Thiết chế xã hội

Chia sẻ bởi trần thị hà my | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: thiết chế xã hội thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ TẤT CẢ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM NUMBER ONE

Lê Thị Phượng
Trần Thị Hà My
Phan Thị Hồng Ny
Nguyễn Thị Ái Phương
Nguyễn Thị Oanh
Hồ Thị Thương
Thiết chế xã hội
I: Khái niệm
II: Nguyên nhân
III: Đặc trưng
IV: Chức năng và nhiệm vụ
V: Phân loại thiết chế xã hội
VI: Mối quan hệ giữa các thiết
VII: Tài liệu tham khảo
Nói đến thiết chế người ta thường hiểu theo hai nghĩa: một là thiết chế xã hội với hệ thống các quy tắc,giá trị,cơ cấu và hướng tới một mục đích xác định; hai là các tổ chức xã hội với tư cách là các nhóm xã hội hiện thực rộng lớn bao gồm các nguyên tắc và quy tắc,quy tắc và hệ thống các thứ bậc của trách nhiệm và quyền lực. (Ts.Trần Thị Kim Xuyến, Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan,Nhập môn xã hội học, NXB ĐHQG TPHCM,2005)
Sự tương tác giữa các cá nhân tạo nên những mô hình chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi,được lặp đi lặp lại và phổ biến mô hình đã trở nên ổn định lúc đó thiết chế đã được hình thành.
I: Khái niệm

Có nhiều cách định nghĩa về thiết chế xã hội (định chế xã hội):
J.Fichter khi ông cho rằng thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa.
N.Smelser: thiết chế là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thõa mãn nhu cầu xã hội quan trọng đây là định nghĩa về thiết chế xã hội tiến bộ nhất.
II: Nguyên nhân

- Các nhà xã hội học đều cho rằng thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển là do nó đáp ứng nhu cầu xã hội. Tất cả mọi xã hội bao giờ cũng có những nhu cầu cơ bản, mà việc thỏa mãn chúng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của bản thân xã hội. Các nhu cầu xã hội cơ bản như sau:
Giao tiếp giữa các thành viên;
Sản xuất và sản phẩm dịch vụ;
Phân phối các sản phẩm và dịch vụ hàng hóa;
Bảo vệ các thành viên khỏi tác động của thiên nhiên, bệnh tật và nguy hiểm khác;
Thay thế các thành viên (cả tái sinh sản sinh học) và thay thế văn hóa thông qua quá trình xã hội hóa;
Kiểm soát hành vi của các thành viên.
-Những cố gắng được tổ chức lại nhằm thỏa bãn các nhu cầu đó chính là các thiết chế cơ bản.
III: Đặc trưng

Thiết chế xã hội có những đặc trưng sau đây:
Thứ nhất: Thiết chế nảy sinh trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội nhất định.Cơ sở kinh tế xã hội thế nào thì thiết chế xã hội như thế ấy.
Thứ hai: Thiết chế xã hội không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội theo kiểu một chiều,mà bản thân thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối.
Thứ ba: Thiết chế xã hội phản ánh tính giai cấp rõ rệt trong xã hội có giai cấp.Thiết chế xã hội mang tính giai cấp bởi vì trong xã hội có giai cấp hệ tư tưởng của xã hội có giai cấp thống trị và bản thân hệ thống các chuẩn mực,quy tắc,quy định về các vai trò xã hội đều dựa trên hệ tư tưởng ấy
Thứ tư: Trong xã hội thường tồn tại nhiều loại hình thiết chế khác nhau các thiết chế này đều có khuynh hướng phụ thuộc vào nhau hỗ trợ lẫn nhau.
Thứ năm : Thiết chế xã hội càng hoàn thiện thì xã hội càng phát triển chúng xác định vị trí,chức năng của cá nhân và tổ chức xã hội ngày càng rõ ràng.
IV: Chức năng và nhiệm vụ

1: Chức năng cơ bản
- Điều hòa xã hội;
- Kiểm soát xã hội.
2:Các chức năng của các thiết chế xã hội được thực hiện thông qua các nhiệm vụ:
Các thiết chế đã tạo ra các khuôn mẫu hành vi (khuôn mẫu tác phong) có sẵn và mang tính cho các cá nhân xã hội và gia nhập vào đời sống xã hội
Thiết chế xã hội đã đưa ra các khuôn mẫu vai trò xã hội hay các chuẩn mực của các vai trò cho các cá nhân giúp họ thực hiện các vai trò theo yêu cầu của xã hội hay những đội của những người xung quanh cũng như họ có thể phát huy khả năng và tính sáng tạo của mình.
Thiết chế xã hội kiểm soát hành vi và việc thực hiện vai trò xã hội của cá nhân
V:Phân loại thiết chế xã hội

