Thiết kế sơ đồ cho bài dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Chia sẻ bởi Dương Thanh Bình |
Ngày 21/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Thiết kế sơ đồ cho bài dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
THIẾT KẾ SƠ ĐỒ CHO BÀI DẠY
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản Viên từ phán sự lục- trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ)
(Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, nâng cao)
1. Phác thảo nguồn kiến thức:
1.1. Những kiến thức, kỹ năng cần đạt qua bài dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Qua việc khai thác giá trị nghệ thuật của tác phẩm, giáo viên (GV) giúp học sinh (HS) hiểu được tính cách cương trực, trọng công lý, “thấy sự gian tà thì không thể chịu được” của nhân vật Ngô Tử Văn.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm tự sự thuộc thể loại truyện truyền kì. Do vậy, điều cần thiết trong quá trình giảng dạy tác phẩm là giúp cho HS nắm bắt được nội dung truyện, thấy được ý nghĩa của một số sự kiện, chi tiết tiêu biểu, hiểu được tính cách nhân vật chính, từ đó tìm hiểu tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đặc biệt, qua bài học này, GV cần rèn luyện cho HS kỹ năng nhận diện kết cấu, cách xây dựng xung đột và sắp xếp tình tiết trong một truyện truyền kỳ.
1.2. Nội dung bài học:
1. 2.1. Tác giả:
Nguyễn Dữ người Gia Phúc, Hồng Châu (nay thuộc tỉnh Hải Dương) sống vào khoảng thế kỉ XVI, chưa rõ năm sinh, năm mất. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật
1.2.2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục:
- Thời gian ra đời: Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI.
- Nội dung chính: Đằng sau yếu tố kì ảo là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với những bất công, ngang trái và khát vọng phá bỏ bất công, vươn lên tìm hạnh phúc của con người.
- Thể loại: Truyền kì là một loại truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống.
1.2.3. Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trong Truyền kì mạn lục):
- Tóm tắt truyện: Vì muốn trừ hại cho dân, Tử Văn đốt đền (đền thờ viên Bách hộ họ Thôi, một bộ tướng của Mộc Thạnh đã tử trận làm yêu làm quái trong dân gian ). Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và dọa sẽ kiện đến Diêm vương. Thổ công nói cho Tử Văn biết sự thật về bản chất của viên Bách hộ họ Thôi và dặn chàng nói sự thật trước Diêm Vương. Sau đó, Tử Văn bị bắt xuống Vương phủ. Mặc dù bị tên Bách hộ họ Thôi vu vạ, Diêm vương uy hiếp, đe dọa nhưng Tử Văn vẫn bình tỉnh, đấu tranh giành sự công bằng. Cuối cùng viên Bách hộ họ Thôi bị trừng trị, Tử Văn được làm phán sự đền Tản Viên.
- Chủ đề: Truyện đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn- một trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
- Phân tích:
+ Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn:
Tính cách của Tử Văn: “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được”, “là một người cương trực”, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Tính cách này được thể hiện qua một số chi tiết: Đốt đền để trừ hại cho dân, không khiếp sợ trước lời đe dọa của hung thần, gan dạ trước bọn quỉ Dạ Xoa và cảnh đáng sợ ở cõi âm, cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương
Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng. Sự chiến thắng của Tử Văn được thể hiện rõ ở chỗ chàng đã trừ nạn, đem lại an lành cho dân, diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, phục hồi danh vị cho Thổ thần, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên.
→ Sự chiến thắng của Tử Văn có ý nghĩa khẳng định: chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà; đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân.
+ Ngụ ý phê phán của truyện:
Đối tượng phê phán trước hết là hồn ma của viên Bách hộ họ Thôi. Hắn là tên xảo trá, gian ác. Trước Tử Văn, hắn tự xưng là cư sĩ, dùng nguyên lí của đạo nho để buộc tội Tử Văn,
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản Viên từ phán sự lục- trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ)
(Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, nâng cao)
1. Phác thảo nguồn kiến thức:
1.1. Những kiến thức, kỹ năng cần đạt qua bài dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Qua việc khai thác giá trị nghệ thuật của tác phẩm, giáo viên (GV) giúp học sinh (HS) hiểu được tính cách cương trực, trọng công lý, “thấy sự gian tà thì không thể chịu được” của nhân vật Ngô Tử Văn.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm tự sự thuộc thể loại truyện truyền kì. Do vậy, điều cần thiết trong quá trình giảng dạy tác phẩm là giúp cho HS nắm bắt được nội dung truyện, thấy được ý nghĩa của một số sự kiện, chi tiết tiêu biểu, hiểu được tính cách nhân vật chính, từ đó tìm hiểu tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đặc biệt, qua bài học này, GV cần rèn luyện cho HS kỹ năng nhận diện kết cấu, cách xây dựng xung đột và sắp xếp tình tiết trong một truyện truyền kỳ.
1.2. Nội dung bài học:
1. 2.1. Tác giả:
Nguyễn Dữ người Gia Phúc, Hồng Châu (nay thuộc tỉnh Hải Dương) sống vào khoảng thế kỉ XVI, chưa rõ năm sinh, năm mất. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật
1.2.2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục:
- Thời gian ra đời: Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI.
- Nội dung chính: Đằng sau yếu tố kì ảo là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với những bất công, ngang trái và khát vọng phá bỏ bất công, vươn lên tìm hạnh phúc của con người.
- Thể loại: Truyền kì là một loại truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống.
1.2.3. Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trong Truyền kì mạn lục):
- Tóm tắt truyện: Vì muốn trừ hại cho dân, Tử Văn đốt đền (đền thờ viên Bách hộ họ Thôi, một bộ tướng của Mộc Thạnh đã tử trận làm yêu làm quái trong dân gian ). Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và dọa sẽ kiện đến Diêm vương. Thổ công nói cho Tử Văn biết sự thật về bản chất của viên Bách hộ họ Thôi và dặn chàng nói sự thật trước Diêm Vương. Sau đó, Tử Văn bị bắt xuống Vương phủ. Mặc dù bị tên Bách hộ họ Thôi vu vạ, Diêm vương uy hiếp, đe dọa nhưng Tử Văn vẫn bình tỉnh, đấu tranh giành sự công bằng. Cuối cùng viên Bách hộ họ Thôi bị trừng trị, Tử Văn được làm phán sự đền Tản Viên.
- Chủ đề: Truyện đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn- một trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
- Phân tích:
+ Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn:
Tính cách của Tử Văn: “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được”, “là một người cương trực”, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Tính cách này được thể hiện qua một số chi tiết: Đốt đền để trừ hại cho dân, không khiếp sợ trước lời đe dọa của hung thần, gan dạ trước bọn quỉ Dạ Xoa và cảnh đáng sợ ở cõi âm, cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương
Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng. Sự chiến thắng của Tử Văn được thể hiện rõ ở chỗ chàng đã trừ nạn, đem lại an lành cho dân, diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, phục hồi danh vị cho Thổ thần, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên.
→ Sự chiến thắng của Tử Văn có ý nghĩa khẳng định: chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà; đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân.
+ Ngụ ý phê phán của truyện:
Đối tượng phê phán trước hết là hồn ma của viên Bách hộ họ Thôi. Hắn là tên xảo trá, gian ác. Trước Tử Văn, hắn tự xưng là cư sĩ, dùng nguyên lí của đạo nho để buộc tội Tử Văn,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thanh Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)