THI THU THPT QG 2017-LẦN I-SINH-TRƯỜNG THỰC HÀNH CAO NGUYÊN-ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Chương | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: THI THU THPT QG 2017-LẦN I-SINH-TRƯỜNG THỰC HÀNH CAO NGUYÊN-ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 (LẦN 1)
MÔN: SINH
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 06 trang-40 câu trắc nghiệm)


Mã đề thi: 132

Họ và tên thí sinh………………………………………
Số báo danh…………………………………………….



Câu 1: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?
A. có sức sống trung bình B. phát triển thuận lợi nhất
C. có sức sống giảm dần D. chết hàng loạt .
Câu 2: Theo lý thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp?
A. aaBB B. AAbb C. AABb D. aabb
Câu 3: Động vật đẳng nhiệt có khả năng
A. điều hoà và giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố hẹp.
B. điều hoà và giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố rộng
C. không có khả năng điều hoà được thân nhiệt ổn định nên phân bố hẹp.
D. không giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố rộng .
Câu 4: Trong hoạt động của Operon Lac ở E.Coli, gen điều hòa có vai trò:
A. Là trình tự khởi động, nơi ARN polymerase bám vào và thực hiện quá trình phiên mã trên một mạch đơn của ADN
B. Mang thông tin mã hóa cho protein điều hòa – loại protein tác động lên trình tự vận hành operator của operon
C. Là vị trí liên kết với protein điều hòa, khi protein điều hòa bám vào vị trí này, ARN polymerase không thể trượt và phiên mã được
D. Mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polypeptit có chức năng liên quan, đồng thời có chung một trình tự điều hòa
Câu 5: Hội chứng Down liên quan đến bất thường số lượng NST trong tế bào. Phương pháp dưới đây được sử dụng để xác định hội chứng này trước khi đứa trẻ được sinh ra
A. Phương pháp nghiên cứu tế bào B. Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử
C. Phương pháp nghiên cứu phả hệ thai nhi D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 6: Đặc điểm của nhịp sinh học là
A. một số loại thường biến B. không di truyền
C. biến đổi theo thời gian D. có tính di truyền
Câu 7: Đặc điểm chính của giai đoạn tiến hóa hóa học là:
A. Hình thành tế bào nguyên thủy
B. Hình thành các đại phân tử từ các chất hữu cơ đơn giản
C. Hình thành các đại phân tử tự nhân đôi từ các hợp chất vô cơ
D. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
Câu 8: Trong quá trình tái bản, có hiện tượng tổng hợp gián đoạn trên một mạch mới, nguyên nhân là:
A. Hai mạch đưn ADN ngược chiều nhau, hai chạc tái bản cùng chiều nhau và hai mạch mới tổng hợp cùng chiều với nhau nhưng các enzyme trượt ngược chiều nhau trên mạch gốc
B. Hai mạch đơn ADN ngược chiều, hai chạc tái bản ngược chiều nhau và hai mạch mới tổng hợp cùng chiều với nhau trên mạch khuôn
C. Sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’ – 3’, sự tháo xoắn trên mỗi mạch theo hai khác nhau, 2 sợi đơn của ADN khuôn cùng chiều
D. Hai mạch đơn ADN khuôn ngược chiều, sự tháo xoắn theo một hướng và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều 5’ – 3’
Câu 9: Ở ruồi giấm, hiện tượng mắt lồi chuyển thành mắt dẹt là do dạng đột biến nào trên NST X gây ra?
A. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ B. Đột biến thành gen trội
C. Đột biến đảo đoạn D. Đột biến lặp đoạn
Câu 10: Nhân tố quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. Chọn lọc tự nhiên B. Đột biến
C. Di nhập gen D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 11: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể?
(1). Một đàn sói sống trong rừng. (2) Một lồng gà bán ngoài chợ.
(3). Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao. (4) Một đàn gà nuôi.
(5). Một rừng cây.
Phương án đúng là?
A. (2), (3), (5). B. (2),(5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 12: Các đơn vị cấu tạo nên NST của các loài sinh vật nhân thực là một cấu trúc có tên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Chương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)