Tho 1945-1975

Chia sẻ bởi Lê Phương Nhung | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: tho 1945-1975 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

THƠ 1945-1975
I. Các khái niệm cơ bản
1. Khái niệm thơ
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
2. Các thể loại thơ
a)Thơ dân gian Việt Nam (ca dao, tục ngữ): Là các thể loại được sử dụng nhiều nhất, khá dễ trong dân gian. Hầu như già trẻ lớn bé, trai gái, giàu nghèo... cứ là người Việt Nam là phải biết.
- Thơ lục bát.
- Song thất lục bát.
- Vè.


b) Thơ Đường:Đây là thể loại thơ nói thế nào nhỉ,nó giống như mấy bài thơ chúng ta học của mấy thi sĩ Trung Hoa cổ đó(LíBạch, Bạch Cư Dị...)
- Thơ cổ phong: (ngũ ngôn, thât ngôn)
- Thơ luật: (ngũ ngôn, thất ngôn)
- Thơ Tuyệt Cú (hay còn gọi là Tứ Tuyệt).
(ở đây, trong mỗi phần của thơ có thể sẽ chia làm nhiều loại).

c)Thơ mới :
- Thơ bốn chữ.
- Thơ năm chữ.
- Thơ sáu chữ.
- Thơ bảy chữ.
- Thơ tám chữ.
3. Nhân vật trữ tình- cảm hứng trữ tình.
* Nhân vật trữ tình là một cách ẩn mình của tác giả khi không muốn biểu lộ trực tiếp. Nhân vật ấy có thể sẽ k có tên, k có tuổi, nhưng những dòng cảm xúc lại được thể hiện rất rõ nét, qua đó ta thấy đc quan niệm, cách nhìn, suy nghĩ, cảm xúc hiện tại của nhà thơ - nhà văn.

* Cảm hứng trữ tình.


II. Các chặng đường thơ Việt Nam từ 1945-1975
1. Giai đoạn (1945-1954): những năm đầu cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp.
1.1.Quá trình phát triển của thơ 1945-1954
Thơ ca tràn đầy cảm hứng lãng mạn công dân say sưa ngợi ca cuộc hồi sinh của đất nước và niềm vui sướng trong độc lập tự do.
Trong thời gian kháng chiến thơ là thể loại nổi trội và phong phú hơn cả, thơ đi vào chiến đấu và trở thành vũ khí lợi hại.
Cảm hứng lãng mạn trong thơ được tiếp nối bằng cảm hứng lãng mạn anh hùng. Tiêu biểu là thơ của Quang Dũng với Tây Tiến được xem là thi phẩm độc đáo, toàn bích hiếm có trong thơ kháng chiến.
Nguyễn Đình Thi mở ra hướng cách tân cho thơ, ý thức tìm tiếng nói nghệ thuật với các tác phẩm như đường núi, chia tay,…
Đại chúng hóa là xu hướng mà nhiều nhà thơ đã tìm đến ngay đầu kháng chiến và trở thành khuynh hướng chủ đạo trong giai đoạn này. Tố Hữu là tác giả không thể không nhắc đến với cá nước, bầm ơi,..ngoài ra đại chúng hóa còn thu hút các tác giả tiên biểu khác như Hoàng Cầm, Chính Hữu,..
Phong trào sáng tác thơ, ca dao, hò, vè của quần chúng tiếp tục phát triển sôi nổi và rộng khắp. Các nhà thơ lớn cách mạng cũng chuyển sang viết theo lối thơ đại chúng như Xuân Diệu, Chế lan Viên,…
Xuất hiện nhũng bài thơ theo hướng khái quát tổng hợp và phát triển trong những năm sau
1.2. Những đặc điểm và nội dung và nghệ thuật của thơ 1945-1954
a. Lòng yêu nước là tình cảm bao trùm và sâu rộng nhất gắn bó với con người VN. Tình cảm ấy được thể hiện thành muôn nghìn trạng thái.
Tình cảm thiết tha, nỗi nhớ da diết về quê hương Kinh Bắc (Bên kia sông Đuống)
Tình cảm gắn bó tiền tuyến với hậu phương như cá với nước
( Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông)
Tình nghĩa gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc( Việt Bắc – Tố Hữu)
Tinh thần tự hào dân tộc ( Đất nước-Nguyễn Đình Thi)
b)Thơ hướng vào thể hiện hình ảnh quần chúng nhân dân qua hình tượng cái tôi trữ tình quần chúng và các nhân vật trữ tình.
