Thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chia sẻ bởi Lê Mạnh Cường |
Ngày 27/04/2019 |
58
Chia sẻ tài liệu: Thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Hát mãi tên Người Hồ Chí Minh
Tìm hiểu cơ sở hình thành Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
A. Lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XV.
Ngày 28/02 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần dựng ra nước Đại Ngu (Trước là Đại Việt) và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách kinh tế xã hội.
Lấy cớ phù Trần diệt Hồ, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ chống cự không nỗi, đất nước rơi vào tay giặc Minh. Các quan quân triều Hồ kẻ bị giết, kẻ bị bắt đưa về Trung Quốc, kẻ chạy thoát thân, mai danh ẩn tích. Trong số đó có một số chạy vào Nghệ An để nương thân ở vùng Nam Đàn phải đổi họ Hồ thành họ Nguyễn.
(Thành nhà Hồ)
B. Dòng họ Nguyễn ở Làng Sen
Làng Sen: Vùng này nhiều sen: Đồng Sen, Cồn Sen, Đầm Sen, Giếng Sen... Mỹ Liên sau đổi thành Kim Liên. Làng Sen có 5 Phường: Phường giữa - Xóm Đông Lĩnh; Phường Phú Đầm - Xóm Nam Lĩnh; Phường Cơn Trôi - Xóm Tây Lĩnh; Phường Thượng - Xóm Thượng Thọ; Phường Ngoài - Xóm Trung Ca.
Lai lịch Họ Nguyễn: Trong gia phả Họ Nguyễn còn ghi lại: Hoàng sơ tổ khảo Họ Nguyễn là cụ Nguyễn Bá Phụ, tiếp đến Nguyễn Bá Bạc, tiếp đến Nguyễn Bá Ban rồi đến Nguyễn Văn Dân (4 vị tổ họ Nguyễn, khoảng 200 năm, từ TK XV - TK XVII).
Đến đời cụ Nguyễn Vật, bắt đầu lót chữ "Sinh" (bởi ông là Giám sinh triều Lê Thánh Đức - Năm thứ 3).
Ông tổ thứ 6 là Nguyễn Sinh Trí, tiếp đến Nguyễn Sinh Nhậm là đời thứ 10 sinh được 1 con trai là Nguyễn Sinh Trợ (đầu TK XIX).
Vợ mất, ông Nguyễn Sinh Nhậm lấy vợ kế là bà Hà Thị Hy (Một cô gái tài hoa nhan sắc nổi tiếng trong vùng. Nhiều người hỏi mà không ưng lấy) sinh ra Nguyễn Sinh Sắc (1863 - Quý Hợi).
(Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc)
Khi cha mất, Nguyễn Sinh Sắc được anh Trợ cho đi học, học giỏi và kết bạn với Phan Văn San, Vương Thúc Quý (là những danh nhân nổi tiếng ở Nam Đàn).
Cụ tú Hoàng Xuân Đường thân sinh ra Hoàng Thị Loan và Hoàng Thị An. Thấy cậu Sắc thông minh, nhà nghèo nên đưa về nhà dạy chữ.
Khi O Loan (13 tuổi), cụ tú Đường cho O Loan kết duyên với cậu nho Sắc (18 tuổi).
Năm 16 tuổi O Loan sinh con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thanh (1884 - Tự Bạch Liên).
4 năm sau sinh con trai Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - Tự Tất Đạt).
Sau đó 2 năm sinh ra Nguyễn Sinh Côn (1890 - Tự Tất Thành).
(Võng gai và khung dệt vải trong nhà Bác)
(Bà Nguyễn Thị Thanh)
(Ông Nguyễn Sinh Khiêm)
Nguyễn ái Quốc - (1911)
Năm 1894 (Giáp Ngọ), anh nho Sắc dự khoa thi Hương ở Vinh và thi đỗ.
Năm 1895 (ất Mùi), ông cử Sắc đi thi Hội nhưng không đỗ (32 tuổi). Vì trong bài văn sách có phê phán triều đình nhà Nguyễn đầu hàng Tây.
Năm 1896 (Bính Thân), ông cử Sắc được triều đình sức vào Huế làm quan, vừa dạy học cho 2 con và một số trẻ khác trong đó có Tôn Nữ Huệ Minh và Diệp Văn Kỳ.
Thời thơ ấu.
(Cảnh trường thi thời phong kiến - 1897)
Quan thượng thư bộ binh Đào Tấn (trước là trấn thủ An-Tĩnh), một ông quan yêu nước.
Quan Ngự sử Phan Đình Phùng (thủ lĩnh khởi nghĩa Hương Khê) đã từ trần trên núi Quạt (49 tuổi).
Năm 1898, cử Sắc lại không đỗ khoa thi hội Mậu Tuất (36 tuổi). Đến dạy học ở nhà ông Nguyễn Viết Chuyên, ông Nguyễn Độ trong thành Huế.
(Cụ Phan Đình Phùng)
Mùa hè năm 1900, Bà Hoàng Thị Loan (32 tuổi) sinh con trai út là Nguyễn Sinh Nhuận (Nhuận nghĩa là thêm) Tự là Tất Danh. Nguyễn Sinh Sắc đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi coi thi hương ở Thanh Hóa. Bà con gọi bé Nhuận là em Xin, do mẹ bị hậu sản không có sữa cho em.
