Thi thử có đáp án

Chia sẻ bởi Nguyễn Phong | Ngày 27/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: thi thử có đáp án thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: SINH HỌC

(Đề thi gồm 06 trang)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề


Câu 1. Cho các thông tin về các nhân tố tiến hóa:
(1) Nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa và chọn giống theo quan niệm hiện đại là đột biến gen.
(2) Đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen chậm, làm xuất hiện alen mới.
(3) Đột biến tạo ra nguyên liệu sơ cấp, giao phối tạo ra nguyên liệu mới.
(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo 1 hướng xác định.
(5) giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen. Có bao nhiêu nội dung đúng?
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
A. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình.
B. Tất cả các đột biến gen đều có hại.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Có nhiều dạng đột biến điểm như: điểm nhân đôi ADN, phiên mã.
Câu 3. Trong lịch sử phát sinh loài người, loài nào trong các loài dưới đây xuất hiện sớm nhất?
A. Homo neanderthalensis. B. Homo erectus.
C. Homo habilis. D. Homo sapiens.
Câu 4. Đặc điểm mã di truyền, cho các nội dung :
(1) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là các loại bộ ba điều mã hóa axit amin.
(2) Mã di được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.
(3) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.
(4) Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin.
Có bao nhiêu nội dung đúng?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 5. Cho các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen;
(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen;
(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng;
(4) Cấy truyền phôi ở động vật;
(5) loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen trong hệ gen.
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A. (1) và (2). (3). B. (2) và (3). (5). C. (1) và (4). (5). D. (1) và (2). (5).
Câu 6. Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. có kiểu gen khác nhau. B. có cùng kiểu gen.
C. có kiểu hình giống nhau. D. có kiểu hình khác nhau.
Câu 7. Cho phép lai P: ♀ XDXd × ♂ XDY, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen trội của các gen trên chiếm 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể cái mang kiểu hình trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ?
A. 54% B. 1% C. 27% D. 75%
Câu 8. Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
B. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
C. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
D. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
Câu 9. Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây có thể do đột biến nhiễm sắc thể?
A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao.
B. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao.
C. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ.
D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu.
Câu 10. Ở bí ngô (bí đỏ), tính trạng hình dạng quả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)