- Nhân vật quần chúng phong phú, thuộc nhiều tầng lớp, dân tộc với nhiều phẩm chất, vẻ đẹp tiêu biểu là hình ảnh người mẹ. phụ nữ,..
- Thơ kháng chiến thể hiện nhận nhận thức chính trị, vai trò sức mạnh của các tầng lớp, thế hệ:
“Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét nước làng em lo”
(Phá đường – Tố Hữu)
c)Thơ kháng chiến đã tạo nên sự thay đổi về quan niệm thẩm mĩ và chất liệu thơ ca.
- Cách mạng và kháng chiến đưa thơ trở về với hiện thực của cuộc sống, giúp nhà thơ tìm thấy chất thơ trong sinh hoạt lao động và đấu tranh của quần chúng.
- Các nhà thơ đã tìm thấy chất thơ trong cái giản dị hàng ngày, đấu tranh của quần chúng.
- Thơ kháng chiến đã đưa đến sự thay đổi quan trọng về quan niệm thẩm mĩ, về cái đẹp trong thơ.
- Thơ mới 1932-1945 cũng đã từng tạo nên một hệ thống thi liệu mới thoát khỏi quy phạm. ước lệ,..thơ kháng chiến tìm đến chất liệu giàu tính hiện thực trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân còn có cả chính trị, quân sự,…
d) Về hình thức thể loại, thơ kháng chiến sử dụng phổ biến các thể thơ có nguồn gốc dân gian dân tộc đồng thời phát triển cả thể thơ tự do và lối thơ tập thể.
- Theo hướng dân tộc, đại chúng: tìm về những thể thơ quen thuộc là lục bát, bốn chữ,…tiêu biểu là Tố Hữu.
- Thơ tự do thể nghiệm trong phong trào thơ mới nhưng chưa thành công thực sự đến thơ kháng chiến thì xuất hiện khá phổ biến và thành công tiêu biểu là Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi.
e) Cùng với sự biến đổi căn bản về nội dung tư tưởng cảm xúc thì ngôn ngữ thơ kháng chiến tất yếu cũng có những biến đổi mạnh so với trước.
- Xu hướng chung là đưa ngôn ngữ thơ phát triển về phía hiện thực cuộc sống như cuộc sống lao động, đấu tranh của quần chúng nhân dân,…
- Ngoài từ ngữ sinh hoạt còn có từ ngữ chính trị quân sự cũng được sử dụng rộng dãi.
2.Thơ trong mười năm hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp.
2.1. Nhìn chung về sự phát triển và thành tựu của thơ 1955-1964.
- Trong những năm đầu hòa bình thơ ca tập trung thể hiện niềm vui và niềm tự hào lớn lao về chiến thắng và hòa bình. Tố Hữu sau Ta đi tới và Việt Bắc viết năm 1954 lại tiếp tục hướng ấy với Xưa…nay, Quang vinh Tổ quốc chúng ta 1955, Nguyễn Đình Thi hoàn thành bài Đất Nước…Văn Cao viết một trường ca quy mô về Hải Phòng qua những biến thiên của lịch sử và xã hội – Những người trên cửa biển 1956
- Công cuộc khôi phục lại đất nước sau chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới đã mở ra những đề tài và nguồn cảm hứng mới cho thơ: cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước gắn liền với cảm hứng về lao động xây dựng, với niềm vui và niềm tự hào của con người lao động làm chủ. Trời mỗi ngày lại sáng 1959, Đất nở hoa 1960, Bài thơ cuộc đời 1963 của Huy Cận hay của Xuân Diệu bài: Một khối hồng 1964, Hai đợt sóng 1967
- Thể hiện sự hồi sinh của đất nước, khẳng định cuộc sống mới và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thơ còn đề cập và giải đáp một vấn đề trọng yếu trong đời sống tư tưởng tinh thần của xã hội đương thời, vấn đề mối quan hệ riêng – chung, con đường từ cái riêng đi đến hòa nhập với cái chung.