Ngày 22/12 năm Canh Tý (10/02/1901) giáp tết. Bà Hoàng Thị Loan mất (thọ 33 tuổi). Bà sinh năm Mậu Thìn (1868).
Mùa xuân năm 1901, sau tết ông Nguyễn Sinh Sắc và con trai từ Thanh Hóa về Huế, bàng hoàng đau đớn trước cảnh vợ mất và con trai út đang hấp hối trên tay Côn.
Chôn cất xong bé Xin, Nguyễn Sinh Sắc xin nghỉ việc quan, cả 3 cha con lẻo đẻo, buồn bả trở về quê nhà. Cả nhà bàng hoàng, đau đớn xót xa trước cái chết của hai mẹ con bà Hoàng Thị Loan ở trong Huế!
(Bà Hoàng Thị Loan)
(Mộ bà Hoàng Thị Loan ở Nam Đàn)
Cử Sắc lại quyết chí trở vào Huế chờ thi hội, Côn ở nhà học rất giỏi.
Nguyễn Sinh Sắc thi hội đã đậu Phó Bảng (Hội thí - tương đương phó tiến sĩ bây giờ). Cả huyện Nam Đàn đi rước quan Phó Bảng.
Cùng đậu khoa này có Phan Chu Trinh - Một trí sĩ yêu nước đương thời.
Ông Nguyễn Sinh Sắc không vào Huế làm quan, mặc cho triều đình sức gọi. Ông ở nhà dạy học và bàn luận thời cuộc với Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý tìm đường cứu nước. Chị Thanh (Bạch Liên đã 18 tuổi).
Côn băn khoăn hỏi cha về sự tích đền Thục Phán (Đền An Dương Vương - Đền Cuông), núi cụt đầu (Lèn hai vai), núi trống thủng, cờ rách ... Qua Hà Tĩnh, thăm quê Nguyễn Du, thăm dinh thự Quận Công Hoàng Cao Khải.
"Kìa ba ông lão bé con con,
Biết có tình gì với nước non.
Trương mắt làm chi ngồi mãi đó,
Hỏi xem non nước mất hay còn?"
(Hoàng Cao Khải)
(Cảnh sông Lam núi Hồng)
Côn chê thơ của các quan nỏ hay và làm thơ họa lại:
Côn hỏi bà ngoại về tích vua Đỗ Vũ (nước Thục, hiệu là Vọng Đế) bị mất nước mà hóa ra chim quốc kêu suốt đêm , đến mức nhỏ máu ra miệng. Bà ngoại mất, Côn vô cùng đau khổ! Vì cái chết hay ám ảnh Côn: Ông, mẹ, em, bà.
Phan Bội Châu lập Duy Tân Hội tháng 5/1904, do Cường Để làm Hội trưởng, Côn 14 tuổi. Ông Sắc ít tán thành đường lối cứu nước của PBC. PBC ra đi, nói với Côn " Chú hy vọng sẽ gặp cháu trên con đường vì nghĩa lớn"
Vương Thúc Quý và PBC làm thơ tặng quan Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trước lúc chia tay:
Dưới sườn núi Độc Lôi, Mé tây cầu Hữu biệt. Gió hiu hiu thổi, Bịn rịn cầm tay áo anh. Mưa bay lất phất, Cùng anh tiễn biệt.
Mọi người nhìn theo bóng PBC đang rảo bước ra đi trên con đường mịt mù mưa gió.
(Cụ Phan Bội Châu)
Thời niên thiếu
Côn sửa soạn chuẩn bị cho chuyến đi theo cha lần thứ 2 vào Huế. Chị Thanh đã 20 tuổi, chưa lấy chồng làm cho ông Sắc rất băn khoăn, ông nghĩ: " Nó là con gái dám chết nơi biển cả chứ không chịu sống nơi đĩa đèn".
Ba cha con lên đường giữa mùa hương sen thơm ngào ngạt. Vào Huế với tên gọi mới: Quan Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy và hai con là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành. Hai anh em đến viếng mộ Mẹ và em Xin trên nghĩa địa Nam Giao bên bờ sông Hương. Huế có nhiều thay đổi: Tây, gái điếm nhiều hơn trước.
Nguyễn Sinh Huy nhận chức Thừa Biện Bộ Lễ, gặp Phan Chu Trinh cáo quan đang về ở ẩn. PCT diễn thuyết trước học sinh trường Quốc học Huế đòi dân sinh, dân quyền. Từ Nhật PBC gửi "Lưu cầu huyết lệ tân thư" về làm chấn động cả nước.
(Cụ Phan Châu Trinh)
(Trường Quốc học Huế)
Nguyễn Tất Thành là một trong 5 học sinh học giỏi nhất trường, được thầy hiệu trưởng ngợi khen.
Mùa thu 1906, từ quê Nam Đàn Chị Thanh gửi thư vào cho hai anh em:
Tất Thành và Tất Đạt vào học trường tiểu học Thừa Thiên ở Đông Ba. Sau 4 năm xa cách, Thành gặp lại các bạn cũ: Diệp Văn Kỳ còn Tôn nữ Huệ Minh và Lê Thị Hạnh thì học ở trường Tam Tòa - Một trường nữ sinh lớn nhất Trung Kỳ.
