Thơ Tố Hữu
Chia sẻ bởi Ngô Thị Hiền |
Ngày 21/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: thơ Tố Hữu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chương III:
TỐ HỮU (1920-2002)
Tố Hữu (1920-2002)
I, Vài nét về tiểu sử và con người
1, Tiểu sử.
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002) là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạngViệt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thiếu niên
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920, tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyệnQuảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. [1] Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 Ông gia nhập Đoàn thanh niên.
Hoạt động trong Đảng Cộng sản
Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Cuối 1941, ông vượt ngục (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy xã Hà Tân huyện Hà Trung Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế. Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:
1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này[1]. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất 9h15` ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
2. Con người.
- Là nhà thơ đã chọn con đường Cách mạng từ thời thanh niên, trải qua những năm tháng tù đày, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng. Ông quan niệm: "Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng ; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.“
- Ông cũng được đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê bình về các tác phẩm của mình thì thường có phản ứng rất quyết liệt (theo nhận định của Văn Cao thì chính lí do này khiến ông bị nghi hoặc là có liên quan đến việc đẩy mạnh dập tắt phong trào Nhân văn-Giai phẩm và không được nhiều cảm tình từ phía các nghệ sĩ khác).
Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn là một nhà chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông) hay Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn).
II, Con đường thơ của Tố Hữu.
1, Từ ấy, tập thơ đầu (1937-1946)
Từ ấy là tập thơ đầu của nhà thơ Việt Nam Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng 10 năm kéo dài từ 1937 đến 1946. Phần lớn các bài thơ trong tập được đăng trên báo chí công khai và bí mật từ những năm 1938, được tập hợp lại và xuất bản lần đầu năm 1946 với nhan đề Thơ, và năm 1959 tái bản có sửa chữa, bổ sung, dưới tên gọi "Từ ấy".
Từ ấy gồm 71 bài thơ tập hợp trong 3 phần tương ứng với ba giai đoạn lịch sử: Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài), ghi lại một thời kỳ lịch sử cách mạng của nhân dân Việt Nam, thông qua chặng đường hoạt động 10 năm của người thanh niên cộng sản Tố Hữu.
Máu lửa
Máu lửa bao gồm trong đó 27 bài thơ được sáng tác trong khoảng 2 năm (từ cuối năm 1937 đến đầu năm 1939). Trong thời gian này,Mặt trận Dân chủ Đông Dương đang phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đồng thời đây cũng là những năm tháng mà trên thế giới, phong trào chống phát xít, bảo vệ dân chủ và hòa bình thế giới diễn ra sôi nổi. Với riêng tác giả Tố Hữu, giai đoạn này cũng là lúc bước vào tuổi thanh niên, được gặp gỡ lý tưởng cộng sản và trở thành một người chiến sĩ hăng hái, một người lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế. Phần Máu lửa cho thấy nội dung chủ đạo là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành thị[1]. Đó là em bé mồ côi (bài Hai đứa trẻ), chị vú em phải bỏ con ở quê nhà đói lạnh để ôm con của chủ (bài Vú em), ông lão đầy tớ, cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang (bài Trên dòng Hương Giang) v.v. Niềm cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước đường đến với cách mạng.
Không chỉ có tình cảm với người lao động trong nước, lý tưởng cộng sản quốc tế phản ánh trong phần Máu lửa thông qua cả những tiếng nói chống chiến tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại.
Với riêng nhà thơ, Máu lửa biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ Từ ấy là một điển hình.
Xiềng xích
Phần Xiềng xích gồm 21 bài sáng tác trong thời gian tác giả bị giam tại nhà tù đế quốc từ tháng 4 năm 1939 đến tháng ba năm 1942. Phần này như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở ngại[1]. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn (bài Con cá chột nưa, Tranh đấu); là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường (bài Trăng trối); là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù (bài Một tiếng rao đêm, Nhớ người, Nhớ đồng); là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kỳ (bàiBà má Hậu Giang); là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết[1] (bài Dậy mà đi, Dậy lên thanh niên) v.v.
