Thi thử Kỳ thi THPT Quốc gia 2015 đợt 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Chấn | Ngày 27/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Thi thử Kỳ thi THPT Quốc gia 2015 đợt 1 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Thông báo: Thi thử Kỳ thi THPT Quốc gia 2015 đợt 1
Câu 1. Một gen dài 3060Å, có tỉ lệ A/G = 3/7. Sau đột biến, chiều dài của gen không đổi và có tỉ lệ A/G ≈ 43,1%. Đây là dạng đột biến:
A: Thay cặp G – X bằng cặp A – T. B: Mất một cặp G – X.
C: Thay cặp A – T bằng cặp G – X. D: Mất một cặp A – T.
Câu 2. Vai trò của lactozơ trong sự điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ là:
A: Làm bất hoạt protein ức chế, nên protein này gắn vào vùng O.
B: Làm cho gen cấu trúc hoạt động.
C: Làm cho gen cấu trúc không hoạt động.
D: Làm thay đổi cấu hình không gian của protein ức chế nên protein này không gắn vào vùng O.
Câu 3. Một gen có chiều dài 0,408 micrômet và có A = 900, sau khi đột biến chiều dài của gen không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô của gen là 2701. Đây là dạng đột biến:
A: Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B: Mất một cặp nuclêôtit.
C: Thêm một cặp nuclêôtit. D: Đảo một cặp nuclêôtit.
Câu 4. Một quần thể khởi đầu (I0) ở đậu Hà Lan đều cho hạt màu vàng, gồm 20% số cây có kiểu gen BB, 80% số cây có kiểu gen Bb. Nếu cho tự thụ phấn liên tiếp, thì ở thế hệ I3 thành phần kiểu gen sẽ là:
A: 10% BB : 70% Bb : 30% bb. B: 55% BB : 10% Bb : 35% bb.
C: 43,75% BB : 12,5% Bb : 43,75% bb. D: 80% BB : 20% Bb.
Câu 5. Lai con bọ cánh cứng cái có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được ở F1 tất cả đều có cánh xám. Biết tính trạng màu sắc cánh do một gen qui định. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 35 con cái có cánh màu nâu, 38 con cái có cánh màu xám, 78 con đực có cánh xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?
A: Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể X.
B: Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C: Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái, XY - con đực và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể X.
D: Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái, XY - con đực và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 6. Ý nào sau đây đúng khi nói về nguyên tắc bán bảo toàn trong quá trình nhân đôi ADN?
A: Sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai hướng ngược chiều nhau.
B: Hai ADN con mới hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
C: Trong hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, một ADN giống với ADN mẹ ban đầu, còn ADN kia có cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
D: Trong hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, mỗi ADN gồm một mạch cũ của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
Câu 7. Ở một loài có gen A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Khi cho hai cá thể mang thể ba có kiểu gen AAa giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F1 như thế nào? Biết rằng các loại giao tử cái đều tham gia thụ tinh bình thường và các giao tử đực n + 1 không có khả năng tham gia thụ tinh.
A: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B: 17 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
C: 7 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D: 35 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Câu 8. Trong quá trình tự nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ, các đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều từ:
A: 5’ đến 3’, cùng chiều tháo xoắn của ADN. B: 3’ đến 5’
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Chấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)