THI THỬ VIP 2 HÓA

Chia sẻ bởi Hồ Đại Nghĩa | Ngày 27/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: THI THỬ VIP 2 HÓA thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 KHỐI A,B
NĂM HỌC 2013- 2014
Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)





Câu 1: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,05 mol C2H2 và 0,01 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 1,12 lít hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 8. Giá trị của m là
A. 0,65. B. 0,70. C. 0,60. D. 0,5.
Câu 2: Đem đốt cháy hoàn toàn ancol X thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ mol là 3:4. Chọn nhận xét sai?
A. Có 5 chất X thỏa mãn.
B. Có 2 chất X thỏa mãn sơ đồ: X  Y  Z  T  Glixerol.
C. Có một chất X hòa tan được Cu(OH)2.
D. X luôn là ancol no, mạch hở.
Câu 3: Cho dãy các chất sau: (1) axit fomic, (2) vinyl axetat, (3) saccarozơ, (4) glucozơ, (5) phenylamin, (6) triolein, (7) phenol, (8) Fructozơ, (9) toluen, (10) axit axetic. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là:
A. 7. B. 8. C. 6. D. 5.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch metylamin, anilin đổi màu quỳ tím sang xanh.
(2) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin đều là chất khí ở điều kiện thường.
(3) Nhỏ một ít dung dịch brom vào dung dịch benzenamin, có kết tủa trắng xuất hiện.
(4) Trong các phân tử amin đơn chức, số nguyên tử H luôn là số lẻ.
(5) Nhỏ dung dịch HNO3 vào dung dịch đipeptit, xuất hiện kết tủa vàng.
Số phát biểu luôn đúng là:
A. 4 . B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 5: Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử X, Y lần lượt là 3sa, 3pb. Biết phân lớp 3s của X, Y hơn kém nhau 1 electron; a + b = 5. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Hidroxit cao nhất của Y là axit mạnh.
B. X tan trong nước tạo dung dịch làm đỏ quỳ tím.
C. Năng lượng ion hóa nguyên tử của X lớn hơn của Y.
D. Hợp chất của X, Y với hidro đều là chất khí ở điều kiện thường.
Câu 6: Dãy gồm những chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch nước brom?
A. H2S, SO2, NH3. B. HF, H2S, NaOH.
C. CuO, KCl, SO2. D. KI, NH3, Fe2(SO4)3.
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau: (1) Fe + X  Y ; (2) Y + H2S (dd)  Z + S + HCl.
X, Y và Z tương ứng là
A. Cl2, FeCl3 và FeCl2. B. O2, Fe3O4 và FeCl2. C. Cl2, FeCl3 và FeS. D. Cl2, FeCl2 và FeCl3.
Câu 8: Hợp chất hữu cơ X (C, H, O) có MX < 140. Cho 2,76 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì phần hơi chỉ có H2O, phần rắn Y chứa hai muối nặng 4,44 gam. Nung nóng Y trong O2 dư được 0,03 mol Na2CO3; 0,11 mol CO2 và 0,05 mol H2O. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9: Hợp chất XY3 có tổng số hạt mang điện là 132. Trong XY3 đó tổng số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X là 72 hạt. Trong các phát biểu sau:
(1) X và Y đều là các nguyên tố phi kim thuộc chu kỳ 3.
(2) Phân lớp ngoài cùng của Y (tại trạng thái cơ bản) có 5 electron.
(3) Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
(4) Hiđroxit ứng với trạng thái oxi hóa cao nhất của X có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Đại Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)