Tho"ba va chau"
Chia sẻ bởi Thòng Mộc Múi |
Ngày 05/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: tho"ba va chau" thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
Chủ đề: Gia đình- Khối Mầm
Chủ đề nhánh 4: Nhu cầu tình cảm gia đình bé.
Môn: LQVH
Đề tài : Thơ” Bà và cháu”. Nhóm lớp: 3-4 tuổi
Ngày soạn: 15-10-2012 Ngày dạy: 19-10-2012
Địa điểm dạy: Lớp Mầm 1
Giáo viên dạy: Thòng Mộc Múi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- giúp trẻ cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ nắm được vần điệu, âm điệu của bài thơ.
- Biết chơi tốt trò chơi ,phối hợp chơi cùng bạn .
2. Kĩ năng
- Tạo cơ hội phát triển kỹ năng nghe , nói rõ ràng , mạch lạc ,đủ câu ,phát triển ngôn ngữ thông qua bài thơ .
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định .
3. Thái độ
- Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết kính trọng, yêu thương những người trong gia đình , vâng lời ông bà bố mẹ và làm cho ông bà vui .
II . CHUẨN BỊ : - Không gian tổ chức.
- Máy nghe nhạc ,đĩa bài hát “ cháu yêu bà ”
- Màn hình chiếu
- Tranh bà cháu tập thể dục.
- Trò chơi, màu.
III / CÁCH TIẾN HÀNH :
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định trò chuyện
- Cô mở nhạc bài hát “ Cháu yêu bà ”
- Cô cùng trẻ đứng dậy múa hát theo nhạc
- Các con vừa vận động bài hát gì ?
- Bài hát nói về ai ?
- Trong gia đình các con có những ai ?
- Cô cho trẻ xem tranh gia đình lớn ,gia đình nhỏ trên máy chiếu
- Cô trò chuyện giáo dục gia đình là nơi vui vẻ và hạnh phúc, trong gia đình mọi người luôn quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.( Cho trẻ xem ảnh cả gia đình đang tổ chức sinh nhật).
- Trong 1gia đình thì có rất nhiều nhu cầu như: ăn uống, nghỉ ngơi, ăn mặc… và nhu cầu được quan tâm chia sẻ yêu thương.
- Xem tranh 1 đứa trẻ bất hạnh vì thiếu tình thương và quan tâm của gia đình.
- C/C nhờ có sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, ba mẹ mà c/c đã được lớn lên và khỏe mạnh như ngày hôm nay đó.Vì vậy c/c phải luôn yêu thương và kính trọng ông bà cha mẹ mình nhé. C/C ngoan ngoãn là ông bà cha mẹ vui rồi.
- Có 1 bài thơ nói về 1 bạn nhỏ đã làm 1 việc rất nhỏ để cho bà mình vui đó. C/C cùng lắng nghe bài thơ “ Bà và cháu” của tác giả Phạm Thị Thọ để xem bạn nhỏ đã làm việc gì nhé.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Truyền thụ tác phẩm .
- Cô đọc lần 1 : diễn cảm.
- Cô đọc lần 2 : Sử dụng hình ảnh minh họa trên máy.
- Cô giảng nội dung– Giai thích từ khó: “Sống vui và sống khỏe”: Lúc nào cũng vui tươi và khỏe mạnh.
- Lớp – tổ đọc 2-3 lần.
* Đàm thoại:
- Lớp mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Trong bài thơ nói bé đang làm gì nhỉ?
- Bà đã gọi bé dậy để làm gì?
- C/C có biết tập thể dục để làm gì không? ( Để khoẻ mạnh)
- Giáo dục: À, để cơ thể khỏe mạnh và nhanh lớn thì ngoài việc c/c được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng ra, thì c/c phải thường xuyên tập thể dục nữa đấy. Và nhớ cùng tập với ông bà cho ông bà thêm vui nhé.
- Nhóm, cá nhân đọc- Cô sửa sai.
*Cô đóng vai bà cùng trẻ tập thể dục: Hát “ Cùng đi đều”.-vận động.
* HOẠT ĐỘNG 3: TC” Tô màu tranh”.
- Cô nhận 1 hộp quà của chú họa sĩ mở ra xem và tặng cho 3 nhóm cho tô màu tranh “Bà và bé cùng tập thể dục”.
* Kết thúc: Đọc lại thơ” Bà và cháu”.
Trẻ tham gia múa cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ kể về gia đình của mình
Đàm thoại theo sự hiểu biết của trẻ
Trẻ lắng nghe
Trẻ nghe cô giảng nội dung bài thơ.
Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
-Trẻ đọc thơ.