(Bà Nguyễn Thị Thanh)
(Nguyễn ái Quốc - ở Pháp)
Phong thư viết vội, chị gửi hai em.
Giấy trắng mực đen, thắm tình của chị.
Niềm thương như bể, nỗi nhớ như non.
Trăng khuyết trăng mòn, lúc mưa lúc nắng.
Lòng chị nỏ vắng, một phút hình em.
Thương cha ngày đêm, một mình một bóng.
Khác chi gà trống, nhặt thóc nuôi con.
Sầu nước héo hon, thờ vua khô dạ...
Em ơi có rõ, chị sống một thân.
Giữ nếp thanh bần, mà không dốt nát.
Chị đã học được, chữ mới như em.
Nghe lời Giải San, chị vô Hội Kín...
Hai em đã lớn, nhiều chữ gần cha.
ắt là nhìn ra, con đường cứu nước.
Đọc thư chị, Thành khóc. Thầy Lê Văn Miến thấy hai anh em học giỏi, nên nhận cả hai vào học trường Quốc học Huế. Thành đọc cuốn "Không gia đình" của Ecto-ma-lô, anh suy nghĩ nhiều về cái trường Quốc học này, về đất nước đang bị nô lệ, anh rất buồn.
Ông Đặng Thái Thân từ Nhật về gặp Thành, trao đổi ý muốn đưa anh sang Nhật nhưng Thành không đồng ý. Anh đang tìm hiểu xã hội Pháp qua sách báo, anh đọc sách của Môngtetxkiơ và Rút-xô. Anh chia tay Đặng Thái Thân nhưng chung một lý tưởng cứu nước.
Đức vua Thành Thái mưu đánh đổ Pháp bị lộ, bị bắt hạ ngục (do tên việt gian Trương Như Lương tố cáo với Pháp). Thành Thái hoạt động trong Duy tân Hội, định trốn sang Nhật. Ba cha con Thành rất đau buồn!
Sáng ngày 21 tháng 6 Đinh Mùi (tức 30-07-1907) Đức vua Thành Thái phải đi đày biệt giam tại Trại Ô Cấp , Vũng Tàu. Nhân dân ta khắp nơi nghe tin vô cùng đau xót. Đến năm 1915 chúng bí mật đưa sang đảo Rê-uy-ni-ông. Ngày 03-05-1916 chúng lại đày vua Duy Tân, con vua Thành Thái sang một chỗ với cha.
(Vua Thành Thái)
(Vua Duy Tân)
Nguyễn Sinh Huy bị buộc thôi giữ chức Thừa Biện Bộ Lễ, bổ nhiệm tri huyện Bình Khê - Bình Định.
Thầy Vương Thúc Quý xuất dương bị mất ngày 10-06 năm Đinh Mùi (tức là ngày 19 tháng 7 năm 1907). Nguyễn Tất Thành định về quê viếng thầy và thăm chị Thanh trong dịp hè nhưng bố lại cho anh Đạt đi. Thành đọc cuốn "Những người khốn nạn" của Victo Huygô. Anh tiễn cha vào nhận chức ở Bình Khê.
(Hòn vọng Phu - Bình Định)
(Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ, Bình Định)
Nguyễn Tất Đạt trở vào Huế, Thành bị ốm. Bạn thân của Thành là Diệp Văn Kỳ, Lê Thị Hạnh đã vào Sài Gòn còn Tôn Nữ Huệ Minh đã lấy chồng. Hai anh em đến trọ tại quán Ao Hồ (đường Mạc Đỉnh Chi).
Thầy Lê Văn Miến thương tâm, cho hai anh em về nhà thầy ở nhưng Thành muốn tự lập cho quen.
Trên đường vào phía nam , Thành làm quen với cánh lái buôn kẹo mạch nha ở Quãng Ngãi. Vào Bình Định thăm cha, xin dạy học ở trường Dục Thanh - Phan Thiết do ông Hồ Tá Bang(bạn của ông Nguyến Sinh Huy) là giám đốc công ty nước mắm Phan Thiết sáng lập.
Một sáng tháng 4 năm 1908, Thành và các bạn học sinh Quốc học Huế cùng nhân dân Thừa Thiên Huế biểu tình ở tòa khâm xứ đòi quyền lợi. Bọn Pháp thấy anh đi đầu trong đoàn biểu tình tìm cách để bắt. Sau 4 ngày (từ 9 đến 13-04-1908) cuộc biểu tình bị dập tắt, học sinh Quốc học Huế bị truy nã, thầy Miến phản đối, nhờ có Huệ Minh xin cho Thành trở lại trường học. Thành quyết định bỏ trường ra đi để tìm đường cứu nước chứ không chịu sống nô lệ.
(Cuộc biểu tình của học sinh Trường Quốc học Huế - 1908)
Ông Nguyễn Sinh Huy gửi thư vào cho Thành có ý bỏ việc quan ở Bình Khê.
