Thi thử sinh học 12

Chia sẻ bởi Nguyện Lam Trung | Ngày 27/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: thi thử sinh học 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2007
Môn thi: SINH HỌC, Khối B
Thời gian làm bài: 90 phút.
Mã đề thi 765

Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (43 câu, từ câu 1 đến câu 43):
Câu 1: Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có
A. tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi.
B. số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi.
C. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc. D. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến.
Câu 2: Bệnh chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ là bệnh
A. Claiphentơ. B. Máu khó đông. C. Đao. D. Hồng cầu hình liềm.
Câu 3: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì
A. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.
B. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
C. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. D. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là
A. đảo đoạn NST. B. mất một đoạn lớn NST. C. chuyển đoạn nhỏ NST. D. lặp đoạn NST.
Câu 5: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là
A. nghiên cứu những dị tật và những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các đột biến nhiễm sắc thể.
B. nghiên cứu những dị tật và những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các đột biến gen.
C. theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họqua nhiều thế hệ.
D. nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đối với một kiểu gen đồng nhất.
Câu 6: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để
A. tạo giống mới. B. kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm. C. cải tiến giống có năng suất thấp. D. củng cố các đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.
Câu 7: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính
theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là
A. 1/4. B. 1- (1/2)4. C. 1/8. D. (1/2)4.
Câu 8: Trong quá trình phát sinh sự sống, bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng
giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự
A. xuất hiện cơ chế tự sao chép. B. xuất hiện các enzim.
C. hình thành các đại phân tử. D. hình thành lớp màng.
Câu 9: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?
A. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit. D. Thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. Trang 2/5 - Mã đề thi 765
D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 11: Để phân biệt hai loài vi khuẩn, người ta vận dụng tiêu chuẩn nào sau đây là chủ yếu?
A. Tiêu chuẩn hoá sinh. B. Tiêu chuẩn địa lý. C. Tiêu chuẩn di truyền. D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 12: Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu
trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình
hạt màu trắng là
A. AAaa x AAaa. B. Aaaa x Aaaa. C.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyện Lam Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)