Trẻ tô màu tranh..
Chủ đề: Gia đình- Khối Mầm
Chủ đề nhánh 4: Nhu cầu tình cảm gia đình bé.
Môn: LQVH
Đề tài : Thơ” Bà và cháu”. Nhóm lớp: 3-4 tuổi
Ngày soạn: 15-10-2012 Ngày dạy: 19-10-2012
Địa điểm dạy: Lớp Mầm 1
Giáo viên dạy: Thòng Mộc Múi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- giúp trẻ cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ nắm được vần điệu, âm điệu của bài thơ.
- Biết chơi tốt trò chơi ,phối hợp chơi cùng bạn .
2. Kĩ năng
- Tạo cơ hội phát triển kỹ năng nghe , nói rõ ràng , mạch lạc ,đủ câu ,phát triển ngôn ngữ thông qua bài thơ .
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định .
3. Thái độ
- Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết kính trọng, yêu thương những người trong gia đình , vâng lời ông bà bố mẹ và làm cho ông bà vui .
II . CHUẨN BỊ : - Không gian tổ chức.
- Máy nghe nhạc ,đĩa bài hát “ cháu yêu bà ”
- Màn hình chiếu
- Tranh bà cháu tập thể dục.
- Trò chơi, màu.
III / CÁCH TIẾN HÀNH :
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định trò chuyện
- Cô mở nhạc bài hát “ Cháu yêu bà ”
- Cô cùng trẻ đứng dậy múa hát theo nhạc
- Các con vừa vận động bài hát gì ?
- Bài hát nói về ai ?
- Trong gia đình các con có những ai ?
- Cô cho trẻ xem tranh gia đình lớn ,gia đình nhỏ trên máy chiếu
- Cô trò chuyện giáo dục gia đình là nơi vui vẻ và hạnh phúc, trong gia đình mọi người luôn quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.( Cho trẻ xem ảnh cả gia đình đang tổ chức sinh nhật).
- Trong 1gia đình thì có rất nhiều nhu cầu như: ăn uống, nghỉ ngơi, ăn mặc… và nhu cầu được quan tâm chia sẻ yêu thương.
- Xem tranh 1 đứa trẻ bất hạnh vì thiếu tình thương và quan tâm của gia đình.
- C/C nhờ có sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, ba mẹ mà c/c đã được lớn lên và khỏe mạnh như ngày hôm nay đó.Vì vậy c/c phải luôn yêu thương và kính trọng ông bà cha mẹ mình nhé. C/C ngoan ngoãn là ông bà cha mẹ vui rồi.
- Có 1 bài thơ nói về 1 bạn nhỏ đã làm 1 việc rất nhỏ để cho bà mình vui đó. C/C cùng lắng nghe bài thơ “ Bà và cháu” của tác giả Phạm Thị Thọ để xem bạn nhỏ đã làm việc gì nhé.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Truyền thụ tác phẩm .
- Cô đọc lần 1 : diễn cảm.
- Cô đọc lần 2 : Sử dụng hình ảnh minh họa trên máy.
- Cô giảng nội dung– Giai thích từ khó: “Sống vui và sống khỏe”: Lúc nào cũng vui tươi và khỏe mạnh.
- Lớp – tổ đọc 2-3 lần.
* Đàm thoại:
- Lớp mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Trong bài thơ nói bé đang làm gì nhỉ?
- Bà đã gọi bé dậy để làm gì?
- C/C có biết tập thể dục để làm gì không? ( Để khoẻ mạnh)
- Giáo dục: À, để cơ thể khỏe mạnh và nhanh lớn thì ngoài việc c/c được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng ra, thì c/c phải thường xuyên tập thể dục nữa đấy. Và nhớ cùng tập với ông bà cho ông bà thêm vui nhé.
- Nhóm, cá nhân đọc- Cô sửa sai.
*Cô đóng vai bà cùng trẻ tập thể dục: Hát “ Cùng đi đều”.-vận động.
* HOẠT ĐỘNG 3: TC” Tô màu tranh”.
- Cô nhận 1 hộp quà của chú họa sĩ mở ra xem và tặng cho 3 nhóm cho tô màu tranh “Bà và bé cùng tập thể dục”.
* Kết thúc: Đọc lại thơ” Bà và cháu”.
Trẻ tham gia múa cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ kể về gia đình của mình
Đàm thoại theo sự hiểu biết của trẻ
Trẻ lắng nghe
Trẻ nghe cô giảng nội dung bài thơ.
Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
-Trẻ đọc thơ.
Trẻ tô màu tranh..
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thòng Mộc Múi
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)