Giải phóng
Giải phóng gồm 14 bài, sáng tác trong những năm từ 1942 đến 1946. Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ Tố Hữu trong giai đoạn này là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp-Nhật (bài Tiếng hát trên đê, Đói! Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài Xuân đến); là niềm say sưa ca niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do (bài Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt) v.v.
Giá trị nghệ thuật
Với tất cả những chủ đề có trong thi tập, theo Đặng Thai Mai, Từ ấy là tiếng nói cáo trạng nhân danh phẩm giá của con người lao khổ; nhân danh chủ nghĩa nhân đạo để chống với một chế độ tàn bạo; nhân danh cái đẹp của thiên nhiên và của nghệ thuật, của chân lý và của công lý để phản kháng với cái xấu, cái giả dối; nhân danh cái mới để chống lại cái lạc hậu. Đó cũng là bản quyết tâm thư của một chiến sĩ cách mạng không do dự trước nhiệm vụ, khó khăn, lao tù, súng gươm và sự tra tấn của kẻ thù, không tuyệt vọng trên những bước đường thử thách đau đớn nhất.
Ở phương diện nghệ thuật, Từ ấy trở thành một trong những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đã kết hợp được giữa nghệ thuật và cách mạng, giữa người chiến sĩ và thi sĩ, góp phần vào tiến trình đổi mới thi ca hiện đại Việt Nam[
Bài thơ: Từ ấy- Tố Hữu
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
2, Việt Bắc (1947-1954)
Việt Bắc là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, hầu hết trong đó là các bài thơ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp và đã được xuất bản trên báo chí trước khi in thành tập lần đầu tiên vào năm 1954.
Việt Bắc là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, hầu hết trong đó là các bài thơ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp và đã được xuất bản trên báo chí trước khi in thành tập lần đầu tiên vào năm 1954.
Kết cấu
- Trong lần in đầu tiên năm 1954, tập thơ Việt Bắc gồm 24 bài với bài đầu tiên là Cá nước, sáng tác năm 1947, và kết thúc với bài Lại về, sáng tác năm 1954. Tập thơ cũng có 6 bài thơ dịch, bao gồm thơ của Louis Aragon (Pháp), Konstantin Mikhailovich Simonov(Nga), thơ kháng chiến của Nam Tư và thơ tuyệt mệnh của ông bà Rosenberg (Mỹ).
Trong những lần in sau đó, tập thơ Việt Bắc được bổ sung thêm 4 bài Đêm xanh, Lạnh lạt, Tình khoai sắn, Trường tôi, sáng tác vào năm 1946.
Các bài thơ trong thi tập sử dụng nhiều thể thơ như thơ tự do, thơ ngũ ngôn, đặc biệt là các thể thơ dân tộc như thơ lục bát và thơ xen song thất lục bát.
Đặc điểm nghệ thuật
Là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng (theo Đặng Thai Mai), tập thơ Việt Bắc phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến. Đó là tiếng hát mở đường (bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài Voi); nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (bài Bà bủ); chiến thắng Việt Bắc (bài Cá nước); nguồn sáng nơi căn nhà của cụ Hồ (bài Sáng tháng năm); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài Lên Tây Bắc); niềm hân hoan trước chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài Ta đi tới); nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước giã từ thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc) v.v.
- Một trong những điểm nổi bật của tập thơ Việt Bắc là sự khắc họa chân thực những nhân vật văn học đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến, những con người mới của thời đại mới, mà nổi bật trong đó là hình ảnh Hồ Chí Minh[1] hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc. Tuy vậy, tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa được nhìn thấy.
[sửa]Giải thưởng
Trích trong bài thơ: Việt Bắc – Tố Hữu
…
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày Xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
…
3, Tập Gió Lộng.
Gió lộng là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến 1961 .
Hoàn cảnh lịch sử
Tập thơ được Tố Hữu viết trong khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang tiếp tục đấu tranh chống Mỹ. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: "Gió lộng đường khơi rộng đất trời“.
Nội dung tập thơ
Tập thơ Gió Lộng "khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con ngườiViệt Nam đương thời: niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ Quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em.“
Nghệ thuật
Tập thơ mang đậm cảm hứng lãng mạn cùng khuynh hướng sử thi và thể hiện một cái tôi công dân.
