Thien Vuong Tinh _10a1_VMD_BD

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu Hà | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Thien Vuong Tinh _10a1_VMD_BD thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

THIÊN VƯƠNG TINH
TỔ 1

Là hành tinh thứ 7 tính từ Mặt Trời trở ra.










Là hành tinh lớn thứ 3 của Thái Dương hệ nếu tính theo đường kính và thứ 4 nếu theo khối lượng.
Cách Trái Đất 2 giờ 32 phút ánh sáng.
Lớn gần gấp 4 lần Trái Đất và có 15 vệ tinh quay xung quanh nó.
I – Sơ lược về sao Thiên Vương










Hàng trên : Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
Hàng dưới : Trái Đất, Sao lùn trắng Sirius B, Kim Tinh.
II – Cấu tạo khí quyển
Là hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng nhưng không chứa nhiều H2 như sao Mộc và sao Thổ.
Bị bao phủ bởi một lớp khí hiđro và hêli.
Hành tinh này có màu xanh da trời do lớp sương mù ở tầng cao trong khí quyển chứa khí Mêtan và Mêtan hấp thụ gần hết bức xạ của Mặt Trời và chỉ khuyếch tán ánh sáng màu xanh da trời nên hành tinh có màu xanh da trời.
III – Độ nghiêng và trục quay
Trong khi sao Mộc có Đốm Đỏ lớn khổng lồ và sao Thổ có một vòng đai nhiều màu thì điểm đặc biệt của sao Thiên Vương là trục quay của nó.
Hành tinh khác hầu như đứng thẳng trên quỹ đạo của chúng thì sao Thiên Vương lại quay trong khi nằm ngang trên quỹ đạo.
Độ nghiêng của trục quay đối với quỹ đạo của nó là 97°.
Sự phân biệt giữa hai cực của sao Thiên Vương không được rõ vì sao Thiên Vương có thể được xem như quay ngược với một trục quay nghiêng 97°, hay xem như quay bình thường với một trục quay nghiêng 83° theo hướng ngược lại.


VI – Vòng đai
Sao Thiên Vương có một vòng đai rất mờ tạo bằng những hòn đá với đường kính vào khoảng 10 m, vòng đai này bao gồm nhiều vòng đai nhỏ.
Được khám phá vào tháng 3 năm 1977 do James L. Elliot, Edward W. Dunham và Douglas J. Mink khi họ dùng viễn vọng kính để nghiên cứu bầu khí quyển của Sao Thiên Vương.
Và đã được kiểm chứng bởi phi thuyền Voyager 2 khi nó bay ngang sao Thiên Vương năm 1986.
Vành đai Thiên Vương và các vệ tinh
Vòng Epsilon trong vành đai Thiên Vương
V – Quá trình thám hiểm
Cho đến năm 2004 chỉ mới có duy nhất 1 phi thuyền đi gần đến sao Thiên Vương.
Vào ngày 24/1/1986, Voyager 2 được phóng lên với mục đích thám hiểm sao Hải Vương và đã bay gần sao Thiên Vương nhất (khoảng 9,1 triệu km) và gửi về nhiều bức ảnh của hành tinh cũng như những vòng đai của nó.
VI – Những phát hiện mới
Các nhà khoa học từng tin rằng sao Thiên Vương là một thế giới không vận động, tẻ ngắt. Nhưng mới đây kính thiên văn Keck II đã cho thấy những hiện tượng hoàn toàn trái ngược với nhận định trên: các đám mây bão đang tích tụ tại thời điểm giao mùa, và những vành đai thì rực sáng  Sự giao mùa đang diễn ra trên hành tinh này
Sở dĩ trước đây chúng ta không phát hiện ra vì hành tinh này quay rất chậm quanh Mặt Trời với chu kỳ là 84 năm.
Cơn gió mạnh nhất ghi được ở đây có tốc độ lên đến 240 và 260 km/giờ.



Vành đai ngoài cùng xung quanh Thiên Vương tinh mới được phát hiện hồi năm ngoái, có màu xanh sáng – theo các nhà nghiên cứu.
Với phát hiện này, Thiên Vương tinh trở thành hành thứ 2 trong hệ Mặt Trời được biết đến có vòng đai xanh bao quanh – sau Thổ Tinh.
“Màu xanh nói lên rằng vòng tròn này chủ yếu là các vật chất kích thước siêu nhỏ, nhỏ hơn nhiều lần so với các vật chất ở những vòng tròn khác, thường là màu đỏ” Imke de Pater – giáo sư ngành Thiên văn học trường ĐH California.
Cùng với vành đai xanh các nhà thiên văn học cũng phát hiện 1 vành đai mới màu đỏ nâng tổng số vòng đai bao quanh Thiên Vương tinh lên đến con số 4.













Giản đồ về các vành đai bên ngoài của Thiên Vương tinh


Với sự kiện phát hiện thêm 2 Mặt Trăng nâng số lượng Mặt Trăng của Thiên Vương tinh lên đến 24 – chỉ đứng sau Mộc Tinh (50) và Thổ Tinh (hơn 30).













Gia đình Thiên Vương tinh
Vào thời điểm hiện nay, với một ống nhòm tốt bạn có thể quan sát được sao Thiên Vương trên bầu trời một cách dễ dàng dựa vào sao Hỏa.
Cách làm: khoảng 1 giờ sau khi Mặt Trời lặn, hãy nhìn lên phía trên sao Hỏa, cách 3 ngón tay, đó là sao Thiên Vương – nó hiện ra dưới dạng 1 cái đĩa xanh nhợt nhạt.










Sao Thiên Vương
Sau đây mời các bạn xem clip để hiểu rõ hơn về Thiên Vương tinh
Cám ơn
Thầy cô và các bạn
đã lắng nghe bài
thuyết trình
Võ Mai Anh
Nguyễn Thị Thùy Duyên
Phạm Thị Thu Hà
Đinh Thị Thy Thy
Huỳnh Thị Thái Bình
Lê Tấn Cương
Vi Đặng Anh Khoa
Nguyễn Thị Khánh Ngọc
Thành viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)