Thiên hoàng Minh Trị
Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Anh Thư |
Ngày 10/05/2019 |
160
Chia sẻ tài liệu: Thiên hoàng Minh Trị thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
Nhật hoàng Minh Trị hoặc Minh Trị Thiên hoàng (Meiji-tennō) (11/3/1852 — 30/7/1912) là hiệu của hoàng đế Nhật Bản Mutsuhito (Mục Nhân), hoàng đế thứ 122 trong lịch sử Nhật Bản - người tiến hành cuộc duy tân Minh Trị năm 1868, mở đầu thời kì chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản và biến Nhật Bản trở thành 1 nước đế quốc. Minh Trị nghĩa là "sự cai trị sáng suốt".
Thiên hoàng Minh Trị là con trai của Thiên Hoàng Hiếu Minh với 1 phi tần là bà Nakayama Yoshiko - con gái của 1 lãnh chúa phong kiến
Ngày 30/1/1867, thiên hoàng Hiếu Minh băng hà ở tuổi 35, hoàng tử Mutsuhito lên nối ngôi vua cha khi mới 15 tuổi. Lúc này, các Đại dânh (daimyo) và giai cấp tư sản nhân sự kiện đó dẫn 1000 samurai về Tokyo lấy cớ ủng hộ Thiên Hoàng đánh bại và lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa vào tháng 12/1867. Tháng 1/1868, Mutsuhito chính thức lấy lại quyền điều hành đất nước từ tay Mạc phủ, chính thức chấm dứt 265 năm phong kiến dưới triều Mạc phủ.
Thiên Hoàng Minh Trị có 15 người con trong đó gồm 10 gái, 5 trai. Người con trai trưởng của ông là Yoshihito về sau trở thành hoàng đế thứ 123 trong lịch sử Nhật Bản là Đại Chính Thiên Hoàng.
Yoshihito về sau trở thành hoàng đế thứ 123 trong lịch sử Nhật Bản
Cải cách đầu tiên là việc tuyên cáo lời thề Ngũ cá điều ngự thệ văn năm 1868, một lời tuyên bố chung về mục đích của triều đình Meiji để củng cố sĩ khí và giành được sự ủng hộ tài chính cho chính phủ mới. Những điều khoản của nó bao gồm:
1- Thành lập các hội đồng thảo luận.
2- Mọi tầng lớp đều tham gia vào việc tiến hành các sự vụ quốc gia.
3- Bãi bỏ luật điều chỉnh chi tiêu và hạn chế tầng lớp trong việc thuê mướn.
4- Thay thế các phong tục xấu xa bằng các điều luật công bằng của tự nhiên.
5- Một cuộc tìm kiếm quốc tế tri thức để củng cố nền tảng thống trị của Đế chế.
Chính phủ Meiji đảm bảo với các cường quốc rằng họ sẽ thực hiện các điều ước cũ đã được Mạc phủ đàm phán và thông báo họ sẽ hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Mutsuhito, người mà triều đại của ông sẽ kéo dài cho đến năm 1912, chọn một Đế hiệu mới— Meiji, hay Minh Trị — để đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử.
Để nhấn mạnh hơn nữa trật tự mới, thủ đô được dời khỏi Kyoto, nơi đã đóng đo từ năm 794, đến Tokyo (Đông Kinh), tên mới của Edo. Trong một bước đi quan trọng cho việc củng cố triều đại mới, phần lớn các daimyo tự nguyện dân nộp đất đai và số liệu về dân số cho Thiên hoàng trong cuộc giải thể hệ thống han, biểu tượng cho việc đất đai và dân số nay đã đặt dưới phạm vi quyền lực của Thiên hoàng.
Thiên hoàng trực tiếp nắm quyền cai trị đất nước. Đầu năm 1868, Thiên hoàng công bố "Chính thể thư", một văn kiện có tính chất cương lĩnh của đường lối duy tân Nhật Bản. Thực hiện chủ trương trên, nước Nhật đã thống nhất về mặt hành chính dưới quyền lãnh đạo của chính phủ trung ương. Ranh giới cát cứ giữa các công quốc bị thủ tiêu, các tước hiệu phong kiến đều bị xoá bỏ. Luật pháp quy định chính sách và quyền tự do mua bán ruộng đất, tự do mua bán nông phẩm.
Thương nghiệp phát triển nhanh nhờ thống nhất thị trường, xoá bỏ độc quyền, thành lập ngân hàng và mở rộng ngoại thương. Công nghiệp được khuyến khích bằng các biện pháp như nhà nước cho tư nhân vay vốn hoặc bán chịu trả dần đối với những xí nghiệp loại vừa và nhỏ. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc đối với trẻ em, đưa nội dung khoa học và kĩ thuật ứng dụng vào chương trình đào tạo, cử người đi nghiên cứu và học tập ở nước ngoài. Chú trọng xây dựng lực lượng quân sự, trang bị và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, tổ chức hải quân và tăng cường sản xuất vũ khí. "Hiến pháp 1889" quy định Nhật Bản theo chính thể quân chủ lập hiến. Mặc dù không triệt để, MTDT có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản. Với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 95) và Nga - Nhật (1904 - 05), Nhật Bản bước vào hàng ngũ các nước đế quốc.