4, Thơ Tố Hữu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ: Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972- 1977).
Ra trận gồm 31 bài, máu và hoa có 13 bài, hai tập thơ là chặng đường Tố Hữu trong một thời kì đau thương và hào hùng bậc nhất của lịch sử dân tộc: cuộc kháng chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, giành thống nhất đất nước.
Ý thức về lịch sử và truyền thống dân tộc đã trở thành cảm hứng thường trực trong thơ Tố Hữu thời kì này, tạo cho những bài thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ âm vang lịch sử và âm hưởng trang nghiêm, hào hùng.
Trong thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Mĩ, nổi bật là hình tượng Tổ quốc và con người Việt Nam. Hình dung về Tổ quốc, không chỉ là núi sông trời biển hùng vĩ “ chân Trường Sơn đạp sóng Thái Bình”, mà Tố Hữu nhấn mạnh đến sức sống bền bỉ, mãnh liệt và kì diệu của đất nước, con người vượt lên để chiến thắng đau thương, sự phá hủy, hủy diệt của kẻ thù.
Bác Hồ là một đề tài và nguồn cảm hứng lớn trong nhiều chặng đường sáng tác của Tố Hữu. ở tập thơ Ra trận tác giả viết về Bác đó cũng là những tác phẩm xuất sắc nhất viết về Bác Hồ.
Theo chân Bác là bản trường ca tái hiện cuộc đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong một thời kì lịch sử hơn nửa thế kỉ đầy biến động nhiều đau thương nhưng cúng rất đỗi hào hùng với những bước ngoặt trọng đại của dân tộc và thời đại.
Năm 1973, sau hiệp định Pari, Tố Hữu có chuyến đi dọc tuyến Trường Sơn vào chiến trường |Đông Nam Bộ, được tận mắt chứng kiến cuộc sống chiến đấu gian khổ và anh hùng của chiến sĩ và đồng bào ta trên tuyến lớn.
Thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mĩ thiên hẩn về khuynh hướng sử thi và chất chính luận- thời sự, nhiều khi vươn tới âm hưởng hùng ca, kết hợp cảm hững trữ tình với chất suy tưởng triết lí, nhất là bài thơ cuối giai đoạn chiến tranh và sau ngày hoàn toàn thắng.
5, Thơ Tố Hữ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Một tiếng đờn (1979-1992) và ta với ta (1992-1999)
Đây là hai tập thơ thuopcj chặng đường cuối cùng của Tố Hữu , khi nhà thơ đi qua nhiều biến cố, thử thách và những thăng trầm trong cuộc đời một người cách mạng. Đặc biệt đây cũng là những năm tháng biến độngcủa đất nước và trên thế giới, tất cả điều đó không thể không chi phối và để lại dấu ấn trong thơ Tố Hữu. Khuynh hướng trữ tình chính trị với sự nhạy cảm trước các vấn đề thời sự vẫn dễ nhận ra như một nét ổn định trong thơ Tố Hữu.
Thơ Tố hữu ở chặng đường này vẫn thể hiện sự nhất quán một con đường thơ, dù đã diễn ra nhiều biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội và văn học. Tuy nhiên dễ nhận thấy những vấn đề bức xúc của đời sống, những trăn trở, suy tư, những đòi hỏi về tinh thần của con người ngày hôm nay còn ít có âm vang và in dấu trong thơ Tố Hữu thời kì này.
III, phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
1, Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
- Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ, làm thơ trước hết là phải phục vụ sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng của Đảng. Trong thơ Tố Hữu từ trước đến sau, dù đề tài, nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tưởng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ. Với Tố Hữu, “ tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ (…) là để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi” (Chế Lan Viên)
-Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng. Đặc biệt ở những bước ngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu thường vang ứng nhạy bén và dào dạt cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, được sự đồng cảm và hưởng ứng rộng rãi của đông đảo công chúng. Xuân Diệu khẳng định “ Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình ”. Thơ Tố Hữu đã kế tục dòng thơ cách mạng đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, thơ của các chiến sĩ cộng sản lớp trước ờ nửa đầu những năm 30 nhưng đã được đổi mới trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hóa thơ ca đương thời, đem đến cho văn học cách mạng một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung, mới mẻ và tràn đầy cảm hứng lãng mạn, đã mở ra một khuynh hướng lớn và có vị trí chủ đạo – khuynh hướng trữ tình chính trị – trong suốt mấy chục năm của nền thơ hiện đại Việt Nam.