- Các nhà thơ từ phong trào thơ mới đến cách mạng đã giải đáp vấn đề riêng – chung bằng những trải nghiệm qua chính con đường đi của cuộc đời và thơ mình, con đường “Từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người”, “Gió lộng” 1961
- Đề tài có tác động sâu xa đến tình cảm và tư tưởng của đông đảo nhân dân đó là tình cảm với miền nam và khát vọng thống nhất đất nước. Xuân diệu với tác phẩm “Nhớ quê nam”, Tế Hanh “Lòng miền Nam” 1956, Nguyễn Bính “ Gửi người vợ miền nam”
2.2.Những đặc điểm
a. Sự mở rộng các đề tài, chủ đề và cảm hứng trong thơ đi liền với sự phát triển theo hướng đa dạng và thống nhất của cái “tôi” trữ tình.
- Cùng với cảm hứng về cuộc sống mới về miền nam và đấu tranh thống nhất, thơ cũng đã khai thác cảm hứng lịch sử, mà chủ yếu về cuộc kháng chiến chống Pháp về lịch sử đấu tranh cách mạng. Kháng chiến và cách mạng được trân trọng như những giá trị tinh thần quý báu những kỷ niệm ân tình và là ánh sáng tiếp tục rọi chiếu con đường đi tới. Với “Tiếng hát con tàu”- Chế Lan Viên
- Cái “tôi” trữ tình mang tính đa dạng và thống nhất mà nền tảng tư tưởng của nó là sự thống nhất riêng – chung. Với Chế Lan Viên nhớ đến Gốc nhãn cao trong vườn mẹ để mong mỏi có một ngày “ Chắp đường Nam Bắc con thăm mẹ, hái một chùm ngon dâng mẹ ăn”
- Bên cạnh xuất hiện trở lại của cái “tôi” riêng tư, thơ trong giai đoạn này còn hướng tới sáng tạo hình tượng cái “tôi” trữ tình trong dạng khái quát, đại diện cho cộng đồng dân tộc, đất nước, cách mạng, cái “ tôi” sử thi. Cách mạng tháng tám của Trần Dần, Bài ca mùa xuân 1961 của Tố Hữu
b. Những phong cách riêng đã xuất hiện và được khẳng định, làm phong phú và đa dạng cho tiếng nói chung và diện mạo của nền thơ.
- Sau năm 1954 cuộc sống hòa bình trở lại và với sự phát triển của xã hội, con người với tư cách cá nhân, với cuộc sống riêng không thể không được tính đến. Tương ứng với điều đó trong nghệ thuật đã có sự quan tâm trở lại tới phong cách và cá tính, kinh nghiệm và quan niệm riêng của mỗi người nghệ sỹ, cố nhiên là ở trong chừng mực nó không mâu thuẫn mà phải phù hợp với tư tưởng chung, lợi ích chung của cách mạng, của dân tộc. Trong thơ ở chặng đường này, hiện tượng chú ý nhất về mặt đội ngũ tác giả là sự khẳng định trở lại của nhiều nhà thơ thuộc thế hệ Thơ Mới. Họ vốn là những nhà thơ mà tài năng và phong cách được khẳng định trong phong trào Thơ Mới.
- Những nét đặc trưng ổn định trong phong cách nghệ thuật của các nhà thơ này đã trở lại như một thuộc tính giá trị, tạo lên cái nhìn và giọng điệu riêng của mỗi nhà thơ làm giàu cho nền thơ dân tộc
c. Về mặt nghệ thuật, thơ giai đoạn này vừa coi trọng việc kế thừa những kinh nghiệm nghệ thuật của thơ các giai đoạn trước, vừa có những tìm tòi, sáng tạo mới.
- Về mặt thể thơ, ngoài nguồn gốc dân gian và dân tộc các thể thơ tứ tuyệt, bẩy tiếng, thơ tự do được sử dụng rộng rãi và có nhiều thành công. Thơ kháng chiến đã xuất hiện trở lại trong thơ Tô Hữu, Huy Cận,…
- Các nhà thơ cũng quan tâm nhiều hơn đến việc sáng tác những hình ảnh khái quát, tượng trưng,…
3. Thơ trong thời kì kháng chiến chống mỹ (1965-1975)
3.1. Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.
- Như một lẽ tất yếu của văn học dân tộc, thơ cũng như mọi thể loại văn học khác đã trở thành vũ khí tinh thần, sức mạnh tham gia vào cuộc chiến đấu gắn bó với vận mệnh của dân tộc nhân dân.
- Từ chủ đề đấu tranh thống nhất sang chủ đề kháng chiến chống Mỹ là một sự vận động liên tục tự nhiên của nền thơ.
