THI THỬ THPTQG LẦN III

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 27/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: THI THỬ THPTQG LẦN III thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD –ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ THI KIÊM TRA CHUYÊN ĐÊ LẦN 3 NĂM 2018-2019
MÔN GDCD-KHỐI 12
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)



Mã đề thi 135

Họ, tên học sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
D. Tìm mọi cách để thu lợi nhuận trong kinh doanh
Câu 2: Nhà hàng F đã tự ý kinh doanh thêm dịch vụ massage, trong khi chỉ đăng kí kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhà hàng F đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
B. Tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Tự chủ kinh doanh.
D. Mở rộng thị trường.
Câu 3: Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là bất kì công dân nào khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải
A. đóng thuế đầy đủ và đúng hạn. B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm. D. chuyển giao mọi bí quyết làng nghề.
Câu 4: Để có tiền tiêu sài, bố L bắt L( 13 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quán karaoke X. Vì khá là cao ráo và xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần L đã bị H ép L sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá nhà H và tung tin quán X chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ?
A. Chủ quán X và H B. L và bố L.
C. Bạn L. D. Chủ quán X, bố L.
Câu 5: Anh A được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh A thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Kỉ luật. C. Hành chính. D. Hình sự.
Câu 6: Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào nhà em C để lục soát nên bị chị G - mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Bà T, chị G, anh D, chị M. B. Chị G, anh D, em C
C. Anh D, chị M. D. Bà T, chị M.
Câu 7: Anh X và chị Y cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng T. Vì có quan hệ tình cảm với chị Y nên anh A lãnh đạo cơ quan chức năng đã yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh X. Nghe được thông tin anh X tức giận, thuê D đến phá nhà của anh A .Đồng thời anh X còn thuê bà C tung tin chị Y có quan hệ bất chính với anh A .Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh X. B. Anh X, bà C .
C. Anh A, chị Y, chị P. D. Anh X, D
Câu 8: Nghỉ cuối tuần, L rủ H về nhà K chơi. Nhìn nhà K thì bé mà có khu vườn quá rộng, H hỏi K: Sao nhà bạn không làm nhà to ở cho thoải mái? K trả lời: Đất vườn không được làm nhà bạn ạ. Nghe vậy L chêm vào: Ừ. Quê nhà tớ cũng vậy, hình như chỉ đất thổ cư mới được làm nhà, cậu tớ lấy vợ muốn ra ở riêng mà phải làm đơn đề nghị mãi mới được cho phép làm nhà ở khu vườn của ông bà. H chép miệng: Rắc rối nhỉ. Hỏi: Việc quy định không được làm nhà trên đất vườn trong câu chuyện trên, thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính giai cấp và xã hội.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)