2. Nội dung thơ trữ tình chính trijtrong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi.
-Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu nhất là ở những thời kì sau, kể từ cuối tập Việt Bắc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau càng trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mĩ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng. Do khuynh hướng cảm hứng ấy mà thơ Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ
3, Giọng điệu đặc trưng của Tố Hữu .
- Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy có phần là do được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết ngọt ngào của quê hương. Nhưng nó cũng được xuất phát từ một quan niệm của nhà thơ : “ Thơ là chuyện đồng điệu ( … ), thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí ’’. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch.
4. Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là trong nghệ thuật biểu hiện.
- Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chích trị, đạo lí cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Về thể thơ, Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc ( như lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ ) và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc. Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc. Nghệ thuật thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
IV, Kết luận.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc nhất của nền văn học cách mạng trong thời đại mới suốt thế kỉ, thơ Tố Hữu đã thể hiện trong đời sống cách mạng và đời sống văn học của dân tộc ta như một hiện tượng tinh thần có sức thu hút và cổ vũ lớn lao với hàng triệu người. Đó là sự thành công và niềm vinh dự mà không nhiều nhà thơ đạt được. Sức thu hút to lớn của thơ Tố Hữu chính là ở niềm say mê lí tưởng, ở những tình cảm chân thành và năng lực truyền cảm mạnh mẽ cùng với nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. Mặc dù ngày nay vị trí thơ của Tố Hữu đã thay đổi trong sự tiếp nhận của công chúng văn học, nhưng thơ ông vẫn là chứng tích nghệ thuật phản ánh diện mạo tinh thần chung của một thời kì lịc sử hào hùng, đau thương nhưng sáng ngời của dân tộc.
TỐ HỮU (1920-2002)
Tố Hữu (1920-2002)
I, Vài nét về tiểu sử và con người
1, Tiểu sử.
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002) là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạngViệt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thiếu niên
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920, tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyệnQuảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. [1] Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 Ông gia nhập Đoàn thanh niên.
Hoạt động trong Đảng Cộng sản
Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Cuối 1941, ông vượt ngục (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy xã Hà Tân huyện Hà Trung Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế. Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:
1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này[1]. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất 9h15` ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
2. Con người.
- Là nhà thơ đã chọn con đường Cách mạng từ thời thanh niên, trải qua những năm tháng tù đày, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng. Ông quan niệm: "Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng ; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.“
- Ông cũng được đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê bình về các tác phẩm của mình thì thường có phản ứng rất quyết liệt (theo nhận định của Văn Cao thì chính lí do này khiến ông bị nghi hoặc là có liên quan đến việc đẩy mạnh dập tắt phong trào Nhân văn-Giai phẩm và không được nhiều cảm tình từ phía các nghệ sĩ khác).
Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn là một nhà chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông) hay Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn).
II, Con đường thơ của Tố Hữu.
1, Từ ấy, tập thơ đầu (1937-1946)
Từ ấy là tập thơ đầu của nhà thơ Việt Nam Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng 10 năm kéo dài từ 1937 đến 1946. Phần lớn các bài thơ trong tập được đăng trên báo chí công khai và bí mật từ những năm 1938, được tập hợp lại và xuất bản lần đầu năm 1946 với nhan đề Thơ, và năm 1959 tái bản có sửa chữa, bổ sung, dưới tên gọi "Từ ấy".
Từ ấy gồm 71 bài thơ tập hợp trong 3 phần tương ứng với ba giai đoạn lịch sử: Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài), ghi lại một thời kỳ lịch sử cách mạng của nhân dân Việt Nam, thông qua chặng đường hoạt động 10 năm của người thanh niên cộng sản Tố Hữu.
