Thơ: Hoa đồng hồ

Chia sẻ bởi Lê Thị Hương Giang | Ngày 03/05/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: Thơ: Hoa đồng hồ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỘI AN
TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG MĂNG NON
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CƠ SỞ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Năm học 2008 - 2009
THƠ: HOA ĐỒNG HỒ
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ
- Rèn phong cách đọc thơ diễn cảm cho trẻ
- Giáo dục trẻ không ngắt hoa, bẻ lá
Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức: tại lớp
- Đồ dùng, phương tiện: Cô thuộc thơ, một số hình ảnh trên mạng, máy chiếu, hoa giấy, bút màu, hồ dán…
- Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành
Hoạt động 1: Giới thiệu
- Cô nói: một ngày mới bắt đầu, cô cháu mình cùng hát vang đón chào ngày mới.
- Cô và trẻ hát, múa bài: “Hoa trong vườn”
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nói về rất nhiều loại hoa phải không các con.

Hoa trong vườn
Bài Hát:
Cô cho trẻ xem hình ảnh một số loại hoa.
Khi xem cô và trẻ cùng đàm thoại về một số loại hoa.
Các con biết không mỗi loại hoa có đặc điểm, màu sắc khác nhau,và có một loại hoa khi nở sẽ báo hiệu cho chúng ta biết lúc đó là mười giờ.







-Cô cho trẻ xem hình ảnh hoa đồng hồ.
-Cô nói: hoa đồng hồ có rất nhiều màu: màu vàng, màu tím, màu đỏ...
Có một bài thơ rất hay nói về vẻ đẹp của hoa đồng hồ cô sẽ đọc cho các con nghe.
2. Hoạt động 2: Cô đọc mẫu
Cô đọc lần 1
Bài thơ nói về loài hoa đồng hồ có màu đỏ như ông mặt trời và khi nở sẽ báo hiệu cho người biết lúc đó là mười giờ
Cô đọc lần 2- kết hợp xem hình ảnh
Chơi “ngửi hoa”





















































































3. Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn
Đàm thoại, trích dẫn qua nhiều hình thức: chọn hoa, rối..
Chơi “Trốn cô”
Cô đưa giỏ hoa ra và hỏi trẻ cô có gì đây?
Cô cho trẻ lên chọn hoa và cô đặt câu hỏi
+ Hoa đồng hồ nở vào lúc nào?
- Sau đó cô cho trẻ xem đáp án
- À,đúng rồi đó các con! Hoa đồng hồ nở vào lúc ông mặt trời lên cao.
Cô đọc 4 câu thơ đầu.
- Lớp mình ơi! Cùng gọi ông mặt trời với cô nào





















































































-Ông mặt trời ơi! Cùng tỏa ánh nắng xuống cho hoa đồng hồ nở nào.
-Cô cầm rối ông mặt trời!Ông mặt trời xin chào tất cả các bạn nhỏ
-Các bạn nhỏ ơi! Các bạn hãy nói cho ông mặt trời biết khi nở hoa đồng hồ có màu gì?
-Sau đó cô cho trẻ xem đáp án.
-Ông mặt trời thấy các con giỏi quá, nhưng đến lúc ông phải tạm biệt các bạn nhỏ rồi.
- Nãy giờ các con đã được lên chọn hoa, được ông mặt trời đố.Giờ đến lượt cô đố nghe.





















































































- Bạn hãy mời cả lớp hát một bài hát có từ “Hoa”
- Các con có biết hoa đồng hồ nở thì báo hiệu cho chúng ta biết lúc đó là mấy giờ?
- Cô cho trẻ xem đáp án
- Đúng rồi đấy các con, hoa đồng hồ nở có màu đỏ như ông mặt trời và khi hoa nở báo hiệu cho chúng ta biết lúc đó là mười giờ.
- Cô đọc: “Mười giờ…đến hết”
12
10
3
9
6
2
5
4
8
11
1
7
10
-Vậy ở trường vào mười giờ các con làm gì? (Trẻ trả lời theo suy nghĩ)
-Chơi “Hoa nở”
-Nãy giờ cô cháu mình chơi rất vui nè, bây giờ cô cháu mình cùng đọc bài thơ.
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
-Cả lớp đọc từng câu theo cô đến hết bài.
-Tổ, nhóm đọc thơ qua trò chơi hô lôtô.
-Cả lớp đọc lại bài thơ.
-Chơi “Gieo hạt”
-Những bông hoa rung rinh trước gió rất là dễ thương. Vậy bây giờ các con hãy tạo một vườn hoa đẹp theo ý tưởng của mình.
-Trẻ chơi: tạo vườn hoa đẹp theo ý tưởng.
-Cô giáo dục trẻ không ngắt lá, bẻ cành.



5. Hoạt động 5: Kết thúc
-Cả lớp hát bài: “Màu hoa”
Trong vườn hoa
Bài Hát:
THƠ: HOA ĐỒNG HỒ
Có một loài hoa
Ngủ nhiều hơn thức
Mặt trời lên cao
Hoa mới mở mắt

Mười giờ hoa nở
Hương thoảng nơi nơi
Cánh rung rinh nắng
Đỏ như mặt trời
Không kim, không cót
Mà như đồng hồ
Hoa nở, bé gọi:
“Mẹ ơi! mười giờ”

Đúng giờ, hoa nở
Là hoa đồng hồ

Phạm Thái Quỳnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hương Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)