THO NHUONG

Chia sẻ bởi Mai Văn Nguyên | Ngày 23/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: THO NHUONG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Độ chua của đất
Các loai độ chua của đất phù thuộc vào bản chất của cation mà chia ra làm 2 loại
Độ chua hoạt động : đây là loại rây nên bởi H+ có trong dung dịch đất để diễn tả độ chua của đất ta kí hiệu pH của đất = -Log[H+]
Đất có phản ứng trung tính thì pH=7, pH<7 là đất chua ph>7 là đất kềm
Độ chua của đất
Hàm lượng H+ trong dung dịch càng nhiều thì đất càng chua
Độ chua ảnh hưởng đến rể cây và vi sinh vật sống trong đất
Độ chua của đất
Độ chua tiềm tang :là do H+ và Al3+ bám trên bề mặt gây nên, tùy thuộc vào lực hút bám và khả năng đẩy vào dung dịch của các ion đó khác nhau mà người ta chia ra làm :
Độ chua trao đổi : là độ chua tiềm tang xuất hiện khi sùng một muối trung tính (KCl) tác động vào đất trong một thời giang nhất định để trao đổi H+ và Al3+ ra dung dịch cho nên độ chua trao đổi còn khí hiêu là pHKCl


Độ chua của đất
Nói chung cùng một loại đất thì pHKCL< pHH2O
Độ chua thủy phân : là độ chua tiềm tàng xuất hiện khi tác động vào đất một muối acid yếu và một bazo mạnh nó là độ chua lớn nhất vì nó bao gồm cả pHKCl và pHH2O người ta thường dùng độ chua này để tính CEC và tính lượng phân bón để cải tạo đất chua
pH của đất
pH của đất có ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây
Phản ứng đất ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh vật trong đất và hoạt động của chung quan hệ chặt chẽ với sự phân giải chất hữu cơ và sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng như đạm và lưu huỳnh trong đất
Nói chung phạm vi thích ứng của pH đất đối với các loại thực vật rất rộng nhưng cũng có một số yêu cầu chặt chẽ : chúng chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở những loại đất nhất định
vd: cây chè chỉ thích nghi ở những đất chua cho nên chúng là chỉ thị của đất chua
Điện thế oxi hóa khử
Oxy hoá khử là quá trình diễn ra phổ biến trong đất, đặc biệt là đất lúa nước. Quá trình này giữ một vai trò quan trọng đối với độ phì nhiêu đất
Oxy hoá là kết hợp với oxy hay mất hydro. Trái lại khử oxy là mất oxy hay kết hợp với hyđro. Quá trình oxy hoá khử cũng liên quan đến sự chuyển dịch điện tử (electron)… Các chất oxy hoá (ký hiệu là ox) là những chất nhận điện tử
Điện thế oxi hóa khử
Quá trình chất oxy hoá nhận điện tử gọi là quá trình khử. Các chất khử (ký hiệu là Red) là những chất cho điện tử, quá trình chất khử cho điện tử là quá trình oxy hoá.
Cả hệ thống oxy hoá khử ký hiệu là Redox.
Trong một phản ứng cụ thể chất oxy hoá và chất khử tạo thành cặp oxy hoá khử và được gọi là một hệ thống oxy hoá - khử trong đất.
Ví dụ:
Trong đất có các chất oxy hoá là O2, NO3-, Fe3+, Mn4+, Mn3+, Cu2+ và vi sinh vật hiếu khí.


Điện thế oxi hóa khử
Những chất khử là H2, Fe2+, Mn2+, Cu+ vi sinh vật yếm khí và các sản phẩm phân giải xác hữu cơ trong điều kiện yếm khí.
Tất cả các phản ứng oxy hoá khử đều có sự tham gia của vi sinh vật
Dù trong điều kiện oxy hoá hay điều kiện khử oxy, chất hữu cơ vẫn được phân huỷ chỉ khác nhau về tốc độ phản ứng và sản phẩm
Điện thế oxi hóa khử
phân giải:
Ảnh hưởng của trạng thái oxy hoá khử đến các dạng sản phẩm
Phân giải xác hữu cơ
Thành phần chất hữu cơ Sản phẩm oxy hoá (ox) Sản phẩm khử (Red)
Cường độ oxy hoá khử được xác định bằng điện thế oxy hoá khử, ký hiệu Eh, đơn vị là milivon (mV), tính theo công thức:
Eh (mV) = Eo + 59/ n.lg (ox)/ (red)