- Trong mấy năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thơ thường viết về những cuộc lên đường, ra đi,…như Đường ra mặt trận(Chính Hữu), Cuộc chia li mầu đỏ(Nguyễn Mỹ),…
- Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ với ý thức công dân và tinh thần của người chiến sĩ các nhà thơ đã đưa thơ lên chiến hào, nơi mũi nhọn của cuộc chiến đấu như Nhũng đêm hành quân( Xuân Diệu), Xuân 68(Tố Hữu),…
- Không chỉ bám sát hiện thực chiến tranh ở những hình ảnh, chi tiết cụ thể thơ chống Mỹ còn theo sát cuộc chiến đấu của dân tộc trên những sự kiện lớn, vấn đề hệ trọng trong đời sống chính trị tư tưởng.
- Những năm cuối chiến tranh và sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ thơ tiếp tục khai thác dề tài sử thi và chất chính luận theo hướng tăng cường chất triết lí, suy tưởng.
- Sự phát triển mạnh mẽ của thơ thời kháng chiến chống Mỹ thể hiện ở đội ngũ sáng tác như Tố Hữu, Huy Cận, Thanh Thảo,…
3.2. Những đặc điểm
a. Thơ kháng chiến chống Mỹ tập trung biểu hiện những tình cảm và tư tưởng lớn, bao trùm trong đời sống tinh thần của con người thời đại chống Mỹ cứu nước.
- Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đặt dân tộc ta trước những thử thách, vận mệnh của đất nước, tự do và độc lập đứng trước nguy cơ một mất một còn. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy thơ không thể không trở thành tiếng nói chung của cộng đồng, khát vọng tình cảm của cả dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của mọi người trong cuộc kháng chiến, là nguồn cảm hứng lớn cho mọi tác phẩm thơ ca. Kế tục trực tiếp nhất là thơ kháng chiến chông Pháp, đấu tranh thống nhất đất nước.
Ôi tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi
(Tố Hữu)
- Thơ khám phá, phát hiện về tổ quốc bằng nhận thức sâu sắc,sức mạnh tư tưởng của thời đại. Đất nước được nhìn nhận về không gian, núi sông, rừng biển :
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù xa
(Lê Anh Xuân)

- Thơ thời kì này đặc biệt coi trọng sự phát hiện về đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử và bề sâu văn hóa, tinh thần. Đất nước nhìn nhận trong mối tương quan với nhân loại thời đại.
Thơ đã xây dựng được nhiều hình tượng về con người Việt Nam.
b. Thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ tập chung xây dựng hai loại hình cái “Tôi” trữ tình, cái “Tôi” sử thi và cái “Tôi” thế hệ.
- Cái tôi trữ tình trở thành chủ đạo và đặc trưng trong thời kháng chiến chống Mỹ.
- Cái tôi sử thi xuất hiện trong thời kì kháng chiến chống Pháp, nó chủ yếu thể hiện ra trong nhận thức, phát triển và tự thể hiện.
- Ta sử dụng cái tôi với hai bình diện:
+ Đó là sự khảng định, tự biểu hiện của cả cộng đồng dân tộc.
+ Nhà thơ lại có vai trò chiêm ngưỡng, nhìn ngắm ngọi ca với tất cả lòng thành kính và tự hào.
Cái tôi thế hệ là dạng thức biểu hiện, nổi bật của cái tôi trữ tình trong các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ. Nó thống nhất với cái tôi sử thi. Thể hiện trong hình ảnh những con người cụ thể tiêu biểu cho thế hệ đấy.
c. Tăng cường tính chính luận, nội dung chính luận đã thâm nhập và chi phối mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống kể cả thơ.
- Tính chính luận thường gắn bó và được bổ xung bằng chất suy tưởng triết lí. Tố Hữu đã nhiều lần khảng định về dân tộc:
“Việt Nam, Người là ai mà trở thành nhân loại?
Người là ai mà sức mạnh thần kì”

- Xu hướng đưa chất liệu hiện thực vào thơ đã được mở ra từ thời kháng chiến chống Pháp và đã thu được nhiều thành công. Thơ những năm chống Mỹ tiếp tục đẩy mạnh xu hướng ấy đồng thời đạt được sự kết hợp nhuần nhuyễn hơn giữa ngoại cảnh và nội tâm, miêu tả và biểu hiện, cụ thể và khái quát.