Từ biệt trường Dục Thanh, thầy Thành để lại hai phong thư cho nhà trường để vào Sài Gòn( tháng 10/1910)
Thành gặp bạn cũ là Phạm Văn Cần, gửi thư về cho chị Thanh và anh Khiêm. Thầy Thành rất mực yêu thương học sinh, cho em Lê Trung Liệt tiền để mua thuốc cho mẹ ốm, học sinh rất mến thầy.
(Tượng Bác Hồ ở Trường Dục Thanh)
(Trường Dục Thanh - Phan Thiết)
Thành gặp Tư Lê trước là học sinh cùng tham gia biểu tình ở Huế - 1908 đang làm phu khuân vác dưới thuyền. Thành kết bạn với Tư Lê để cùng tính đường vào Sài Gòn. Tư Lê gọi thầy Thành là anh Ba.
Tuổi hai mươi
Anh Ba vào Sài Gòn, Tư Lê dẫn vào ở nhà ông già Đờn, làm phu khuân vác ở cảng Nhà Rồng. út Huệ là con gái già Đờn rất quý mến anh Ba. Anh bắt đầu tìm hiểu XH Thực dân ở Sài Gòn, đi tìm cha. Gặp Diệp Văn Kỳ đã có vợ là Nguyễn Thị Hạnh. Gặp cha Huy đang bốc thuốc chữa bệnh cho dân ở Sài Gòn, cha nói: " Nước mất, con lo tìm đường cứu nước chứ tìm gặp cha lúc này có nghĩa lí gì? ".
Anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài, tết đến anh mua cho út Huệ một chiếc khăn rằn đội đầu và hai khăn mùi xoa cột tóc, mua cho ông già Đờn hộp dây đàn, mua cho Sáu Đen và Chín Mập (bạn làm phu) một chai rượu Cô nhắc.
(Sài Gòn năm 1911)
Tháng 6/1911: Sài gòn mùa hoa điệp đỏ. Ông chủ sự cảng nhà Rồng hẹn với anh Ba: Ngày 2/6 tàu đô đốc La- tu-sơ Tơ-rê-vin từ Tua - ran sẽ cập bến Nhà Rồng. Có thể tuyển thêm bồi tàu, tôi sẽ giới thiệu anh với ông thuyền trưởng Lu-i Ê-đu-ra Mai-sen. Rất tiếc khi anh Ba đến, chủ tàu đã nhận đủ nhân sự, cuối cùng người ta nhận anh vào chân phụ bếp với mức lương 45 phơ-răng
Anh Ba mở lớp dạy chữ cho anh em công nhân trong nhà ông già Đờn, anh em đến học rất đông. Anh Ba cầm tay từng người dạy cho từng nét chữ. Lần đầu tiên cầm tay út Huệ, út Huệ vô cùng cảm động nói: "Chữ anh Ba đã thắp sáng lên trong trái tim những người thợ...!"
(Cảng Nhà Rồng)
Tàu đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin thuộc hãng tàu Sác-giơ Rê-uy-ni thuộc loại lớn nhất của hãng ở đầu thế kỉ XX này. Dài 120m, rộng 15m20 trọng tải 5.572 tấn. Máy hơi nước 2800 sức ngựa. Chạy một mạch 12000 hải lý không nghĩ bến. Trên tàu có đủ tiện nghi, đáy chứa 900 tấn nước ngọt, hầm than 150 tấn...
Anh Ba báo tin cho út Huệ biết: "Tôi đi xa, xa lắm, đi khỏi nước mình... Mà ngày trở về của tôi xa mù mịt, không liệu trước được...".
(Con tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin )
Sáng ngày 05/6/1911, anh Ba cùng ông già Đờn, Tư Lê, Sáu Đen, Chín Mập và út Huệ tiễn anh Ba xuống tàu... Bốn người quay lại, để út Huệ tiễn anh Ba đoạn đường cuối, trên tay ôm một gói nhỏ, cô nghẹn ngào nói: "Em muốn nói với anh, chỉ sợ anh cười em... Anh nói đi anh...! Em muốn được nghe anh nói với em một tiếng giữa phút giây này anh Ba ạ!"
út Huệ vá áo cho anh Ba mà buồn đến run người, nghẹn ngào muốn khóc, trao chiếc áo cho anh Ba cô nói: "Những đường kim về sau vì vội nên không được đều, anh vui lòng nghe...". Cả nhà liên hoan cho anh Ba đi, thâu đêm tới sáng. út Huệ lo hành lý cho anh Ba mà giàn giụa nước mắt.
(Con tàu rời cảng Nhà Rồng ra đi)
Sông ơi! Đừng mọc đá ngầm,
Biển ơi! Đừng dung sóng dữ.
Anh đi thuận gió xuôi buồm,
Hỡi những phương trời xa lạ.
Hãy đón lấy anh,
Một chàng trai nước Việt.
Anh là của nước của dân,
Tất cả đợi anh về!...
Anh Ba không nói gì chỉ nhìn cô trìu mến, cái nhìn biệt ly rồi dảo bước lên cầu tàu, vì tàu đang đổ còi giục. Anh Ba đứng trên boong tàu quay lại vẫy tay từ biệt mọi người, út Huệ quỳ xuống mép nước, chắp hai tay trước ngực, cô khấn:
(Nguyễn ái Quốc -1920)
(Cảng Nhà Rồng - 1911)
Hát mãi tên Người Hồ Chí Minh
Tìm hiểu cơ sở hình thành Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
A. Lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XV.
Ngày 28/02 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần dựng ra nước Đại Ngu (Trước là Đại Việt) và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách kinh tế xã hội.
