Thi viet
Chia sẻ bởi Trần Trung Mỹ |
Ngày 18/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: thi viet thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Như chúng ta đã biết, hiện nay trên đất nước ta còn có nhiều người vẫn chưa biết chữ vì không có điều kiện học, mồ côi cha mẹ, cha mẹ bỏ con để ông bà nuôi, gia đình đông con và việc làm không ổn định. Bị rơi vào hoàn cảnh như vậy nhưng cô gái đầy ý chí Bùi Thị Kim Oanh không bao giờ nản lòng. Sau khi ba mẹ chết trong một vụ ngộ độc nấm, cô đã trải qua 10 năm khổ cự đi tìm hai người em trai bị thất lạc, đưa sang làm con nuôi của một gia đình bên Mỹ. Trong hành trình này, cô phải tự làm thuê, làm mướn, học tiếng Anh và tin học để có thể tìm lại được hai đứa em trai của mình.
Nhà cô ở làng Khào, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Nhà nghèo, cô phải sống trong cảnh khổ cực như bao người dân khác. Khi cô lên 11, những ngày đói rách thiếu thốn, cô và cả gia đình phải ăn nấm thay côm. Chính vào ngày hôm đó khi mẹ cô từ rừng về, nấu cả nồi nấm để ăn thì ngay sáng hôm sau, cả nhà cô đã chết vì ngộ độc, chỉ còn cô, đứa em kế: Lương và thằng em út: Thương. Bố mẹ mất được ba ngày thì Trung tâm trẻ mồ côi Hòa Bình đến định đưa cả ba chị em cô đi. Bác không cho nên thằng út Thương đi trước vì nó đói sữa, khóc rất ghê. Từ ngày đó, cô và em vẫn phải ở lại ngôi nhà mới và bắt đầu vật lộn với số phận của mình.
Hai chị em cô lủi thủi trong căn nhà rộng thênh dài hơn 20m. Đó là những ngày tháng kinh hoàng nhất trong đời những đứa trẻ mồ côi như họ: đi chăn trâu, gặt, cấy lua, đi rừng lấy củi, hái lá dong…nhưng điều ám ảnh nhất với cô là mỗi chiều đi học về lại thấy người ta vác cân đến đòi nợ. Rồi cũng đến ngày cô phải sống cô đơn một mình: phải đưa Lương ra trung tâm Hòa Bình. Biết thế cô phải cố gắng hết suốt thời đi học. Cấp I,II cô học khá. Lên năm cấp III khó khăn chất chồng nhưng cô vẫn quyết chí phải học nên trong lớp cô chỉ đứng sau một người. Rồi năm đó, cô trở thành người đầu tiên ỏ làng có bằng tú tài. Cô cương quyết và hứa với bố mẹ rằng phải đi tìm cho bằng được hai đứa em của mình. Công việc nặng nhọc đè lên vai cô, cô làm việc suốt ngày ở quán phở rồi mơ ước dần bị đè xuống. Nhưng cô xin nghỉ việc và lên Hà Nội với mấy người bác và anh chị em.
Lên đấy, cô được biết tin Lương và Thương đã đi Mỹ. Muốn tìm em thì phải học tiếng Anh, học vi tính. Thế là cô bắt đầu trên con đường mới. Cô tự học tiếng Anh vào ban đêm, cái nào không biết thì nhờ mấy chị con bác chỉ thêm. Cô bắt đầu lên mạng Internet và học.Sau đó cô lên Sài Gòn và vào học các khóa nghiệp vụ của Trường Nghiệp vụ du lịch Sài Gòn. Giờ rảnh, cô tranh thủ lên mạng tìm em mình với hi vọng mong manh. Rồi ngày đặc biệt đã đến, cô run cầm cập khi trên màn hình hiện ra địa chỉ email và những thông tin của thằng Lương và Thương. Mở email ra, cô tràn ngập trong niềm hạnh phúc. Hơn 10 năm trời, ước mơ tìm được em đã thành sự thật như là phép lạ.
Cô đã gặp được Lương và đưa về nơi nấm mồ của bố mẹ. Giống như hoàn cảnh của mình, cô muốn sẽ nối một nhịp cầu cho những người con nuôi từ khắp mọi phương trời tìm về với những người thân ruột thịt trên đất nước Việt Nam này. Oanh nói học xong có lẽ cô sẽ sang Mỹ để cho mình một cơ hội gần hơn bởi thằng Thương chưa có nhiều ký ức quê nhà.
