống chuỗi hình gối quạ.
Đồ gốm:
Có thành dày và cứng hơn, độ nung cao, phổ biến là loại gốm màu xám.
Hoa văn: mô típ hình chữ S nhưng trang trí với phong cách mới, văn chỉ khuông nhạc thành các đồ án chữ S nối đuôi nhau, văn hình sâu đo và các kiêu dáng văn bện thừng…
Kiểu dáng: chân đế hình vành khăn thấp lùn hơn trước.
Đặc trưng: đồ đá đồng. Hiên vật tiêu biểu là rìu xoè cân, rìu hình chữ nhật và rìu lưỡi lệch, mũi lao, lao có ngạnh, mũi tên hình cánh én, dũa 4 góc nhọn cạnh thẳng hoặc lõm…
Giai đoạn Đồng Đậu là một bước phát triển tất yếu ,có qui luật trên cơ sở biến chuyển đã hình thành từ giai đoạn Phùng Nguyên. Có sự chuyển biến từ thấp đến cao, từ giai đoạn Phùng Nguyên sang giai đoạn Đồng Đậu đến Gò Mun, đó là sự phát triển liên tục, nối tiếp nhau. Giai đoạn Đồng Đậu thuộc trung kì thời đại đồng thau, tồn tại vào khoảng thiên niên kỉ thứ II TCN.
c. Giai đoạn Gò Mun:
Được gọi theo tên một địa điểm thuộc xã Tứ Xã(Vĩnh Phú) phát hiện năm 1961 khai quật 4 lần với tổng diện tích hơn 1000m2 .
Đã phát hiện 25 di tích, phạm vi phân bố cũng giống như phạm vi phân bố của các di tích thuộc hai giai đoạn văn hoá trước nhưng mở rộng hơn ở các vùng gò thấp ở ven sông Hồng, sông Cầu, sông Đáy…
Công cụ và vũ khí bằng đồng thau chiếm tỷ lệ trên 50% gồm:
Các loại mũi tên, mũi nhọn, giáo, lưỡi câu, dao, dây, kim, dùi, đục…
Loại rìu lưỡi xéo hoàn chỉnh, mũi rìu hơi chúc, lưỡi hơi cong.
Đồng thau đã được sử dụng làm lưỡi hái, vòng đeo tay
Loại giáo búp đa có họng tra cán và mũi tên hình lá là đặc trưng của đồ đồng trong giai đoạn Gò Mun.
Về đồ gốm:
Làm bằng bàn xoay có đô nung cao, trung bình khoảng 9000C, có mảnh được nung gần thành sành.
Hoa văn trang trí hình học hoá với các đường nét gấp khúc ,hình tam giác,hình bình hành ,hình chữ nhật,hình chữ S…Đặc biệt xuất hiện hoa văn hình chim cá…
Về hình dáng phổ biến loại nồi,vò miệng gãy gập,mặt trên thành miệng và gờ miệng được trang trí hoa văn.Chân đế bình,bát thấp hơn so với giai đoạn trước.
Đồ đá đã giảm sút nhưng kiểu dáng các loại rìu bôn không khác trước.
Đồ trang sức:vòng trang sức bằng đá ít dần chủ yếu là khuyên tai hình vành khăn dẹt được mài mỏng và loại khuyên tròn bốn mấu.
Giai đoạn văn hóa Gò Mun đã phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu của giai đoạn Đồng Đậu có tính chất chuẩn bị cho sự ra đời của giai đoạn văn hóa Đông Sơn.
Giai đoạn Gò Mun thuộc thời kỳ thời đại đồ đồng thau tồn tại vào khoảng cuối thiên niên kỷ II đến đầu thiên niên kỷ I TCN.
Cư dân:
Ở vùng lưu vực sông Hồng cư dân đã sống định cư lâu dài trên những gò đồi cao ở giữa vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Những khu cư trú có quy mô lớn tầng văn hóa dày.
Nông nghiệp:
Với những công cụ và vũ khí mới họ đã phát triển việc trồng lúa nước biến vùng này thành trung tâm trù phú.
Chăn nuôi trâu bò,lợn,chó,gà…phát triển.
Nghề săn bắn vẫn tồn tại.
Nghề đánh cá cũng tiếp hoàn thiện.
Nghề sản xuất thủ công nghiệp đạt được nhiều thành tựu nhất là nghề luyện kim đồng thau.
Chế độ phụ hệ đã được xác lập và ngày càng được củng cố.
Tín ngưỡng:thờ thần mặt trời,thờ sinh thực khí,người chết được chôn ngay trong khu di chỉ
Văn hóa:nghệ thuật tạo hình phát triển,tư duy thẩm mỹ cao qua cách phối trí hài hòa.
Sự phát triển của các giai đoạn Phùng Nguyên,Đồng Đậu và Gò Mun không chỉ có mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau mà còn có sự kế tục về truyền thống và có thể tìm nguồn gốc của chúng trong các nền văn hóa thuộc thời đại đồ đá trước đó trên đất nước ta.
2.Khu vực Bắc Trung Bộ( lưu vực sông Mã,sông Cả):
Trong thời đại đồ đồng cư dân vùng sông Mã,sông Cả,sông Chu và cả khu vực Bắc Trung Bộ phát triển liên tục từ thấp lên cao.Thời đại đồ đồng ở khu vực này chia thành ba giai đoạn phát triển,đó là:
-Giai đoạn Đông Khối-Hoa Lộc: tương đương với giai đoạn Phùng Nguyên,gồm hai nhóm di tích có phong cách khác nhau là nhóm di tích Đông Khối phân bố ở vùng trung du,đồng bằng sông Mã,sông Chu và nhóm di tích văn hóa Hoa Lộc phân bố ở vùng ven biển Thanh Hóa.
-Giai đoạn lớp dưới Thiệu Dương-Đan Nê:tương đương với giai đoạn Đồng Đậu,thuộc trung kỳ thời đại đồ đồng thau,phát triển và kế thừa những thành tựu văn hóa của giai đoạn Đông Khối-Hoa Lộc.Di chỉ Rú Cột(Nghệ An)là di tích tiêu biểu của giai đoạn này.
-Giai đoạn Qùy Chử-Rú Trăn:thuộc hậu kỳ thời đại đồng thau, thương đương với giai đoạn Gò Mun.Giai đoạn này bao gồm cả lớp mộ sớm Đông Sơn phát hiện và khai quật năm 1970 và các di tích Núi Nấp,Đồng Ngầm,Hoàng Lý,Thiệu Dương.Đến giai đoạn này đồ đá rất hiếm,chỉ có một số đồ trang sức bằng đá.Đồ gốm chỉ xuất hiện một số nồi minh khí.Giai đoạn này là cốt lõi để phát triển thành văn hóa Đông Sơn ở giai đoạn sau.
NhẬn XéT ^oo^
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)