Lấy cớ phù Trần diệt Hồ, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ chống cự không nỗi, đất nước rơi vào tay giặc Minh. Các quan quân triều Hồ kẻ bị giết, kẻ bị bắt đưa về Trung Quốc, kẻ chạy thoát thân, mai danh ẩn tích. Trong số đó có một số chạy vào Nghệ An để nương thân ở vùng Nam Đàn phải đổi họ Hồ thành họ Nguyễn.
(Thành nhà Hồ)
B. Dòng họ Nguyễn ở Làng Sen
Làng Sen: Vùng này nhiều sen: Đồng Sen, Cồn Sen, Đầm Sen, Giếng Sen... Mỹ Liên sau đổi thành Kim Liên. Làng Sen có 5 Phường: Phường giữa - Xóm Đông Lĩnh; Phường Phú Đầm - Xóm Nam Lĩnh; Phường Cơn Trôi - Xóm Tây Lĩnh; Phường Thượng - Xóm Thượng Thọ; Phường Ngoài - Xóm Trung Ca.
Lai lịch Họ Nguyễn: Trong gia phả Họ Nguyễn còn ghi lại: Hoàng sơ tổ khảo Họ Nguyễn là cụ Nguyễn Bá Phụ, tiếp đến Nguyễn Bá Bạc, tiếp đến Nguyễn Bá Ban rồi đến Nguyễn Văn Dân (4 vị tổ họ Nguyễn, khoảng 200 năm, từ TK XV - TK XVII).
Đến đời cụ Nguyễn Vật, bắt đầu lót chữ "Sinh" (bởi ông là Giám sinh triều Lê Thánh Đức - Năm thứ 3).
Ông tổ thứ 6 là Nguyễn Sinh Trí, tiếp đến Nguyễn Sinh Nhậm là đời thứ 10 sinh được 1 con trai là Nguyễn Sinh Trợ (đầu TK XIX).
Vợ mất, ông Nguyễn Sinh Nhậm lấy vợ kế là bà Hà Thị Hy (Một cô gái tài hoa nhan sắc nổi tiếng trong vùng. Nhiều người hỏi mà không ưng lấy) sinh ra Nguyễn Sinh Sắc (1863 - Quý Hợi).
(Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc)
Khi cha mất, Nguyễn Sinh Sắc được anh Trợ cho đi học, học giỏi và kết bạn với Phan Văn San, Vương Thúc Quý (là những danh nhân nổi tiếng ở Nam Đàn).
Cụ tú Hoàng Xuân Đường thân sinh ra Hoàng Thị Loan và Hoàng Thị An. Thấy cậu Sắc thông minh, nhà nghèo nên đưa về nhà dạy chữ.
Khi O Loan (13 tuổi), cụ tú Đường cho O Loan kết duyên với cậu nho Sắc (18 tuổi).
Năm 16 tuổi O Loan sinh con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thanh (1884 - Tự Bạch Liên).
4 năm sau sinh con trai Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - Tự Tất Đạt).
Sau đó 2 năm sinh ra Nguyễn Sinh Côn (1890 - Tự Tất Thành).
(Võng gai và khung dệt vải trong nhà Bác)
(Bà Nguyễn Thị Thanh)
(Ông Nguyễn Sinh Khiêm)
Nguyễn ái Quốc - (1911)
Năm 1894 (Giáp Ngọ), anh nho Sắc dự khoa thi Hương ở Vinh và thi đỗ.
Năm 1895 (ất Mùi), ông cử Sắc đi thi Hội nhưng không đỗ (32 tuổi). Vì trong bài văn sách có phê phán triều đình nhà Nguyễn đầu hàng Tây.
Năm 1896 (Bính Thân), ông cử Sắc được triều đình sức vào Huế làm quan, vừa dạy học cho 2 con và một số trẻ khác trong đó có Tôn Nữ Huệ Minh và Diệp Văn Kỳ.
Thời thơ ấu.
(Cảnh trường thi thời phong kiến - 1897)
Quan thượng thư bộ binh Đào Tấn (trước là trấn thủ An-Tĩnh), một ông quan yêu nước.
Quan Ngự sử Phan Đình Phùng (thủ lĩnh khởi nghĩa Hương Khê) đã từ trần trên núi Quạt (49 tuổi).
Năm 1898, cử Sắc lại không đỗ khoa thi hội Mậu Tuất (36 tuổi). Đến dạy học ở nhà ông Nguyễn Viết Chuyên, ông Nguyễn Độ trong thành Huế.
(Cụ Phan Đình Phùng)
Mùa hè năm 1900, Bà Hoàng Thị Loan (32 tuổi) sinh con trai út là Nguyễn Sinh Nhuận (Nhuận nghĩa là thêm) Tự là Tất Danh. Nguyễn Sinh Sắc đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi coi thi hương ở Thanh Hóa. Bà con gọi bé Nhuận là em Xin, do mẹ bị hậu sản không có sữa cho em.