III. Những khuynh hướng chính trong sự vận động của thơ
1945-1975
1. Tăng cường chất liệu hiện thực nhằm đưa thơ về gần với đời sống thực.
- Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc thông qua sự biểu hiện của cái tôi, trữ tình.
- Trong thơ có ba yếu tố: tình, cảnh và sự (theo Lê Quý Đôn)
- Trong thơ mới thế giới nghệ thuật chủ yếu được xây dựng bằng chất liệu nội cảm.
- Cái tôi trong thơ mới chìm sâu vào trong nỗi cô đơn và trống
vắng. Cách mạng và kháng chiến đã lay tỉnh cái tôi của các nhà thơ
mới đưa thơ trở về mảnh đất của đời sống hiện thực: đất nước và
nhân dân. Mọi mặt của đời sống nhân dân đã in dấu đậm nét trong
thơ giai đoạn này.
- Xu hướng tăng cường chất liệu hiện thực đời sống đã được tiếp
tục trong thơ lao động và xây dựng đời sống mới được chọn lọc
nâng, cao hơn bằng sự phát hiện những ý nghĩa sâu sắc, giá trị độc
đáo và điển hình của mỗi chi tiết hình ảnh.
Xu hướng tăng cường chất liệu hiện thực đời sống đã được tiếp tục trong thơ lao động và xây dựng đời sống mới được chọn lọc nâng, cao hơn bằng sự phát hiện những ý nghĩa sâu sắc, giá trị độc đáo và điển hình của mỗi chi tiết hình ảnh.
Đồng thời đã khắc phục dần hiện tượng đưa hiện thực đời sống vào thơ một cách xô bồ thiếu chọ lọc, ngoại giới lấn át nội tâm.
- Tăng cường chất liệu hiện thực đời sống dẫn tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ gia tăng một cách đáng kể nhờ sự kết hợp, thống nhất với chất trữ tình chính luận, triết lí, suy tưởng và phụ thuộc vào bút pháp, phong cách của tác giả.
2. Tăng cường tính khái quát, chất triết lí, suy tưởng trong thơ.
Trong bản chất thể loại thơ không đối lập với triết lí, suy tưởng, với chất trí tuệ. Sự hàm súc và chiều sâu luôn là ,một yêu cầu đối với thơ bằng huy động sức mạnh trí tuệ thông qua suy tưởng triết lí khái quát. Nền thơ cách mạng không chỉ phản ánh hiện thực cách mạng kháng chiến đời sống tâm hồn con người mà còn đề cập và giải đáp những vấn đề tư tưởng tình cảm trong thời đại có nhiều biến động.
Gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc và cách mạng thơ không xa dời đời sống chính trị trên những vấn đề cốt yếu vì vậy tính chính luận đã trở thành đặc điể khá phổ biến trong thơ 1945 – 1975
* Tính chính luận được bổ sung và nâng cao bằng những suy tưởng triết lí, sức mạnh trí tuệ bổ sung cho nhiệt tình công dân và tinh thần chiến đấu
* Suy tưởng, triết lí có thể làm giàu cho thơ ở phương diện phẩm chất trí tuệ, nhưng không thể thay thế cho tình cảm, cảm xúc chỉ có thể nẩy nở trong quá trình tiếp xúc với đời sống thực tại, bằng sự sống trực tiếp của nhà thơ.
3.Về hình thức nghệ thuật trong thơ gđ 1945 – 1975 nổi lên hai xu hướng chính: kế thừa các hình thức thơ ca dân gian, dân tộc và tự do hóa hình thức thơ
- Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám là nền văn học hướng về đại chúng và dân tộc. Quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng chủ yếu của văn học mà còn là công chúng đông đảo, là đối tượng phục vụ chính của văn học.
- Thể thơ lục bát của ca dao, thể bốn tiếng, năm tiếng theo lối vè kể chuyện và điệu hát giặm Nghệ Tĩnh đã được sử dụng khá rộng rãi xong trong thơ của nhiều nhà thơ từ Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Tế Hanh đến các nhà thơ quần chúng như: Trần Hữu Thung, Minh Huệ…
- Ở thể thơ lục bát cổ điển và thể song thất lục bát dân tộc đã được Tố Hữu vận dụng khá thành công trong sự kết hợp với truyền thống dân gian, từ việt bắc, ba mươi năm đời ta có Đảng đến kính gửi cụ Nguyễn Du, non nước ngàn dặm.