Thiên hoàng Minh Trị là con trai của Thiên Hoàng Hiếu Minh với 1 phi tần là bà Nakayama Yoshiko - con gái của 1 lãnh chúa phong kiến
Ngày 30/1/1867, thiên hoàng Hiếu Minh băng hà ở tuổi 35, hoàng tử Mutsuhito lên nối ngôi vua cha khi mới 15 tuổi. Lúc này, các Đại dânh (daimyo) và giai cấp tư sản nhân sự kiện đó dẫn 1000 samurai về Tokyo lấy cớ ủng hộ Thiên Hoàng đánh bại và lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa vào tháng 12/1867. Tháng 1/1868, Mutsuhito chính thức lấy lại quyền điều hành đất nước từ tay Mạc phủ, chính thức chấm dứt 265 năm phong kiến dưới triều Mạc phủ.
Thiên Hoàng Minh Trị có 15 người con trong đó gồm 10 gái, 5 trai. Người con trai trưởng của ông là Yoshihito về sau trở thành hoàng đế thứ 123 trong lịch sử Nhật Bản là Đại Chính Thiên Hoàng.
Yoshihito về sau trở thành hoàng đế thứ 123 trong lịch sử Nhật Bản
Cải cách đầu tiên là việc tuyên cáo lời thề Ngũ cá điều ngự thệ văn năm 1868, một lời tuyên bố chung về mục đích của triều đình Meiji để củng cố sĩ khí và giành được sự ủng hộ tài chính cho chính phủ mới. Những điều khoản của nó bao gồm:
1- Thành lập các hội đồng thảo luận.
2- Mọi tầng lớp đều tham gia vào việc tiến hành các sự vụ quốc gia.
3- Bãi bỏ luật điều chỉnh chi tiêu và hạn chế tầng lớp trong việc thuê mướn.
4- Thay thế các phong tục xấu xa bằng các điều luật công bằng của tự nhiên.
5- Một cuộc tìm kiếm quốc tế tri thức để củng cố nền tảng thống trị của Đế chế.
Chính phủ Meiji đảm bảo với các cường quốc rằng họ sẽ thực hiện các điều ước cũ đã được Mạc phủ đàm phán và thông báo họ sẽ hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Mutsuhito, người mà triều đại của ông sẽ kéo dài cho đến năm 1912, chọn một Đế hiệu mới— Meiji, hay Minh Trị — để đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử.
Để nhấn mạnh hơn nữa trật tự mới, thủ đô được dời khỏi Kyoto, nơi đã đóng đo từ năm 794, đến Tokyo (Đông Kinh), tên mới của Edo. Trong một bước đi quan trọng cho việc củng cố triều đại mới, phần lớn các daimyo tự nguyện dân nộp đất đai và số liệu về dân số cho Thiên hoàng trong cuộc giải thể hệ thống han, biểu tượng cho việc đất đai và dân số nay đã đặt dưới phạm vi quyền lực của Thiên hoàng.
Thiên hoàng trực tiếp nắm quyền cai trị đất nước. Đầu năm 1868, Thiên hoàng công bố "Chính thể thư", một văn kiện có tính chất cương lĩnh của đường lối duy tân Nhật Bản. Thực hiện chủ trương trên, nước Nhật đã thống nhất về mặt hành chính dưới quyền lãnh đạo của chính phủ trung ương. Ranh giới cát cứ giữa các công quốc bị thủ tiêu, các tước hiệu phong kiến đều bị xoá bỏ. Luật pháp quy định chính sách và quyền tự do mua bán ruộng đất, tự do mua bán nông phẩm.
Thương nghiệp phát triển nhanh nhờ thống nhất thị trường, xoá bỏ độc quyền, thành lập ngân hàng và mở rộng ngoại thương. Công nghiệp được khuyến khích bằng các biện pháp như nhà nước cho tư nhân vay vốn hoặc bán chịu trả dần đối với những xí nghiệp loại vừa và nhỏ. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc đối với trẻ em, đưa nội dung khoa học và kĩ thuật ứng dụng vào chương trình đào tạo, cử người đi nghiên cứu và học tập ở nước ngoài. Chú trọng xây dựng lực lượng quân sự, trang bị và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, tổ chức hải quân và tăng cường sản xuất vũ khí. "Hiến pháp 1889" quy định Nhật Bản theo chính thể quân chủ lập hiến. Mặc dù không triệt để, MTDT có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản. Với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 95) và Nga - Nhật (1904 - 05), Nhật Bản bước vào hàng ngũ các nước đế quốc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Việt Anh Thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)