Thi tim hiểu về Thăng Long HN

Chia sẻ bởi Nguyễn Tuyết Hạnh | Ngày 02/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Thi tim hiểu về Thăng Long HN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài dự thi lớp 8A4


CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ
1000 NĂM
THĂNG LONG HÀ NỘI



Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Hà Bắc) mẹ họ Phạm, sinh ngày 12/2 Giáp Tuất (974), mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Ngày Mậu Tuất, tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), Lý Thái Tổ mất, trị vì 18 năm, thọ 54 tuổi.
Lý Công Uẩn trở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn, làm đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, khi Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) mất, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Thuận Thiên, vẫn lấy Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).
Năm 1010, ngay sau khi lên ngôi, Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La thuộc Hà Nội ngày nay. Đây là miền đất có thế “Rồng cuộn hổ ngồi, tiện nghi núi sông sau trước” (Chiếu dời đô). Tục truyền rằng: “Thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vua nhân đó đổi gọi thành Đại La là Thăng Long,... đặt tên nước là Đại Việt”
Thành Thăng Long thuở ban mai ấy chỉ vẻn vẹn có 4 km2, ở phía Nam và Đông Nam hồ Dâm Đàm.Kinh thành Thăng Long khi đó giới hạn bởi ba con sông: sông Hồng ở phía Đông, sông Tô phía Bắc và sông Kim Ngưu phía Nam. Sau khi dời đô về Thăng Long, công việc đầu tiên mà Lý Thái Tổ chú ý đến là kiến thiết cung điện làm nơi ở, nơi làm việc của vua quan, quý tộc và xây dựng thành lũy bảo vệ.
 
Sơ đồ Hoàng Thành Thăng Long
Thành Thăng Long gồm 2 khu: khu Thành và khu Thị.
Tại khu Thành, nhà vua đã cho xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua, triều đình, hoàng gia. Trung tâm là điện Càng Nguyên, nơi thiết triều của nhà vua, hai bên là điện Tập Hiền và điện Giảng Võ. Phía sau là điện Long An, điện Long Thuỵ làm nơi vua nghỉ. Nhà Lý đã cho đắp thêm vong thành bao quanh các cung điện, gọi là Thăng Long thành.
Tại khu Thị bao gồm xóm làng nông nghiệp, phố phường công thương nghiệp và một hệ thống bến chợ. Bao bọc khu Thành và khu Thị là vòng thành thứ ba, gọi là thành Đại La hay La Thành vừa làm chức năng bảo vệ vừa là đê ngăn lũ
Trong 216 năm đóng đô ở Thăng Long, nhà Lý tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm nhiều công trình đồ sộ. Năm 1070, nhà Lý lập Văn miếu, năm 1076 xây Quốc Tử Giám, sau trở thành trương đại học đàu tiên của quốc gia Đại Việt. Không chỉ có vậy, nhà Lý còn cho dưng chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), xây tháp Báo thiên, đền Đồng Cổ, đền Hai Bà, đền Bạch Mã, đền Linh Lang..
Thăng Long đã cùng cả nước sáng tạo nên nền văn minh Đại Việt; lập chiến công phá Tống, bình Chiêm, với nhiều nhân vật lịch sử lớn như Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt…
Bia đá tiến sĩ sơ đồ tổng Văn Miếu


Lan can bằng đá thời Lý tìm thấy vườn Bách Thảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tuyết Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)