- Thơ lục bát và các thể thơ quen thuộc vẫn tiếp tục chứng tỏ sức sống bền lâu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Cùng với xu hướng tìm về những hình thức nghệ thuật dân gian, dân tộc thì xu hướng tự do hóa hình thức thơ cũng là một hướng tìm tòi, phát triển rất quan trọng về phương diện hình thức nghệ thuật của nền thơ cách mạng sau 1945
- Tự do hóa hình thức thơ được thể hiện ở những cấp độ khác nhau: dòng thơ, thể thơ, bài thơ. Nền thơ hiện đại vẫn sử dụng nhiều thể cách luật từ thơ ca truyền thống hoặc được sáng tạo trên cơ sở các thể thơ truyền thống. xu hướng tự do hóa trong trường hợp này thường chỉ được thể hiện ở nới lỏng các quan hệ giữa các dòng thơ thêm hay bớt số tiếng trong một dòng và thay đổi nhịp điệu dòng thơ
- Về cấu trúc đơn vị bài thơ cũng khá tự do trừ thể tứ tuyệt và bát cú có số dòng hạn định.
- Xu hướng tự do hóa được thể hiện ở cấp độ bao quát nhất là ở thể thơ. Sử dụng nhiều thể thơ đã có sẵn trong thơ ca dân gian, thơ cổ điển và thơ mới.
- Sự mở rộng về dung lượng hiện thực, gia tăng chất tự sự đã làm xuất hiện nhiều và cả những truyện thơ đặc biệt sự phát triển của thể trường ca là một minh chứng.
Nền thơ cách mạng từ 1945 – 1975 đã phát triển và trưởng thành trong sự gắn bó mật thiết với các chặng đường cách mạng đặc biệt với hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Thơ ca đã biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn và những khát vọng tinh thần của người Việt Nam. Thơ 1945 – 1975 có nhiều đổi mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc và hình thức nghệ thuật nhưng không hề đứt đoạn với nền thơ dân tộc từ ca dao, thơ cổ điển trung đại đến thơ mới. Đó là sự tiếp tục của tiến trình hiện đại hóa thơ ca dân tộc. Đây có thể coi là một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thơ ca Việt Nam, vừa tao được nền vững chắc phong trào thơ lại có sự kết tinh ở nhiều tác giả có phong cách nghệ thuật rõ nét nà độc đáo
5. Câu hỏi tự chọn
Bằng việc phân tích một số trường hợp cụ thể, hãy chỉ ra sự tiếp thu, kế thừa và phát triển những kinh nghiệm nghệ thuật của thơ ca dân gian trong nền thơ ca cách mạng 1945-1975?
Kế thừa những truyền thống và kinh nghiệm của các thời kì trước, văn học Việt Nam 1945- 1975 đã xứng đáng với sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong thời đại mới. Văn học đã gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng, với vận mệnh của đất nước đã sáng tạo nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp, thế hệ trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt, trong mối quan hệ, gắn bó với cộng đồng

- Về mặt thể loại: văn học thời kì này cũng có những thành tựu đáng kể. Các thể loại phát triển khá toàn diện như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí... trong đó thơ ca vẫn là nổi trội hơn cả. Với hai cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, thơ đã đem đến cho người đọc một tiếng nói trữ tình mới mẻ, khoẻ khoắn - tiếng nói trữ tình của quần chúng nhân dân. Các nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ như Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật... đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo góp phần đổi mới thi ca Việt Nam.
Việt Bắc vừa là một sự hòa hợp mới. Đời sống dân tộc trong những năm chiến tranh, rừng núi quê hương kháng chiến, đòi hỏi một tiếng nói nghệ thuật thích hợp… Thơ trở về với cách nói gần gũi, chân tình, thắm thiết của thơ ca truyền thống. Tố Hữu sử dụng thành công nhiều hình thức thơ dân tộc. Thể thơ lục bát thấp thoáng và còn ít gây ấn tượng trong TỪ ẤY đã được Tố Hữu nâng cao với giọng điệu thơ đằm thắm, thiết tha mang hồn của quê hương, đất nước trong BẦM ƠI, VIỆT BẮC.
“ Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…”
- Về nội dung tư tưởng: văn học thời kì này đã phát huy những nét lớn trong trong truyền thống tinh thần dân tộc - cũng là nét nổi bật trong phẩm chất con người Việt Nam của thời đại ấy đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo.