Qua câu chuyện về một mảnh đời khó khăn nhưng đã tốt đẹp hơn vì vươn lên học tập tốt, chúng ta thấy được: biết chữ là một vấn đề rất quan trọng. Biết chữ để chúng ta có thể dễ giao tiếp, có thể làm việc và tìm được em như cô sinh viên Bùi Thị Kim Oanh này.
Nhà cô ở làng Khào, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Nhà nghèo, cô phải sống trong cảnh khổ cực như bao người dân khác. Khi cô lên 11, những ngày đói rách thiếu thốn, cô và cả gia đình phải ăn nấm thay côm. Chính vào ngày hôm đó khi mẹ cô từ rừng về, nấu cả nồi nấm để ăn thì ngay sáng hôm sau, cả nhà cô đã chết vì ngộ độc, chỉ còn cô, đứa em kế: Lương và thằng em út: Thương. Bố mẹ mất được ba ngày thì Trung tâm trẻ mồ côi Hòa Bình đến định đưa cả ba chị em cô đi. Bác không cho nên thằng út Thương đi trước vì nó đói sữa, khóc rất ghê. Từ ngày đó, cô và em vẫn phải ở lại ngôi nhà mới và bắt đầu vật lộn với số phận của mình.
Hai chị em cô lủi thủi trong căn nhà rộng thênh dài hơn 20m. Đó là những ngày tháng kinh hoàng nhất trong đời những đứa trẻ mồ côi như họ: đi chăn trâu, gặt, cấy lua, đi rừng lấy củi, hái lá dong…nhưng điều ám ảnh nhất với cô là mỗi chiều đi học về lại thấy người ta vác cân đến đòi nợ. Rồi cũng đến ngày cô phải sống cô đơn một mình: phải đưa Lương ra trung tâm Hòa Bình. Biết thế cô phải cố gắng hết suốt thời đi học. Cấp I,II cô học khá. Lên năm cấp III khó khăn chất chồng nhưng cô vẫn quyết chí phải học nên trong lớp cô chỉ đứng sau một người. Rồi năm đó, cô trở thành người đầu tiên ỏ làng có bằng tú tài. Cô cương quyết và hứa với bố mẹ rằng phải đi tìm cho bằng được hai đứa em của mình. Công việc nặng nhọc đè lên vai cô, cô làm việc suốt ngày ở quán phở rồi mơ ước dần bị đè xuống. Nhưng cô xin nghỉ việc và lên Hà Nội với mấy người bác và anh chị em.
Lên đấy, cô được biết tin Lương và Thương đã đi Mỹ. Muốn tìm em thì phải học tiếng Anh, học vi tính. Thế là cô bắt đầu trên con đường mới. Cô tự học tiếng Anh vào ban đêm, cái nào không biết thì nhờ mấy chị con bác chỉ thêm. Cô bắt đầu lên mạng Internet và học.Sau đó cô lên Sài Gòn và vào học các khóa nghiệp vụ của Trường Nghiệp vụ du lịch Sài Gòn. Giờ rảnh, cô tranh thủ lên mạng tìm em mình với hi vọng mong manh. Rồi ngày đặc biệt đã đến, cô run cầm cập khi trên màn hình hiện ra địa chỉ email và những thông tin của thằng Lương và Thương. Mở email ra, cô tràn ngập trong niềm hạnh phúc. Hơn 10 năm trời, ước mơ tìm được em đã thành sự thật như là phép lạ.
Cô đã gặp được Lương và đưa về nơi nấm mồ của bố mẹ. Giống như hoàn cảnh của mình, cô muốn sẽ nối một nhịp cầu cho những người con nuôi từ khắp mọi phương trời tìm về với những người thân ruột thịt trên đất nước Việt Nam này. Oanh nói học xong có lẽ cô sẽ sang Mỹ để cho mình một cơ hội gần hơn bởi thằng Thương chưa có nhiều ký ức quê nhà.
Qua câu chuyện về một mảnh đời khó khăn nhưng đã tốt đẹp hơn vì vươn lên học tập tốt, chúng ta thấy được: biết chữ là một vấn đề rất quan trọng. Biết chữ để chúng ta có thể dễ giao tiếp, có thể làm việc và tìm được em như cô sinh viên Bùi Thị Kim Oanh này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Trung Mỹ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)