Điện thế oxi hóa khử
Trong đó Eo là điện thế tiêu chuẩn, nghĩa là điện thế phát sinh ở các điện cực nằm trong dung dịch có chất oxy hoá và chất khử oxy nồng độ 1N và là hằng số với mỗi hệ oxy hoá khử.
Ví dụ:
Còn [ox] là nồng độ đương lượng của chất oxy hoá
[Red] là nồng độ đương lượng của chất khử
Ví dụ: trong đất cụ thể nào đó có [Fe2+] = 0,1 N và [Fe3+] = 0,001 N thì
Eh = 770 + 59 lg0,001/ 0,1 = 625 mV

Điện thế oxy hóa khử
Hiện nay để xác định Eh đất người ta thường dùng các máy đo (Eh meter) cho kết quả nhanh và chính xác hơn việc xác định nồng độ các chất oxy hoá, khử.


Độ dẫn điện của dung dịch
Nước mưa trước khi nhập vào đất đã chứa một lượng nhỏ các chất hoà tan và các khí như O2, CO2, N2, NH3. Như vậy nước mưa không tinh khiết, thực ra nó là một dung dịch. Khi thấm vào đất, nước mưa tiếp tục hoà tan thêm một số chất nữa trong thể rắn của đất và tạo thành dung dịch đất.
Dung dịch đất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất và độ phì nhiêu của đất.
Độ dẫn điện của dung dịch
Dung dịch đất là bộ phận linh hoạt nhất. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành đất, vào các phản ứng lý, hoá, sinh học, vào sự trao đổi chất dinh dưỡng của cây. Vì thế dung dịch đất sẽ quyết định các phản ứng xảy ra trong đất như: phản ứng chua, phản ứng kiềm, phản ứng đệm, phản ứng ôxy hoá khử của đất.
Phản ứng của đất còn gọi là phản ứng của dung dịch đất. Phản ứng của dung dịch đất chính là các quá trình hoá học hay lý - hoá học diễn ra trong đất.


Độ dẫn điện của dung dịch
Trong thổ nhưỡng học phản ứng của đất gồm có: phản ứng chua, phản ứng kiềm, phản ứng đệm và phản ứng oxy hoá khử. Các phản ứng này ảnh hưởng rất lớn đến thành phần, tính chất và độ phì nhiêu của đất. Nghiên cứu về dung dịch đất và phản ứng của nó luôn là nội dung không thể thiếu của thổ nhưỡng học.
Các chất hoà tan trong dung dịch đất chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cho cây.
Nồng độ của dung dịch đất ảnh hưởng đến khả năng hút nước của cây.
Độ dẫn điện của dung dịch
Nếu đất bị mặn hay do bón nhiều phân hoá học thì áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng lên, cản trở sự hút nước của cây dù trong đất còn một lượng nước tương đối cao. Ðây còn gọi là hiện tượng héo sinh lý.
Phản ứng của dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất, đến tính chất lý - hoá học của đất và thức ăn nuôi cây.
Ví dụ: như sự hoà tan của lân phụ thuộc vào pH.


Độ dẫn điện của dung dịch
Trong dung dịch đất có một số muối và các chất hoà tan khác. Anion và cation trong dung dịch đất làm cho đất có tính đệm, có thể giữ cho độ pH của đất ít thay đổi
Dung dịch đất có chứa một số chất hoà tan có thể làm tăng cường quá trình phong hoá đá để hình thành đất. Thí dụ: NH3, NO2, CO2 từ khí quyển khi tan trong nước làm sự phá huỷ đá vôi theo con đường hoà tan được tăng cường.
Ðộ hoà tan của đá vôi trong nước bão hoà CO2 lớn hơn trong nước tinh khiết 70 lần.

Tính đệm của đất
Là khả năng của đất có thể chống lại sự thai đổi ph khi có lượng acid hay bazo nhất định tác động vào trong đất
Thường có tính đệm mà ph của các loại đất thường trong phạm vi 3-10 và ít bị thai đổi , nó tạo ra môi trường ổng định có lợi cho sinh vật , sinh trưởng ,phát triển
Đất mà có tính đệm là nhờ trong đất có các chất có thể trung hòa acid hay bazo bón phân hưu cơ tăng cường keo sét cho đất . hàm lượng chất hưu cơ và tỉ lệ sét càng cao thì tính đệm của đất càng mạnh
Tính đệm của đất
Hàm lượng mùn càng cao càng nặng thì tính đệm càng lớn
Tính đệm của đất được xếp như sau:mùn>đất sét >đất thịt >đất cát
cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Văn Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)