Và sau này với Tiếng hát sang xuân, Bài ca quê hương, nhất là Nước non ngàn dặm:
“Nửa đời, tóc ngả màu sương
Nhớ quê, anh lại tìm đường thăm quê
Đường vào, như tỉnh như mê
Đường ra phía trước, đường về tuổi xuân
Đã đi muôn dặm xa gần
Nay về Nam cũng bước chân bồi hồi!...”

Tố Hữu trở thành một trong số rất ít những người làm thơ lục bát hay nhất giai đoạn sau Cách mạng. Tố Hữu không trăn trở để đổi mới cấu trúc của thơ lục bát. Thơ lục bát của Tố Hữu gần với mạch của ca dao, của thơ Kiều nhưng lại rất hòa hợp với nhiều đề tài cách mạng.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".
( Tây Tiến- Quang Dũng)
Đoạn thơ ghi lại một cách chân thật, hào hùng cái khốc liệt dữ dội của chiến tranh, của một dân tộc quật khởi đứng lên dùng giáo mác, gậy tầm vông chống lại sắt thép quân thù. Hình tượng thơ được đặt trong thế tương phản đối lập để khẳng định chí khí hiên ngang, anh hùng, những tâm hồn với bao mộng mơ tuyệt đẹp. "Đoàn binh không mọc tóc", "quân xanh màu lá", có vẻ tiều tụy, ốm đau vì bệnh sốt rét rừng, nhưng tư thế vô cùng oai phong lẫm liệt: "dữ oai hùm". Cũng là một cách nói truyền thống trong thơ ca dân tộc ngợi ca sức mạnh Việt Nam: "Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu" (Phạm Ngũ Lão), "Tỳ hổ ba quân - Giáo gươm sáng chói" (Trương Hán Siêu), "Sĩ tốt kén tay tì hổ - Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh" (Nguyễn Trãi),.... Quang Dũng đã kế thừa một cách sáng tạo thơ ca cổ điển dân tộc để viết nên những vần thơ hào sảng như vậy!
Thơ 1945-1975 dù có nhiều đổi mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc và hình thức nghệ thuật nhưng không hề đứt đoạn với nền thơ dân tộc ,từ ca dao,thơ cổ điển trung đại đến thơ mới,đó là sự tiếp tục của tiến trình hiên đại hóa thơ ca dân tộc.Đây có thể coi là một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ và phong phú của thơ Việt Nam, vừa tạo được cái nề vững chắc của phong trào thơ, lại có được sự kết tinh ở nhiều tác giả và phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo.
PHẦN TỰ CHỌN
Phân tích, so sánh hình tượng người lính trong hai bài thơ: Tây Tiến (Quang Dũng ) và Đồng chí ( Chính Hữu ).
“ Có một bài ca không bao giờ quên”. Vâng đó là những năm tháng hào hùng đầy khí thế của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống Pháp chống Mỹ vĩ đại và xây lên bản tình ca không thể nào quên ấy là những người lính _ con người đẹp nhất của thời đại, người con trung hiếu của nhân dân. Chính vì vậy văn học giai đoạn 1945_1975 lại có nhiều tác phẩm viết về người lính đến vậy. Nhưng có lẽ để lại sâu nhất trong lòng người đọc là hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp ở hai bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu. Bởi lẽ hai nhà thơ đều khắc họa thành công những con người cao đẹp ấy. Song mỗi người lại có cảm hứng, bút pháp của riêng mình khác hẳn nhau.
Tây Tiến và Đồng chí đều được sáng tác năm 1948, Quang Dũng và Chính Hữu đều là nhà thơ quân đội cả hai sáng tác đều viết về vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.Với cảm hứng khác nhau, bút pháp khác nhau Quang Dũng và Chính Hữu đã tạo vào thời gian những tượng đài người lính Cụ Hồ. Họ đều là những người con yêu nước của Tổ quốc sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ cho quê hương đất nước.
Hai hình tượng thơ ấy đã phản ánh rất chân thực rất đẹp về người lính trong một thời kì lịch sử có thể gộp lại thành hình tượng tiêu biểu của người lính thời kháng chiến chống Pháp. Nó xứng đáng là bức chân dung của thời đại, một “tượng đài nghệ thuật” về người lính bất tử với thời gian.
 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phương Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)