Ngày 22/12 năm Canh Tý (10/02/1901) giáp tết. Bà Hoàng Thị Loan mất (thọ 33 tuổi). Bà sinh năm Mậu Thìn (1868).
Mùa xuân năm 1901, sau tết ông Nguyễn Sinh Sắc và con trai từ Thanh Hóa về Huế, bàng hoàng đau đớn trước cảnh vợ mất và con trai út đang hấp hối trên tay Côn.
Chôn cất xong bé Xin, Nguyễn Sinh Sắc xin nghỉ việc quan, cả 3 cha con lẻo đẻo, buồn bả trở về quê nhà. Cả nhà bàng hoàng, đau đớn xót xa trước cái chết của hai mẹ con bà Hoàng Thị Loan ở trong Huế!
(Bà Hoàng Thị Loan)
(Mộ bà Hoàng Thị Loan ở Nam Đàn)
Cử Sắc lại quyết chí trở vào Huế chờ thi hội, Côn ở nhà học rất giỏi.
Nguyễn Sinh Sắc thi hội đã đậu Phó Bảng (Hội thí - tương đương phó tiến sĩ bây giờ). Cả huyện Nam Đàn đi rước quan Phó Bảng.
Cùng đậu khoa này có Phan Chu Trinh - Một trí sĩ yêu nước đương thời.
Ông Nguyễn Sinh Sắc không vào Huế làm quan, mặc cho triều đình sức gọi. Ông ở nhà dạy học và bàn luận thời cuộc với Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý tìm đường cứu nước. Chị Thanh (Bạch Liên đã 18 tuổi).
Côn băn khoăn hỏi cha về sự tích đền Thục Phán (Đền An Dương Vương - Đền Cuông), núi cụt đầu (Lèn hai vai), núi trống thủng, cờ rách ... Qua Hà Tĩnh, thăm quê Nguyễn Du, thăm dinh thự Quận Công Hoàng Cao Khải.
"Kìa ba ông lão bé con con,
Biết có tình gì với nước non.
Trương mắt làm chi ngồi mãi đó,
Hỏi xem non nước mất hay còn?"
(Hoàng Cao Khải)
(Cảnh sông Lam núi Hồng)
Côn chê thơ của các quan nỏ hay và làm thơ họa lại:
Côn hỏi bà ngoại về tích vua Đỗ Vũ (nước Thục, hiệu là Vọng Đế) bị mất nước mà hóa ra chim quốc kêu suốt đêm , đến mức nhỏ máu ra miệng. Bà ngoại mất, Côn vô cùng đau khổ! Vì cái chết hay ám ảnh Côn: Ông, mẹ, em, bà.
Phan Bội Châu lập Duy Tân Hội tháng 5/1904, do Cường Để làm Hội trưởng, Côn 14 tuổi. Ông Sắc ít tán thành đường lối cứu nước của PBC. PBC ra đi, nói với Côn " Chú hy vọng sẽ gặp cháu trên con đường vì nghĩa lớn"
Vương Thúc Quý và PBC làm thơ tặng quan Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trước lúc chia tay:
Dưới sườn núi Độc Lôi, Mé tây cầu Hữu biệt. Gió hiu hiu thổi, Bịn rịn cầm tay áo anh. Mưa bay lất phất, Cùng anh tiễn biệt.
Mọi người nhìn theo bóng PBC đang rảo bước ra đi trên con đường mịt mù mưa gió.
(Cụ Phan Bội Châu)
Thời niên thiếu
Côn sửa soạn chuẩn bị cho chuyến đi theo cha lần thứ 2 vào Huế. Chị Thanh đã 20 tuổi, chưa lấy chồng làm cho ông Sắc rất băn khoăn, ông nghĩ: " Nó là con gái dám chết nơi biển cả chứ không chịu sống nơi đĩa đèn".
Ba cha con lên đường giữa mùa hương sen thơm ngào ngạt. Vào Huế với tên gọi mới: Quan Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy và hai con là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành. Hai anh em đến viếng mộ Mẹ và em Xin trên nghĩa địa Nam Giao bên bờ sông Hương. Huế có nhiều thay đổi: Tây, gái điếm nhiều hơn trước.
Nguyễn Sinh Huy nhận chức Thừa Biện Bộ Lễ, gặp Phan Chu Trinh cáo quan đang về ở ẩn. PCT diễn thuyết trước học sinh trường Quốc học Huế đòi dân sinh, dân quyền. Từ Nhật PBC gửi "Lưu cầu huyết lệ tân thư" về làm chấn động cả nước.
(Cụ Phan Châu Trinh)
(Trường Quốc học Huế)
Nguyễn Tất Thành là một trong 5 học sinh học giỏi nhất trường, được thầy hiệu trưởng ngợi khen.
Mùa thu 1906, từ quê Nam Đàn Chị Thanh gửi thư vào cho hai anh em:
Tất Thành và Tất Đạt vào học trường tiểu học Thừa Thiên ở Đông Ba. Sau 4 năm xa cách, Thành gặp lại các bạn cũ: Diệp Văn Kỳ còn Tôn nữ Huệ Minh và Lê Thị Hạnh thì học ở trường Tam Tòa - Một trường nữ sinh lớn nhất Trung Kỳ.