Người ta chia các loại thiết chế ra làm hai loại:
- Thiết chế chủ yếu
- Thiết chế phụ thuộc
Sự phân chia này căn cứ vào 3 đặc điểm:
- Tính phổ quát
- Sự cần thiết
- Tầm quan trọng của các thiết chế
Thiết chế cần thiết nhất cho xã hội và được coi là quan trọng nhất cho lợi ích cá nhân và xã hội:

Các loại thiết chế xã hội
Thiết chế gia đình
Thiết chế kinh tế
Thiết chế giáo dục
Thiết chế chính trị
Thiết chế tôn giáo
Gia đình chiếm vai trò quan trọng trong xã hội
Thiết chế gia đình:
+ Khái niệm: Là hệ thống quy định ổn định và tiêu chuẩn hóa tính giao và sự truyền chủng của con người
+ Chức năng:
- Điều chỉnh hành vi tình dục và giới.
- Duy trì sự tái sinh sản và các thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (sơ sinh và thiếu niên)
- Xã hội hóa trẻ em
- Gắn vai trò và thiết lập vị thế đã được kế thừa từ gia đình
- Đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình như là một đơn vị tiêu dùng và đơn vị sản xuất


Thiết chế giáo dục
+ Khái niệm: là quá trình xã hội hóa phát triển một cách không chinh thức ngay trong gia đình và trong môi trường văn hóa chung, và một cách chính thức trong tổ chức giáo dục phức tạp của xã hội.
+ Chức năng:
- Chuẩn bị cho cá nhân nghề nghiệp xã hội.
- Truyền bá và chuyển giao di sản văn hóa qua các thế hệ.
- giúp cá nhân làm quen dần với các giá trị xã hội.
- Chuẩn bị cho các cá nhân tiếp nhận các vai trò xã hội và đảm nhiệm các vai trò phù hợp với sự mong đợi của xã hội.
- Tham gia kiểm soát và điều chỉnh hành vi cá nhân cũng như các quan hệ xã hội
Thiết chế kinh tế:
+ Khái niệm: là thiết chế mà nhờ đó xã hội được cung cấp đầy đủ về vật chất và dịch vụ.
+ Chức năng:
- Sản xuất trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
- Phân phối hàng hóa và dịch vụ.
- Tiêu dùng sản phẩm và sử dụng dịch vụ.
Thiết chế chính trị:
+ Khái niệm: là biểu hiện tập trung các lợi ích và quan hệ chính trị tồn tại trong xã hội,nó bao gồm những thiết chế phụ thuộc như hệ thống pháp luật,cảnh sát,quân đội.
+Chức năng: là liên quyền đến việc phân chia, củng cố và thi hành quyền lực chính trị,quân đội, cảnh sát, tòa án

Sản xuất,trao đổi hàng hóa...
Thiết chế tôn giáo:
+ Khái niệm: được bộc lộ qua những tính ngưỡng và hình thức thờ phụng mà con người thực hiện với nhau
+ Chức năng:
- Bao gồm những hệ thống lí luận và đạo đức.
- Phụ thuộc vào tổ chức cầu nguyện,cách thức tổ chức hành lễ...
Không một thiết chế nào có thể tự đứng một mình,một thiết chế ảnh hưởng đến tất cả các thiết chế khác ở nhiều mức đọ khác và đồng thời lại chịu ảnh hưởng ngược lại của các thiết chế khác
VI: Mối quan hệ giữa các thiết chế
Vấn đề trọng tâm trong mỗi thiết chế chính là mối quan hệ giữa các bộ phận

Tôn giáo
Khẳng định và củng cố hệ thống quốc gia
Nhà nước
Quy định và sự tôn trọng pháp luật,phối hợp các hoạt động và dịch vụ
Kinh tế
Sản xuất và phân phối hàng hóa nhằm thõa mãn nhu cầu của các thành viên trong xã hội
Giáo dục
Huấn luyện các thành viên câu hỏi về những địa vị: người trưởng thành nghề nghiệp
Gia đình
Xã hội hóa thõa mãn nhu cầu bảo vệ và hỗ trợ
VII: Tài liệu tham khảo
Xã hội học (Trường ĐHKHXHVNV; Gs.Phạm Tất Dong,Ts.Lê Ngọc Hùng…)
Xã hội học đại cương (Ts.Lê Thị Kim Lan, Ths. Nguyễn Duy Hới)
Xã hội học đại cương (Nguyễn Sinh Huy)
Internet: baigiang.violet.vn, ….
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị hà my
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)