THI THU THPT QUOC GIA NAM 2016
Chia sẻ bởi Phan Thi Thuy Linh |
Ngày 27/04/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: THI THU THPT QUOC GIA NAM 2016 thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN SINH HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút)
Mã đề thi 379
Họ, tên thí sinh: ............................................................................................ Số báo danh: ...................................
Câu 1: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận nào sau đây:
(1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
(2) Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
(3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
(5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha G1 của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu kết luận đúng ?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 2: Cho các thông tin sau:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
(3) Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
(4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
Trong 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 3: Biết một gen qui định một tính trạng, tính trạng trội hoàn hoàn, các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1?
(1) AABb x AaBb ; (2) AaBb x aabb ; (3) Aa x Aa ; (4) AaBB x Aabb
(5) Aabb x aaBb ; (6) AaBb x aaBb ; (7) Aa x aa ; (8) aaBb x aaBb
A. (2), (4), (6), (8). B. (1), (3), (5), (7). C. (1), (3), (4), (8). D. (1), (3), (5), (8).
Câu 4: Quan hệ sinh thái giữa nấm Penicinium với vi khuẩn là
A. cạnh tranh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. vật ăn thịt - con mồi. D. hội sinh.
Câu 5: Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên (2) Giao phối ngẫu nhiên
(3) Giao phối không ngẫu nhiên (5) Đột biến
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên (6) Di nhập gen
Các nhân tố tiến hoá vừa thay đổi tần số alen vừa thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. (1); (3); (4); (6) B. (3); (4); (5); (6) C. (2); (3); (4); (5) D. (1); (3); (4); (5)
Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(1) Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3` trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã.
(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3`→5` trên phân tử mARN.
(4) Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon.
A. 2. B. 3. C. 1 D. 4.
Câu 7: Cho các nhận xét sau:
(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 8: Để xác định tuổi của các hóa thạch, các nhà khoa học thường sử dụng đồng vị phóng xạ của nguyên tố hóa học nào sau đây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thi Thuy Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)