Máu lửa
Máu lửa bao gồm trong đó 27 bài thơ được sáng tác trong khoảng 2 năm (từ cuối năm 1937 đến đầu năm 1939). Trong thời gian này,Mặt trận Dân chủ Đông Dương đang phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đồng thời đây cũng là những năm tháng mà trên thế giới, phong trào chống phát xít, bảo vệ dân chủ và hòa bình thế giới diễn ra sôi nổi. Với riêng tác giả Tố Hữu, giai đoạn này cũng là lúc bước vào tuổi thanh niên, được gặp gỡ lý tưởng cộng sản và trở thành một người chiến sĩ hăng hái, một người lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế. Phần Máu lửa cho thấy nội dung chủ đạo là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành thị[1]. Đó là em bé mồ côi (bài Hai đứa trẻ), chị vú em phải bỏ con ở quê nhà đói lạnh để ôm con của chủ (bài Vú em), ông lão đầy tớ, cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang (bài Trên dòng Hương Giang) v.v. Niềm cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước đường đến với cách mạng.
Không chỉ có tình cảm với người lao động trong nước, lý tưởng cộng sản quốc tế phản ánh trong phần Máu lửa thông qua cả những tiếng nói chống chiến tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại.
Với riêng nhà thơ, Máu lửa biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ Từ ấy là một điển hình.
Xiềng xích
Phần Xiềng xích gồm 21 bài sáng tác trong thời gian tác giả bị giam tại nhà tù đế quốc từ tháng 4 năm 1939 đến tháng ba năm 1942. Phần này như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở ngại[1]. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn (bài Con cá chột nưa, Tranh đấu); là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường (bài Trăng trối); là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù (bài Một tiếng rao đêm, Nhớ người, Nhớ đồng); là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kỳ (bàiBà má Hậu Giang); là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết[1] (bài Dậy mà đi, Dậy lên thanh niên) v.v.
Giải phóng
Giải phóng gồm 14 bài, sáng tác trong những năm từ 1942 đến 1946. Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ Tố Hữu trong giai đoạn này là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp-Nhật (bài Tiếng hát trên đê, Đói! Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài Xuân đến); là niềm say sưa ca niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do (bài Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt) v.v.
Giá trị nghệ thuật
Với tất cả những chủ đề có trong thi tập, theo Đặng Thai Mai, Từ ấy là tiếng nói cáo trạng nhân danh phẩm giá của con người lao khổ; nhân danh chủ nghĩa nhân đạo để chống với một chế độ tàn bạo; nhân danh cái đẹp của thiên nhiên và của nghệ thuật, của chân lý và của công lý để phản kháng với cái xấu, cái giả dối; nhân danh cái mới để chống lại cái lạc hậu. Đó cũng là bản quyết tâm thư của một chiến sĩ cách mạng không do dự trước nhiệm vụ, khó khăn, lao tù, súng gươm và sự tra tấn của kẻ thù, không tuyệt vọng trên những bước đường thử thách đau đớn nhất.
Ở phương diện nghệ thuật, Từ ấy trở thành một trong những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đã kết hợp được giữa nghệ thuật và cách mạng, giữa người chiến sĩ và thi sĩ, góp phần vào tiến trình đổi mới thi ca hiện đại Việt Nam[
Bài thơ: Từ ấy- Tố Hữu
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
2, Việt Bắc (1947-1954)
Việt Bắc là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, hầu hết trong đó là các bài thơ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp và đã được xuất bản trên báo chí trước khi in thành tập lần đầu tiên vào năm 1954.
Việt Bắc là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, hầu hết trong đó là các bài thơ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp và đã được xuất bản trên báo chí trước khi in thành tập lần đầu tiên vào năm 1954.
Kết cấu
- Trong lần in đầu tiên năm 1954, tập thơ Việt Bắc gồm 24 bài với bài đầu tiên là Cá nước, sáng tác năm 1947, và kết thúc với bài Lại về, sáng tác năm 1954. Tập thơ cũng có 6 bài thơ dịch, bao gồm thơ của Louis Aragon (Pháp), Konstantin Mikhailovich Simonov(Nga), thơ kháng chiến của Nam Tư và thơ tuyệt mệnh của ông bà Rosenberg (Mỹ).