(Bà Nguyễn Thị Thanh)
(Nguyễn ái Quốc - ở Pháp)
Phong thư viết vội, chị gửi hai em.
Giấy trắng mực đen, thắm tình của chị.
Niềm thương như bể, nỗi nhớ như non.
Trăng khuyết trăng mòn, lúc mưa lúc nắng.
Lòng chị nỏ vắng, một phút hình em.
Thương cha ngày đêm, một mình một bóng.
Khác chi gà trống, nhặt thóc nuôi con.
Sầu nước héo hon, thờ vua khô dạ...
Em ơi có rõ, chị sống một thân.
Giữ nếp thanh bần, mà không dốt nát.
Chị đã học được, chữ mới như em.
Nghe lời Giải San, chị vô Hội Kín...
Hai em đã lớn, nhiều chữ gần cha.
ắt là nhìn ra, con đường cứu nước.
Đọc thư chị, Thành khóc. Thầy Lê Văn Miến thấy hai anh em học giỏi, nên nhận cả hai vào học trường Quốc học Huế. Thành đọc cuốn "Không gia đình" của Ecto-ma-lô, anh suy nghĩ nhiều về cái trường Quốc học này, về đất nước đang bị nô lệ, anh rất buồn.
Ông Đặng Thái Thân từ Nhật về gặp Thành, trao đổi ý muốn đưa anh sang Nhật nhưng Thành không đồng ý. Anh đang tìm hiểu xã hội Pháp qua sách báo, anh đọc sách của Môngtetxkiơ và Rút-xô. Anh chia tay Đặng Thái Thân nhưng chung một lý tưởng cứu nước.
Đức vua Thành Thái mưu đánh đổ Pháp bị lộ, bị bắt hạ ngục (do tên việt gian Trương Như Lương tố cáo với Pháp). Thành Thái hoạt động trong Duy tân Hội, định trốn sang Nhật. Ba cha con Thành rất đau buồn!
Sáng ngày 21 tháng 6 Đinh Mùi (tức 30-07-1907) Đức vua Thành Thái phải đi đày biệt giam tại Trại Ô Cấp , Vũng Tàu. Nhân dân ta khắp nơi nghe tin vô cùng đau xót. Đến năm 1915 chúng bí mật đưa sang đảo Rê-uy-ni-ông. Ngày 03-05-1916 chúng lại đày vua Duy Tân, con vua Thành Thái sang một chỗ với cha.
(Vua Thành Thái)
(Vua Duy Tân)
Nguyễn Sinh Huy bị buộc thôi giữ chức Thừa Biện Bộ Lễ, bổ nhiệm tri huyện Bình Khê - Bình Định.
Thầy Vương Thúc Quý xuất dương bị mất ngày 10-06 năm Đinh Mùi (tức là ngày 19 tháng 7 năm 1907). Nguyễn Tất Thành định về quê viếng thầy và thăm chị Thanh trong dịp hè nhưng bố lại cho anh Đạt đi. Thành đọc cuốn "Những người khốn nạn" của Victo Huygô. Anh tiễn cha vào nhận chức ở Bình Khê.
(Hòn vọng Phu - Bình Định)
(Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ, Bình Định)
Nguyễn Tất Đạt trở vào Huế, Thành bị ốm. Bạn thân của Thành là Diệp Văn Kỳ, Lê Thị Hạnh đã vào Sài Gòn còn Tôn Nữ Huệ Minh đã lấy chồng. Hai anh em đến trọ tại quán Ao Hồ (đường Mạc Đỉnh Chi).
Thầy Lê Văn Miến thương tâm, cho hai anh em về nhà thầy ở nhưng Thành muốn tự lập cho quen.
Trên đường vào phía nam , Thành làm quen với cánh lái buôn kẹo mạch nha ở Quãng Ngãi. Vào Bình Định thăm cha, xin dạy học ở trường Dục Thanh - Phan Thiết do ông Hồ Tá Bang(bạn của ông Nguyến Sinh Huy) là giám đốc công ty nước mắm Phan Thiết sáng lập.
Một sáng tháng 4 năm 1908, Thành và các bạn học sinh Quốc học Huế cùng nhân dân Thừa Thiên Huế biểu tình ở tòa khâm xứ đòi quyền lợi. Bọn Pháp thấy anh đi đầu trong đoàn biểu tình tìm cách để bắt. Sau 4 ngày (từ 9 đến 13-04-1908) cuộc biểu tình bị dập tắt, học sinh Quốc học Huế bị truy nã, thầy Miến phản đối, nhờ có Huệ Minh xin cho Thành trở lại trường học. Thành quyết định bỏ trường ra đi để tìm đường cứu nước chứ không chịu sống nô lệ.
(Cuộc biểu tình của học sinh Trường Quốc học Huế - 1908)
Ông Nguyễn Sinh Huy gửi thư vào cho Thành có ý bỏ việc quan ở Bình Khê.
