THI THỬ THP QG NĂM 2018

Chia sẻ bởi Ngô Đức Sơn | Ngày 26/04/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: THI THỬ THP QG NĂM 2018 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT HOÀ BÌNH
TRƯỜNG THPT CÔNG NHIỆP


KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi khoa học tự nhiên; môn Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.




Họ và tên thí sinh: …………………..……........…………...

Số báo danh ………………..……

Câu 1. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
A. môi trường vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
B. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.
C. môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
D. môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.
Câu 2. Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm: (1) Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết; (2) Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3; (3) Tạo các dòng thuần chủng; (4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 2, 4, 1. C. 2, 3, 4, 1. D. 2, 1, 3, 4.
Câu 3. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A. Đười ươi. B. Vượn. C. Gôrilia. D. Tinh tinh.
Câu 4. Tiêu hóa là quá trình
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng.
D. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng.
Câu 5. Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.
B. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
C. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất
D. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
Câu 6. Quần xã sinh vật là
A. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
B. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống.
C. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
Câu 7. Cây hấp thụ nitơ ở dạng:
A. NH+4, NO-3. B. N2+, NH3+. C. NH4-, NO+3. D. N2+, NO-3.
Câu 8. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở
A. động vật kí sinh. B. động vật. C. thực vật. D. động vật ít di động.
Câu 9. Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá
A. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
B. Lực đẩy áp suất rễ.
C. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
D. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
Câu 10. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương.
B. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì.
C. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi.
D. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây.
Câu 11. Trình tự các giai đoạn của quá trình tiến hoá sự sống trên trái đất là:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Đức Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)