Trong những lần in sau đó, tập thơ Việt Bắc được bổ sung thêm 4 bài Đêm xanh, Lạnh lạt, Tình khoai sắn, Trường tôi, sáng tác vào năm 1946.
Các bài thơ trong thi tập sử dụng nhiều thể thơ như thơ tự do, thơ ngũ ngôn, đặc biệt là các thể thơ dân tộc như thơ lục bát và thơ xen song thất lục bát.
Đặc điểm nghệ thuật
Là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng (theo Đặng Thai Mai), tập thơ Việt Bắc phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến. Đó là tiếng hát mở đường (bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài Voi); nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (bài Bà bủ); chiến thắng Việt Bắc (bài Cá nước); nguồn sáng nơi căn nhà của cụ Hồ (bài Sáng tháng năm); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài Lên Tây Bắc); niềm hân hoan trước chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài Ta đi tới); nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước giã từ thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc) v.v.
- Một trong những điểm nổi bật của tập thơ Việt Bắc là sự khắc họa chân thực những nhân vật văn học đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến, những con người mới của thời đại mới, mà nổi bật trong đó là hình ảnh Hồ Chí Minh[1] hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc. Tuy vậy, tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa được nhìn thấy.
[sửa]Giải thưởng
Trích trong bài thơ: Việt Bắc – Tố Hữu
…
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày Xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
…
3, Tập Gió Lộng.
Gió lộng là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến 1961 .
Hoàn cảnh lịch sử
Tập thơ được Tố Hữu viết trong khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang tiếp tục đấu tranh chống Mỹ. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: "Gió lộng đường khơi rộng đất trời“.
Nội dung tập thơ
Tập thơ Gió Lộng "khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con ngườiViệt Nam đương thời: niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ Quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em.“
Nghệ thuật
Tập thơ mang đậm cảm hứng lãng mạn cùng khuynh hướng sử thi và thể hiện một cái tôi công dân.
4, Thơ Tố Hữu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ: Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972- 1977).
Ra trận gồm 31 bài, máu và hoa có 13 bài, hai tập thơ là chặng đường Tố Hữu trong một thời kì đau thương và hào hùng bậc nhất của lịch sử dân tộc: cuộc kháng chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, giành thống nhất đất nước.
Ý thức về lịch sử và truyền thống dân tộc đã trở thành cảm hứng thường trực trong thơ Tố Hữu thời kì này, tạo cho những bài thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ âm vang lịch sử và âm hưởng trang nghiêm, hào hùng.
Trong thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Mĩ, nổi bật là hình tượng Tổ quốc và con người Việt Nam. Hình dung về Tổ quốc, không chỉ là núi sông trời biển hùng vĩ “ chân Trường Sơn đạp sóng Thái Bình”, mà Tố Hữu nhấn mạnh đến sức sống bền bỉ, mãnh liệt và kì diệu của đất nước, con người vượt lên để chiến thắng đau thương, sự phá hủy, hủy diệt của kẻ thù.
Bác Hồ là một đề tài và nguồn cảm hứng lớn trong nhiều chặng đường sáng tác của Tố Hữu. ở tập thơ Ra trận tác giả viết về Bác đó cũng là những tác phẩm xuất sắc nhất viết về Bác Hồ.
Theo chân Bác là bản trường ca tái hiện cuộc đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong một thời kì lịch sử hơn nửa thế kỉ đầy biến động nhiều đau thương nhưng cúng rất đỗi hào hùng với những bước ngoặt trọng đại của dân tộc và thời đại.
Năm 1973, sau hiệp định Pari, Tố Hữu có chuyến đi dọc tuyến Trường Sơn vào chiến trường |Đông Nam Bộ, được tận mắt chứng kiến cuộc sống chiến đấu gian khổ và anh hùng của chiến sĩ và đồng bào ta trên tuyến lớn.
Thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mĩ thiên hẩn về khuynh hướng sử thi và chất chính luận- thời sự, nhiều khi vươn tới âm hưởng hùng ca, kết hợp cảm hững trữ tình với chất suy tưởng triết lí, nhất là bài thơ cuối giai đoạn chiến tranh và sau ngày hoàn toàn thắng.
5, Thơ Tố Hữ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Một tiếng đờn (1979-1992) và ta với ta (1992-1999)
Đây là hai tập thơ thuopcj chặng đường cuối cùng của Tố Hữu , khi nhà thơ đi qua nhiều biến cố, thử thách và những thăng trầm trong cuộc đời một người cách mạng. Đặc biệt đây cũng là những năm tháng biến độngcủa đất nước và trên thế giới, tất cả điều đó không thể không chi phối và để lại dấu ấn trong thơ Tố Hữu. Khuynh hướng trữ tình chính trị với sự nhạy cảm trước các vấn đề thời sự vẫn dễ nhận ra như một nét ổn định trong thơ Tố Hữu.
Thơ Tố hữu ở chặng đường này vẫn thể hiện sự nhất quán một con đường thơ, dù đã diễn ra nhiều biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội và văn học. Tuy nhiên dễ nhận thấy những vấn đề bức xúc của đời sống, những trăn trở, suy tư, những đòi hỏi về tinh thần của con người ngày hôm nay còn ít có âm vang và in dấu trong thơ Tố Hữu thời kì này.
III, phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
1, Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
- Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ, làm thơ trước hết là phải phục vụ sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng của Đảng. Trong thơ Tố Hữu từ trước đến sau, dù đề tài, nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tưởng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ. Với Tố Hữu, “ tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ (…) là để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi” (Chế Lan Viên)
-Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng. Đặc biệt ở những bước ngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu thường vang ứng nhạy bén và dào dạt cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, được sự đồng cảm và hưởng ứng rộng rãi của đông đảo công chúng. Xuân Diệu khẳng định “ Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình ”. Thơ Tố Hữu đã kế tục dòng thơ cách mạng đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, thơ của các chiến sĩ cộng sản lớp trước ờ nửa đầu những năm 30 nhưng đã được đổi mới trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hóa thơ ca đương thời, đem đến cho văn học cách mạng một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung, mới mẻ và tràn đầy cảm hứng lãng mạn, đã mở ra một khuynh hướng lớn và có vị trí chủ đạo – khuynh hướng trữ tình chính trị – trong suốt mấy chục năm của nền thơ hiện đại Việt Nam.
2. Nội dung thơ trữ tình chính trijtrong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi.
-Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu nhất là ở những thời kì sau, kể từ cuối tập Việt Bắc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau càng trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mĩ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng. Do khuynh hướng cảm hứng ấy mà thơ Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ
3, Giọng điệu đặc trưng của Tố Hữu .
- Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy có phần là do được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết ngọt ngào của quê hương. Nhưng nó cũng được xuất phát từ một quan niệm của nhà thơ : “ Thơ là chuyện đồng điệu ( … ), thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí ’’. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch.
4. Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là trong nghệ thuật biểu hiện.
- Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chích trị, đạo lí cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Về thể thơ, Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc ( như lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ ) và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc. Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc. Nghệ thuật thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
IV, Kết luận.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc nhất của nền văn học cách mạng trong thời đại mới suốt thế kỉ, thơ Tố Hữu đã thể hiện trong đời sống cách mạng và đời sống văn học của dân tộc ta như một hiện tượng tinh thần có sức thu hút và cổ vũ lớn lao với hàng triệu người. Đó là sự thành công và niềm vinh dự mà không nhiều nhà thơ đạt được. Sức thu hút to lớn của thơ Tố Hữu chính là ở niềm say mê lí tưởng, ở những tình cảm chân thành và năng lực truyền cảm mạnh mẽ cùng với nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. Mặc dù ngày nay vị trí thơ của Tố Hữu đã thay đổi trong sự tiếp nhận của công chúng văn học, nhưng thơ ông vẫn là chứng tích nghệ thuật phản ánh diện mạo tinh thần chung của một thời kì lịc sử hào hùng, đau thương nhưng sáng ngời của dân tộc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)