Từ biệt trường Dục Thanh, thầy Thành để lại hai phong thư cho nhà trường để vào Sài Gòn( tháng 10/1910)
Thành gặp bạn cũ là Phạm Văn Cần, gửi thư về cho chị Thanh và anh Khiêm. Thầy Thành rất mực yêu thương học sinh, cho em Lê Trung Liệt tiền để mua thuốc cho mẹ ốm, học sinh rất mến thầy.
(Tượng Bác Hồ ở Trường Dục Thanh)
(Trường Dục Thanh - Phan Thiết)
Thành gặp Tư Lê trước là học sinh cùng tham gia biểu tình ở Huế - 1908 đang làm phu khuân vác dưới thuyền. Thành kết bạn với Tư Lê để cùng tính đường vào Sài Gòn. Tư Lê gọi thầy Thành là anh Ba.
Tuổi hai mươi
Anh Ba vào Sài Gòn, Tư Lê dẫn vào ở nhà ông già Đờn, làm phu khuân vác ở cảng Nhà Rồng. út Huệ là con gái già Đờn rất quý mến anh Ba. Anh bắt đầu tìm hiểu XH Thực dân ở Sài Gòn, đi tìm cha. Gặp Diệp Văn Kỳ đã có vợ là Nguyễn Thị Hạnh. Gặp cha Huy đang bốc thuốc chữa bệnh cho dân ở Sài Gòn, cha nói: " Nước mất, con lo tìm đường cứu nước chứ tìm gặp cha lúc này có nghĩa lí gì? ".
Anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài, tết đến anh mua cho út Huệ một chiếc khăn rằn đội đầu và hai khăn mùi xoa cột tóc, mua cho ông già Đờn hộp dây đàn, mua cho Sáu Đen và Chín Mập (bạn làm phu) một chai rượu Cô nhắc.
(Sài Gòn năm 1911)
Tháng 6/1911: Sài gòn mùa hoa điệp đỏ. Ông chủ sự cảng nhà Rồng hẹn với anh Ba: Ngày 2/6 tàu đô đốc La- tu-sơ Tơ-rê-vin từ Tua - ran sẽ cập bến Nhà Rồng. Có thể tuyển thêm bồi tàu, tôi sẽ giới thiệu anh với ông thuyền trưởng Lu-i Ê-đu-ra Mai-sen. Rất tiếc khi anh Ba đến, chủ tàu đã nhận đủ nhân sự, cuối cùng người ta nhận anh vào chân phụ bếp với mức lương 45 phơ-răng
Anh Ba mở lớp dạy chữ cho anh em công nhân trong nhà ông già Đờn, anh em đến học rất đông. Anh Ba cầm tay từng người dạy cho từng nét chữ. Lần đầu tiên cầm tay út Huệ, út Huệ vô cùng cảm động nói: "Chữ anh Ba đã thắp sáng lên trong trái tim những người thợ...!"
(Cảng Nhà Rồng)
Tàu đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin thuộc hãng tàu Sác-giơ Rê-uy-ni thuộc loại lớn nhất của hãng ở đầu thế kỉ XX này. Dài 120m, rộng 15m20 trọng tải 5.572 tấn. Máy hơi nước 2800 sức ngựa. Chạy một mạch 12000 hải lý không nghĩ bến. Trên tàu có đủ tiện nghi, đáy chứa 900 tấn nước ngọt, hầm than 150 tấn...
Anh Ba báo tin cho út Huệ biết: "Tôi đi xa, xa lắm, đi khỏi nước mình... Mà ngày trở về của tôi xa mù mịt, không liệu trước được...".
(Con tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin )
Sáng ngày 05/6/1911, anh Ba cùng ông già Đờn, Tư Lê, Sáu Đen, Chín Mập và út Huệ tiễn anh Ba xuống tàu... Bốn người quay lại, để út Huệ tiễn anh Ba đoạn đường cuối, trên tay ôm một gói nhỏ, cô nghẹn ngào nói: "Em muốn nói với anh, chỉ sợ anh cười em... Anh nói đi anh...! Em muốn được nghe anh nói với em một tiếng giữa phút giây này anh Ba ạ!"
út Huệ vá áo cho anh Ba mà buồn đến run người, nghẹn ngào muốn khóc, trao chiếc áo cho anh Ba cô nói: "Những đường kim về sau vì vội nên không được đều, anh vui lòng nghe...". Cả nhà liên hoan cho anh Ba đi, thâu đêm tới sáng. út Huệ lo hành lý cho anh Ba mà giàn giụa nước mắt.
(Con tàu rời cảng Nhà Rồng ra đi)
Sông ơi! Đừng mọc đá ngầm,
Biển ơi! Đừng dung sóng dữ.
Anh đi thuận gió xuôi buồm,
Hỡi những phương trời xa lạ.
Hãy đón lấy anh,
Một chàng trai nước Việt.
Anh là của nước của dân,
Tất cả đợi anh về!...
Anh Ba không nói gì chỉ nhìn cô trìu mến, cái nhìn biệt ly rồi dảo bước lên cầu tàu, vì tàu đang đổ còi giục. Anh Ba đứng trên boong tàu quay lại vẫy tay từ biệt mọi người, út Huệ quỳ xuống mép nước, chắp hai tay trước ngực, cô khấn:
(Nguyễn ái Quốc -1920)
(Cảng Nhà Rồng - 1911)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Mạnh Cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)